2.3.13 .Tình hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước
2.5. Cơ hội trong Chuyển đổi số nền kinh tế
Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Những lợi ích mà Chuyển đổi số nền kinh tế mang lại là rất lớn, có thể khái quát như sau:
a) Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng;
b) Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thốt bẫy thu nhập trung bình.
Chuyển đổi số giúp thúc đẩy thương mại phát triển thông qua các kênh thương mại điện tử. Các quy tắc của thương mại truyền thống đã được định hình
một cách đầy đủ tuy nhiên đối với thương mại điện tử thì cần phải xây dựng một quy tắc, một hệ thống pháp luật phù hợp để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp thương mại điện tử phát triển bùng nổ một cách bền vững.
Chính phủ Việt Nam hiện nay đã xây dựng nhiều chính sách mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngồi có thể phát triển hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thông qua ứng dụng các công nghệ số. Việc này sẽ giúp tăng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh mẽ.
c) Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thơng minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyển đổi số có thể giúp Việt Nam giải quyết các thách thức, tận dụng tối đa cơ hội, khai thác lợi thế đặc thù của Việt Nam để đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân trong thực hiện chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng quốc gia trên thế giới.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM