Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng HD BANK (Trang 72 - 82)

2.5. Đánh giá chung công tác QLRR tín dụng KHCN tại Ngân hàng HD Bank

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1.Hạn chế

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NH HDB trong giai đoạn 2018- 2020 có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý RRTD song vẫn còn tồn tại một số yếu kém như sau:

Thứ nhất: Chất lượng thẩm định tại một số khoản vay chưa tốt. Nội dung thẩm định sơ sài khơng có đầy đủ các thơng tin tài chính cá nhân, một số hợp đồng tín dụng chỉ dựa chủ yếu vào lời khai báo của khách hàng trên giấy tờ chứ nhân viên tín dụng khơng đi khảo sát tình hình thực tế để xem xét tính chính xác của thơng tin, việc này rất dễ có rủi ro xảy ra khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ, khơng phân tích và đánh giá tình hình biến động và dự báo khả năng phát triển.

Thứ hai: Quản lý các chỉ số đánh giá RRTD chưa hồn thiện. Nhìn chung, NH HDB có chỉ số tý lệ nợ xấu, nợ quá hạn đều được kiểm soát ở mức dưới 3% trong giai đoạn 2018-2020, tuy nhiên chỉ số này tăng lên khá cao so với trước đó. Việc tăng lên này mặc dù do nguyên nhân khách quan là điều kiện kinh tế và sản xuất khó khăn nhưng cũng thể hiện NH vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề trong việc cấp tín dụng cá nhân.

Ví dụ nhân viên tín dụng đang cịn quản lý khoản vay khá lỏng lẻo, hầu như sau khi giải ngân khơng có sự đánh giá theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích khơng? Hay có hiệu quả khơng? Đến khi khách hàng khơng trả được nợ gốc và lãi đến hạn thì mới tìm ngun nhân thì lúc này cũng khó thu hồi vốn.

Thứ ba: Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Đây là hạn chế còn tồn tại trong hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Khi khoản vay được giải ngân xong, cán bộ tín dụng thường ít quan tâm đến tình hình sử dụng vốn vay của KH mà chỉ quan tâm đến việc trả nợ của KH. Cán bộ tín dụng thường chỉ kiểm tra bằng cách gọi điện hỏi KH mà không trực tiếp đến kiểm tra tình hình KH cũng như tài sản đảm bảo điều này dẫn đến trường hợp cán bộ tín dụng của chi nhánh khơng kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường có liên quan đến khoản vay, gây ra rủi ro trực tiếp cho NH. Cái này cũng liên quan đến việc quản lý nhân viên lỏng lẻo của ban quản trị ngân hàng, chưa đánh giá, theo dõi sát sao tình hình thực hiện công việc và năng lực tập trung vào chuyên môn của nhân viên.

Thứ tư: Việc lựa chọn thị trường mục tiêu: HDB chưa xácđịnh mục tiêu cụ thể cho đối tượng khách hàng cá nhân, chủ yếu khách hàng ở quận là những khách hàng truyền thống nhưng trong điều kiện cạnh tranh sống cịn hiện nay thì NH vẫn nên mở rộng ra nhiều địa bàn khác nhau và hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng thời NH cũng chưa xác lập được vị thế của trong tâm trí KH mục tiêu. Nhìn chung các khoản tín dụng cá nhân tại NH đều do khách hàng truyền thống hoặc khách hàng gần địa điểm giao dịch chủ động tìm đến NH chứ thực sự HDB chưa có biện pháp thu hút khách hàng cũng như mở rộng thị trường mục tiêu sang các địa bàn khác.

Thứ năm: Về chính sách marketing: Hiện nay các CN của HD Bank chưa chú trọng xây dựng hình ảnh riêng, tạo dấu ấn thương hiệu của CN thông qua hoạt động Marketing, các kênh phân phối chủ yếu hoạt động theo hình thức truyền thống. Hình ảnh của Chi nhánh HDB chủ yếu là dựa vào hình ảnh của HDB nói chung để tạo lập vị thế chứ thực sự chi nhánh đang rất thiếu và rất yếu các hình thức marketing để

quảng bá hình ảnh, để lại ấn tượng và thu hút khách hàng về chính sách tín dụng riêng của NH.

