Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế

2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số

a.Internet

Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu từ năm 1997. Tại hội thảo quốc gia về An ninh Bảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề "Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4" được tổ chức tại Hà Nội, Trung tướng Hoàng Phước Thuận - Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã chia sẻ: "Sau hơn 20 năm, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet nhanh so với thế giới với 58 triệu người dùng Internet, đồng thời Việt Nam cũng đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia và xếp thứ 8 khu vực châu Á, thứ 30 thế giới về địa chỉ IPv4".

STT Nội dung thống kê Đơn vị Trƣớc khi có Nghị quyết số 36

Tính đến hết 31/12/2018

1 Tổng số thuê bao băng

rộng cố định Số thuê bao 5.560.158 12.994.451

2 Tổng số thuê bao băng

rộng di động Số thuê bao 22.429.569 52.819.001 3 Tỷ lệ phủ sóng di động 3G theo dân số Tỉ lệ % 94 99,6 4 Tỷ lệ phủ sóng di động 4G theo dân số Tỉ lệ % 0 93,89 5 Tổng số Km cáp quang km n/a 619.546 6 Tổng băng thông kết nối quốc tế Gbps 771,5 7840

Bảng 2: Cơ sở hạ tầng Internet của Việt Nam (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thơng)

Có thể nói, hạ tầng Internet của Việt Nam đã được phát triển khá nhanh và tạo được nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số. Cụ thể: hạ tầng viễn thông đã phủ rộng khắp toàn quốc hơn 600.000 km cáp quang, tốc độ truy nhập cao (đạt trên 27Mbps). Số thuê bao băng rộng cố định hơn 13 triệu (trong đó là 12 triệu thuê bao sử dụng cáp quang FTTx, tốc độ truy nhập hơn 10Mbps). Băng thông Internet đi ra quốc tế đạt hơn 8,1 Tbps. Mạng di động do các nhà mạng tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, hiện nay tỷ lệ phủ sóng đã đạt 99,7%. Mạng di động 5G cũng đã Chính phủ được cấp phép thử nghiệm cho một số nhà mạng viễn thông lớn (Viettel, Vinaphone, MobiFone), khi triển khai chính thức sẽ là bước đột phá về tốc độ kết nối, là điều kiện quan trọng cho kết nối Internet vạn vật trong kỷ nguyên số khi mà dự báo của WEF đến năm 2030, sẽ có khoảng 1.000 tỷ thiết bị trên toàn thế giới được kết nối với nhau. Có thể nói, việc triển khai mạng di động 5G thành công theo kế hoạch sẽ tạo được một bước đi trước rất quan trọng so với các quốc gia khác trong việc chuẩn bị một hạ tầng vững chắc cho Chuyển đổi số.

b.Tốc độ truy nhập băng thông rộng (Speed)

Để so sánh về hạ tầng kết nối của Việt Nam so với khu vực và thế giới, chúng ta có thể dựa trên dữ liệu thống kê từ Ookla, công ty sở hữu Speedtest – trang đo tốc độ Internet hàng đầu thế giới. Cụ thể theo số liệu của Ookla, tính đến tháng 1 năm 2022, tốc độ mạng di động của Việt Nam đã thăng 5 hạng lên hạng thứ 45 trên thế giới. Tốc độ tải xuống (download) của mạng di động tại Việt Nam tính đến tháng 01 năm 2022 đạt 39,01Mbps, cao hơn 43,1% so với tốc độ tải xuống tháng 01 năm 2021 (đạt 27,27Mbps) và cao hơn 31,7% so với tốc độ tải xuống trung bình của các nước trên thế giới (đạt 29,62 Mbps). Trong đó tốc độ tải lên (upload) đạt 17,48 Mbps, tăng 4,2% so với tốc độ tải lên tháng 01 năm 2021 (đạt 16,77%) và cao hơn 107,1% so với tốc độ tải lên trung bình của các nước trên thế giới (đạt 8,44Mbps). Xét về băng thơng cố định hay mạng có dây, tốc độ tải xuống đã tăng từ 45,62Mbps (tính đến tháng 01/2021) lên 67,5Mbps (tính đến tháng 01/2022), tăng 48%. Tương tự, tốc độ tải lên qua mạng có dây trung bình đạt 62,91 Mbps (01/2022), tăng 33,9% so với tháng 01 năm 2021, đạt 46,97 Mbps.

Hình 4: Tốc độ kết nối Internet trung bình của các nước trên thế giới (Nguồn: Ookla)

Hình 5: Tốc độ kết nối Internet trung bình của Việt Nam tháng 01 năm 2022 (Nguồn: Ookla)

Trong bảng xếp hạng của Ookla tháng 01 năm 2022, tốc độ mạng di động của Việt Nam được xếp hạng thứ 45 trên thế giới, đạt 39,01 Mbps. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xếp hạng thứ ba chỉ sau Brunei (76,02 Mbps, xếp hạng 17 thế giới) và Singapore (64,92 Mbps, xếp hạng 19 thế giới). Thậm chí so với Thái Lan (vị trí 56: 32,38 Mbps), Malaysia (vị trí 65: 26,91 Mbps), Philippines (vị trí 92: 17,95 Mbps), Việt Nam còn xếp hạng trên nhiều bậc.

Về khả năng kết nối quốc tế (theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thơng): Việt Nam có 07 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế bao gồm các tuyến: AAG, APG, SMW-3, IA, AAE-1, TVH và SJC-2. Ngoài ra Việt Nam cịn có các tuyến cáp quang trên đất liền kết nối với các nước trong khu vực như Lào,

Campuchia, Trung Quốc, v.v.. tuy nhiên dung lượng qua các tuyến cáp quang này rất thấp, không đáng kể. Tổng băng thông kết nối đi quốc tế của Việt Nam tính đến hết năm 2020 đạt hơn 13,6 Tbps.

c.Giá cƣớc

Ở Việt Nam, mức chi phí của đa số người dùng 3G là từ 50.000 - 100.000 đ (tức là tương đương gói 70.000 đ/600MB) và có tới 93% người dùng sử dụng dữ liệu di động trên điện thoại thơng minh lựa chọn gói cước này vì tính hợp lý của nó. Do đó, có thể đánh giá nhu cầu, thói quen sử dụng dữ liệu di động trên smartphone của đa số người Việt Nam và trên thế giới là tương đồng.

Theo số liệu của ITU, đối với dịch vụ trả trước, mức giá trung bình đối với gói 500MB của thế giới là 16,9 USD/tháng còn đối với dịch vụ trả sau là 17,6 USD/tháng. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, mức giá cho gói 500MB trả trước là 16,3 cịn mức giá cho gói 500MB trả sau là 17,5 USD/tháng. Ở các nước phát triển, mức giá tương ứng là 17,8 USD/tháng đối với trả trước và 18,3 USD/tháng đối với trả sau. Điều đó cho thấy, giá cước tại Việt Nam tương đồng so với giá cước của các nước trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho việc Chuyển đổi số bởi nó tác động trực tiếp vào nhu cầu sử dụng Internet trên smartphone của người dân.

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)