Nền kinh tế số và bối cảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

2.1. Nền kinh tế số và bối cảnh Việt Nam

Nền kinh tế số có thể được định nghĩa như việc sử dụng các tri thức số hoá phục vụ cho các hoạt động kinh tế: ứng dụng các cơng nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, tài chính số, điện tốn đám mây, v.v.. để thu thập, lưu trữ và phân tích, xử lý dữ liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế.

Chuyển đổi số có vai trị vơ cùng quan trọng trong sản xuất, có thể kể đến như:

1- Giúp các quy trình sản xuất được tự động hố, phù hợp với chuẩn quốc tế.

2- Hạ giá thành sản xuất và giúp cung cấp thông tin liên tục cho các nhà sản

xuất;

3- Tăng tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh tốn điện tử, từ đó, thúc đẩy tài

chính số, góp phần minh bạch nền kinh tế;

4- Chuyển đổi số giúp tạo ra các mơ hình kinh doanh mới bền vững hơn, các

phương thức làm việc mới linh hoạt hơn như làm việc trực tuyến trong đại dịch Covid-19 vừa qua.

Các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển đổi số nền kinh tế có thể kể đến như: Cơ sở hạ tầng kết nối, thanh toán điện tử, nền tảng logistics, nền tảng giáo dục số, nền tảng doanh nghiệp số, chiến lược, kế hoạch tổng thể chuyển đổi số quốc gia. Trong đó cơ sở hạ tầng kết nối đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó quyết định tốc độ kết nối và ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của người dân đến việc sử dụng các dịch vụ trên môi trường số. Theo thống kê, người dân Việt Nam có thời gian sử dụng trung bình các thiết bị điện tử internet ở mức 3,6 tiếng mỗi ngày, con số này đối với người dân Vương quốc Anh là 1,8 tiếng mỗi ngày và với người dân Nhật Bản là 2 tiếng mỗi ngày. Có thể thấy thời gian sử dụng internet của người Việt Nam gấp đôi so với người dân Vương quốc Anh.

Theo Ngân hàng thế giới, so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam luôn ở mức cao hơn trong những năm trở lại đây, điều đó làm cho giá dịch vụ Internet của Việt Nam ở mức khá thấp trong khu vực. Tỷ lệ tăng trưởng thuê bao băng rộng di động và cố định ở Việt Nam luôn ở mức cao bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á, quy mô

giao dịch các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin tăng trưởng nhanh chóng là những minh chứng cho một nền kinh tế số Việt Nam phát triển trong tương lai.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ cạnh tranh các tổ chức thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam cũng cao hơn so với các quốc gia Đông Nam Á, hệ quả là giá dịch vụ internet của Việt Nam thuộc mức cạnh tranh nhất trong khu vực. Quy mô trao đổi các dịch vụ viễn thơng, máy tính và sản phẩm cơng nghệ thông tin của Việt Nam tăng nhanh chứng tỏ xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số trong tương lai. Tuy nhiên trong lĩnh vực thanh tốn điện tử thì tỷ lệ người dân sử dụng lại ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ở mức 22%. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng nêu rõ, Việt Nam có tỷ lệ người dân sẵn sàng chuyển đổi từ dịch vụ 3G sang 4G luôn thuộc top cao nhất so với các nước có cùng mức thu nhập. Đây là một lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp công nghệ Việt mang đến các sản phẩm tiên tiến đòi hỏi tốc độ kết nối như hội nghị truyền hình, thực tế ảo/thực tế tăng cường, nơng nghiệp thông minh, v.v..

Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh online phát triển mạnh mẽ. Các nền tảng mạng xã hội này đang ngày càng lấy được niềm tin của người dân trong việc quyết định mua hay có ý định mua một sản phẩm nào đó hay kết nối bạn bè trên mơi trường số. Các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú với sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Tiki, Lazada, Shopee giúp người dân Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn trong mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên lĩnh vực thương mại điện tử chưa có một hành lang pháp lý về thuế phù hợp sẽ là một bài toán lớn đặt ra cho các cơ quan chức năng về thuế trong thời gian tới.

Hệ thống logistics đang ngày càng phát triển của Việt Nam cũng là một lợi thế cho quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Chỉ số hiệu suất logistics (LPI) của Việt Nam xét trên 160 quốc gia trên thế giới tăng từ vị trí 64 (năm 2016) lên vị trí 39 (năm 2018) đã cho thấy sự quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp vào lĩnh vực quan trọng này. Chất lượng và năng lực logictics của Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Cuối cùng, khu vực tư nhân cũng là một trong những nền tảng quan trọng của chuyển đổi số. Điều này được thể hiện rõ thông qua sự hiện diện của các tập đoàn tư

nhân lớn tại Việt Nam, ví dụ như Grab, Traveloka, Gojek, Lazada, v.v.. Khơng chỉ vậy, sự thích ứng nhanh chóng của khu vực tư nhân trong chuyển đổi số cũng chính là chìa khóa quan trọng để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thế giới.

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)