Thứ sáu: Về qui trình thủ tục tại HD Bank: Các quy trình, thủ tục thực hiện tại HD Bank còn khá rườm rà và mất khá nhiều thời gian của KH. Tất cả các khâu từ thẩm định khách hàng, giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi đang còn thực hiện thủ công là khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, do vậy mất nhiều thời gian, công sức của khách hàng. Nhiều khi KH đến mà hết giờ giao dịch hoặc mất điện, mất mạng không giao dịch được lại phải về khơng gây ra tâm lý khó chịu, khơng thoải mái của KH.

Thứ bảy: Về hệ thống kỹ thuật CNTT: Hiện nay vẫn còn xảy ra lỗi và thời gian khắc phục sự cố khá lâu, KH phải mất thời gian chờ đợi. Hầu như các khâu đều đang thực hiện thủ công, các dịch vụ như SMS banking, mobile banking, email banking... hầu như đang còn rất mờ nhạt tại NH, KH đến hỏi nhân viên NH hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến công nghệ điện tử nhưng hầu như đều bị từ chối.

Thứ tám: Về QLRR: Hiện nay HD Bank chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro, khi xảy ra sự cố phải mất thời gian ghi nhận sự cố. Do đó, việc phân tích, đánh giá RR thường khơng có tham số để tham chiếu nên chức năng ngăn ngừa và cảnh báo RR chưa hiệu quả.

Thứ chín: Về nhân sự: Việc phát triển NNL, nhất là đối với hệ thống CBTD cá nhân chưa được HD Bank quan tâm. Tại HD Bank TP. HCM hiện nay đang thiếu NNL về số lượng và chất lượng, CBTD của HD Bank hiện nay còn kiêm nhiệm, thiếu năng lực và trình độ chun mơn. Cán bộ tín dụng nhiều khi cịn kiêm nhiệm cả giao dịch viên hay kiểm sốt viên, tạo ra sự không chuyên nghiệp và chuyên tâm vào công việc.

Thứ mười: Về phương pháp xử lý nợ

Thủ tục giấy tờ còn trải qua nhiều bước, gây nên sự lãng phí khơng đáng có về nhân lực, làm cho những bước tưởng như đơn giản trở nên phức tạp. Tất cả các khâu từ thẩm định khách hàng, giải ngân cho vay,thu nợ, thu lãi đang cịn thực hiện khá thủ cơng là khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, do vậy mất nhiều thời

gian công sức của khách hàng. Nhiều khi KH đến mà hết giờ giao dịch hoặc mất điện, mất mạng không giao dịch được lại phải về khơng gây ra tâm lý khó chịu, khơng thoải mái ở khách hàng.

Kiểm sốt rủi ro cịn hạn chế: Hệ thống báo cáo định kỳ được cài đặt cứng thiếu đi tính linh hoạt hoặc khó khăn trong việc thay đổi, khi cần trích xuất dữ liệu theo u cầu sẽ xảy ra tình trạng hệ thống khơng đáp ứng được dẫn đến NH không thể kịp thời ngăn ngừa được các rủi ro tiềm ẩn.

Về chính sách thẩm quyền tín dụng: Việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với hệ thống cán bộ tín dụng tiêu dùng chưa được quan tâm. Tại Ngân hàng thiếu số lượng và chất lượng cán bộ còn kiêm nhiệm, thiếu năng lực và trình độ chun mơn. Cán bộ tín dụng nhiều khi cịn kiêm nhiệm cả giao dịch viên hay kiểm sốt viên, tạo ra sự khơng chun nghiệp và chun tâm vào cơng việc.

2.5.2.2.Ngun nhân của những hạn chế

Ngun nhân chủ quan

Thứ nhất: Trình độ, năng lực của đội ngũ CBTD còn hạn chế, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm. Đa phần CBTD tại NH hiện nay đều trẻ vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Mặc dù NH HDB là NH đi đầu trong việc đào tạo cán bộ tuy nhiên việc đào tạo này chỉ dừng ở mưc độ lý thuyết: giới thiệu quy trình và các sản phẩm tín dụng của HDB. Thêm nữa là sự cạnh tranh doanh thu giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống dẫn đến việc các CBTD bị áp doanh số. Điều này mang lại doanh thu khả quan cho CN nhưng mặt trái của nó là vì để đat được chỉ tiêu đã được giao thì các CBTD sẽ khơng thực hiện nghiêm q trình thẩm định hồ sơ của KH, gây ra rủi ro khơng đáng có cho NH.

