1.3.1.1.Chính sách QLRR tín dụng KHCN minh bạch và hiệu quả
Chính sách QLRR tín dụng là một nội dung trong CSTD chung của NH.Các NH cần có một chính sách QLRR tín dụng hợp lý sẽ giúp cho cơng tác QLRR tín dụng trở nên hiệu quả. Chính sách quản lý RRTD có thể hiểu là một chương trình, kế hoạch mang tính chất dài hạn về quản lý RRTD với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở RR được kiểm sốt ở mức độ NH có thể chấp nhận.
Những nội dung cơ bản trong chính sách QLRR tín dụng gồm có:
+ Chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng. Trong từng NH ln có những quy định về giới hạn cấp tín dụng, những giới hạn này có thể hình thành do quy định của pháp luật, hoặc của cơ quan giám sát NH từng nước, hoặc cũng có thể do chính NH đặt ra. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự tập trung trên danh mục cấp tín dụng, tránh dồn vốn cho một số ít đối tượng, gây bất lợi cho NH.
+ Chính sách phân tán RR thơng qua đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, khu vực địa lý… Một mặt, chính sách đa dạng hóa là cụ thể hóa nguyên tắc phân tán RR theo đối tượng được cấp tín dụng, mặt khác thể hiện thị trường mục tiêu mà NH đang muốn hướng tới, phù hợp với năng lực kiểm soát RR của NH.
+ Chính sách đảm bảo an tồn cho q trình cấp tín dụng, thơng qua quy định về lãi suất tiền vay, quy định tài sản bảo đảm nợ vay, quy định về vốn đối ứng trong từng dự án, từng phương án vay vốn. Những quy định này có tính chất định hướng cho q trình thực hiện cấp tín dụng tại NH.
+ Chính sách trích lập quỹ dự phịng tổn thất trong kinh doanh tín dụng. Tổn thất tín dụng mà NH gặp phải có thể là loại ước tính được (Expected Loss) hoặc loại khơng ước tính được (Unexpected Loss). Để đối phó với các loại tổn thất này, NH thường có hai cách: (i)Trích lập dự phịng cho tổn thất dự tính được và (ii) Tính số vốn tự có cần thiết để trang trải cho tổn thất khơng dự tính được. Những nội dung liên quan đến dự phịng tổn thất phải được đề cập đến trong chính sách QLRR tín dụng của các NH.
Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng cần hồn thiện chính sách quản lý RRTD của đơn vị mình. Mục tiêu của chính sách quản lý RRTD là xác đinh rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm sốt RR. Trong chính sách này, cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định QLRR, quy định việc xây dựng mơ hình QLRR, thiết lập hệ thống đo lường RR một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra RRTD.
1.3.1.2.Ngân hàng cần tuyên bố về khẩu vị RRTD cụ thể
Các NH cần xây dựng được khẩu vị RRTD rõ ràng. Khẩu vị RR của nhà quản lý NH có thể được hiểu là quan điểm về RR và mức độ chấp nhận RR đi liền với lợi nhuận, và đó chính là sự đánh đổi. Mỗi một NH có một khả năng chịu đựng RR khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mơ vốn tự có, năng lực quản lý , cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác nhau của NH. Vì vậy, cùng với việc hoạch định CLKD, các nhà quản lý NH quyết định khẩu vị RR dựa trên khả năng chịu đựng RR của NH mình, để đảm bảo các chính sách sau đó sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng này. Qua phân tích trên ta có thể thấy, khẩu vị RR của nhà quản lý NH có tác động vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý RR của NH. Khẩu vị RR phù hợp với quy mô vốn và khả năng chấp nhận RR của NH sẽ giúp NH tránh được tình trạng phát triển tín dụng vượt q khả năng kiểm sốt của mình dẫn đến những RR mất vốn nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển mà cịn có khả năng làm sụp đổ cả một hệ thống NH.
Theo quan điểm Basel II, “Chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD đã xác định trong từng giai đoạn, Hội đồng quản lý (HĐQT) phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng phê duyệt Chiến lược và khẩu vị RRTD. Đồng thời, chiến lược và khẩu vị RRTD phải được đánh giá lại theo định kỳ hoặc khi có các yếu tố tác động làm thay đổi chiến lược và khẩu vị RRTD. Ngoài ra chiến lược và khẩu vị RRTD phải được truyền đạt trong toàn hệ thống NH và am hiểu đến từng nhân viên”.
1.3.1.3.Ngân hàng cần xây dựng được bộ máy quản lý RRTD của KHCN theo đúng thông lệ
Các ngân hàng cần xây dựng được bộ máy quản lý RRTD theo đúng yêu cầu của Basel II. Tổ chức Bộ máy quản lý RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản lý RRTD của một NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý RRTD ngân hàng đã lựa chọn.
Việc thiết lập bộ máy quản lý RRTD thực chất là gắn các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy quản lý RRTD với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm đạt mục tiêu quản lý đã xác định. Vì vậy tổ chức bộ máy quản lý RRTD là cơ sở để thực thi quản lý RRTD.
Theo Ủy ban Basel, “mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý RRTD đều đảm nhận vai trị kiểm sốt RRTD ở những khía cạnh khác nhau. Vì vậy, để kiểm sốt RRTD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bộ máy quản lý RRTD cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm sốt. Cùng với bộ 17 nguyên tắc quản lý RRTD, Trụ cột 1 và 2 đã thêm 1 bước cụ thể hóa các chức năng kiểm sốt RRTD. Theo đó, bộ máy quản lý RRTD cần đảm bảo sự độc lập giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tín dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng kiểm toán nội bộ”.