CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ
2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế
2.3.1. Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến quá trình Chuyển đổi số
"Sự thay đổi thói quen, nếp nghĩ, nếp làm nào cũng phải vượt qua rất nhiều rào cản, Chuyển đổi số cũng vậy. Đặc điểm của Chuyển đổi số là dựa trên công nghệ số, cơng nghệ số có ưu điểm là tiết kiệm sức người, sức của, đổi mới quy trình làm việc. Tuy nhiên, công nghệ số chỉ phát huy hiệu quả khi đã đạt được một mức độ hồn thiện nhất định, và người dùng chính là một nhân tố khơng thể thiếu trong
q trình hồn thiện đó. "
"Covid-19 là một biến cố không mong muốn và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt, sản xuất, học tập của người dân. Tuy nhiên nhìn nhận ở góc độ tích cực, thì Covid-19 đã góp phần xố bỏ nhiều thói quen cũ và giúp người dân tiếp nhận những thói quen mới dễ dàng hơn. Ví dụ thương mại điện tử, học trực tuyến, làm việc từ xa, v.v.. đều là những lĩnh vực phát triển mạnh trong giai đoạn Covid- 19. Trước đây người dân phải ra hàng qn để có đồ ăn, thì nay đồ ăn có thể được
chuyển tới tận nhà cho người có nhu cầu. "
Trước đây người dân phải ra cửa hàng để mua quần áo, thực phẩm, trang thiết bị gia dụng, v.v.. thì nay hồn tồn có thể chỉ bằng một cú chạm là sau vài ngày hàng hoá được vận chuyển đến bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam. Sự thay đổi mạnh mẽ này càng được thể hiện rõ nét trong thời gian đại dịch Covid-19 bằng con số cho thấy sự
tăng trưởng doanh thu của thương mại điện tử đã tăng đột biến từ 5 tỷ đô la năm 2016 lên 10 tỷ đô la năm 2019 và lên tới 11,8 tỷ đô la năm 2021, tăng trưởng 18% so với năm 2019 (Theo Sách Trắng thương mại điện tử 2021).
Trước đây nhân viên của các cơng ty phải đến văn phịng để làm việc, thì nay nhiều cơng ty cho phép nhân viên làm việc từ xa mà vẫn hoạt động bình thường. Việc này đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hội nghị truyền hình, các nền tảng công nghệ giúp làm việc và quản lý công việc mà không cần thiết phải tới văn phòng, hay các giải pháp họp đại hội cổ đơng trực tuyến, v.v.., từ đó làm tăng doanh thu lớn cho các Cơng ty cơng nghệ, và hơn thế nữa nó làm cho chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao nhờ phản hồi của số lượng lớn người dùng và nhờ nguồn chi lớn cho hoạt động tái nghiên cứu phát triển của các nhà cung cấp.
Trước đây người dân phải ra trụ sở hành chính Nhà nước để đăng ký sử dụng dịch vụ cơng, thì nay nhiều dịch vụ cơng có thể ngồi nhà cũng có thể tra cứu và sử dụng được, thậm chí nhiều dịch vụ cơng đã đạt mức 4 tức là người dân hồn tồn có thể thực hiện thủ tục, thanh toán qua Internet và nhận kết quả qua email hoặc đường bưu chính. Điển hình là Kho bạc Nhà nước chỉ cịn 2 dịch vụ công mức 2, 3 và đang đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ hồn thành nâng cấp lên dịch vụ cơng mức độ 4 để đạt mục tiêu 100% dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 4 được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trước đây việc thực hiện một ca phẫu thuật có tính phức tạp cao yêu cầu phải có Bác sĩ, Giáo sư đầu ngành từ Trung ương hỗ trợ hoặc tham gia trực tiếp tại địa phương thì nay với hệ thống hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa Telehealth, các Bác sĩ, Giáo sư, Chuyên gia đầu ngành y tế có thể tiến hành chỉ đạo phẫu thuật từ xa, tham gia trực tiếp phẫu thuật thông qua những cánh tay robot hỗ trợ những cử chỉ tinh vi của con người. Và tất nhiên có thể hỗ trợ việc khám chữa bệnh thông thường, chẩn đốn những bệnh thơng thường cho người dân ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này mở ra một định hướng vô cùng mới mẻ và triển vọng cho ngành y tế đó là hệ thống y tế số với sự hỗ trợ tối đa của cơng nghệ có thể san bằng tỷ lệ bác sĩ trên 1000 dân giữa khu vực thành thị và nông thôn, vùng sâu xa, biên giới, hải đảo, giúp cải thiện mức độ chăm sóc y tế tại những vùng này lên mức ngang bằng với thành thị.
Tất cả những điều đó đều là những sự thay đổi có tính bản chất, là những ví dụ cụ thể Chuyển đổi số đang diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày. Và đó cũng có thể coi là một nhân tố tích cực hiếm hoi mà Covid-19 mang lại cho đời sống xã hội nói chung và q trình Chuyển đổi số tại Việt Nam nói riêng.