Thứ hai: Hệ thống đo lường rủi ro chưa hoàn thiện. Hệ thống chấm điểm xếp hạng cá nhân mặc dù đã được xây dụng và áp dụng nhưng các chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tế, cịn nhiều chỉ tiêu định tính nên chưa phản ánh được một cách chính xác tình trạng của KH. Các chỉ tiêu định lượng như lương thường xuyên, thu nhập khác… thì có thể khai khống được dẫn đến tình trạng phản ánh khơng trung thực tình trạng của KH. Bên cạnh đó hệ thống chấm điểm của HDB chỉ mở chấm điểm cho KH khi

phát sinh KH mới còn đối với KH cũ phải chấm theo định kỳ, gây ra khó khăn trong việc cảnh báo rủi ro.

Thứ ba: Hoạt động tuyên truyền và tiếp thị dịch vụ còn nhiều hạn chế. Mặc dù là một chi nhánh lớn nhưng HDB chưa chú trọng vào việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cho vay KHCN đến với nhiều đối tượng KH. KH của chi nhánh chủ yếu là KH truyền thống cịn số lượng KH mới khơng cao. Đối tượng KH vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là các cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập cao và ổn định. Cịn đối tượng là các gia đình, những người có thu nhập trung bình, thấp thì lại chưa có các hình thức khuyến khích họ tham gia vào thị trường này. NH cịn thụ động trong việc tìm kiếm KH mới và chưa linh hoạt trong khi cho vay.

Thứ tư: Các quy định, chính sách của HD Bank hiện nay cịn nhiều kẽ hở và bất cập nên nhiều CBTD còn lách quy định của HD Bank.

Ví dụ về trường hợp điển hình:

Trường hợp quản lý rủi ro từ phía Ngân Hàng (quy trình cho vay của Ngân Hàng) cụ thể:

- Khách hàng Ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B đề xuất Ngân hàng HDBank chi nhánh Ba Đình vay như sau:

- Mục đích vay: Vay mua nhà

- Số tiền vay: 2000 trđ

- Giá trị định giá tài sản: 4200 trđ; tỷ lệ vay/TSBĐ: 53%

- Thời gian vay: 240 tháng;

- Tài sản thể chấp: Bằng chính bất động sản mua

- Lich sử giao dịch: Khách hàng phát sinh mới

- Xếp hạng tín dụng: AA

 Nguồn thu: từ lương, cho thuê bất động sản. Tổng thu nhập hàng tháng của khách hàng khoảng 85 trđ/tháng; gốc và lãi hàng tháng khách hàng phải thanh tốn là 32 trđ/tháng

 Q trình vay: Sau khi xét hồ sơ vay, nhân thân, nguồn trả nợ của khách hàng, HDBank đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng như nhu cầu vay (do

khách hàng chỉ cung cấp căn cước công dân mà không cung cấp chứng minh thư cũ nên Đơn vị kinh doanh gắn điều kiện Ngân hàng chỉ giải ngân trong trường hợp khách hàng khơng có nợ nhóm 2 trở lên tại các tổ chức tín dụng khác.

- Hồ sơ khoản vay trên 2 tỷ thuộc thẩm quyền phê duyệt của chuyên gia phê duyệt không phải thuộc đơn vị kinh doanh nên sau khi kiểm soát hồ sơ, chuyên gia phê duyệt đã tìm ra chứng minh thư cũ của khách hàng trong tình trạng khách hàng đã có nợ nhóm 5 tại Ngân hàng khác. Do đó, Chuyên gia phê duyệt đã chuyển hồ sơ về Đơn vị kinh doanh với lý do Đơn vị kinh doanh thẩm định khách hàng sai.

 Nhận dạng RRTD trong cho vay: Rủi ro này thuộc về Ngân hàng do trong quá trình thẩm định hồ sơ chưa làm hết trách nhiệm trong việc tìm kiếm thông tin về khách hàng, tuy chưa gây ra hậu quả vì Đơn vị kinh doanh trước đó đã thơng báo với khách hàng chỉ giải Ngân nếu khách hàng khơng có nợ xấu tại Ngân hàng khác.

 Đánh giá RRTD trong cho vay: Rủi ro do quy trình thẩm định khách hàng

- Quản lý RRTD trong cho vay:Đối với trường hợp này cần phải kiểm soát kỹ trong việc thu thập hồ sơ pháp lý của khách hàng bởi vì một khách hàng có thể có rất nhiều chứng minh thư, hộ chiếu. Do vậy, cần thu thập hết để dùng kỹ thuật tra cứu CIC (cơng cụ tra cứu về thơng tin tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng) để biết được khách hàng có bao nhiêu khoan vay và có nợ quá hạn hay không?

Thứ năm: QLRR tại HD Bank hiện nay so với số hố của ngành TCNH hiện nay thì HD Bank chưa thật sự chuyên nghiệp. Hệ thống QLRR của HD Bank chưa thực hiện được chức năng theo dõi, giám sát và cảnh báo rủi ro đến tận các chi nhánh của HD Bank mà hiện nay mới chỉ tập trung và dừng lại tại trung tâm của HD Bank.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Tình hình biến động của thị trường. Nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, các công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến thực trạng cắt giảm nhân công, nợ lương kéo dài… từ đó KH khơng có thu nhập để trả nợ cho NH. Rủi ro cho NH là điều không thể tránh khỏi.

Thứ hai: Mơi trường pháp lý cịn nhiều bất cập. Tại Việt Nam còn tồn tại rất nhiều văn bản pháp lý khơng có sự đồng bộ, chồng chéo, chưa chặt chẽ, có nhiều cách hiểu khách nhau giữa NH và KH, các văn bản pháp lý chưa thực sữ chính xác, bao quát và phù hợp với NH hiện đại. Điều này tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, gây ra rủi ro cho NH. Thêm vào đó là việc phát triển các dịch vụ tại các NHTM nói chung và NH HDB nói riêng chưa thực sự hiệu quá, làm giảm tính cạnh tranh của hệ thống NHTM trong nước.

Thứ ba: Do chính bản thân KH.

KH sử dụng sai mục đích vay vốn. Các KHCN thường lấy mục đích vay tiêu dùng để phục vụ cho HĐKD vì hồ sơ vay tiêu dùng đơn giản hơn thậm chí khơng cần giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Điều này dẫn đến sai sót trong khâu thẩm định của CBTD và gây ra rủi ro cho NH.

Tâm lý thích sử dụng tiền mặt của người Việt Nam. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tồn bộ hệ thống NH nói chung và NH HDB chi nhánh Hồn Kiếm nói riêng. Khi giải ngân thì phải gọi KH đến để lấy tiền mặt trực tiếp, nhiều khi tạo ra rủi ro mất mất cho chính khách hàng trong q trình vận chuyển và nắm giữa tiền bên người.

Ví dụ: Trường hợp quản lý rủi ro từ phía khách hàng, cụ thể:

Khách hàng Ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B đề xuất Ngân hàng HDBank chi nhánh Ba Đình vay như sau:

Mục đích vay: Vay mua xe ô tô và nhà tại Nha Trang Số tiền vay: 4000 trđ

Giá trị định giá tài sản: 7500 trđ; tỷ lệ vay/TSBĐ: 54% Thời gian vay mua nhà: 240 tháng;

Thời gian vay mua ơ tơ: 60 tháng

Tài sản thể chấp: Bằng chính bất động sản mua và ô tô Lich sử giao dịch: Khách hàng phát sinh mới

Xếp hạng tín dụng: AA

Nguồn thu: từ lương, cho thuê bất động sản, từ kinh doanh nhà hàng ăn uống tại Nha Trang. Tổng thu nhập hàng tháng của khách hàng khoảng 85 trđ/tháng; gốc và lãi hàng tháng khách hàng phải thanh tốn là 45 trđ/tháng

Q trình vay: Sau khi xét hồ sơ vay, nhân thân, nguồn trả nợ của khách hàng, mục đích vay đều đúng (mua nhà đã cơng chứng hợp đồng mua bán; ô tô đã sang tên khách hàng). HDBank đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng như nhu cầu vay. Trong quá trình vay khách hàng trả nợ tốt, không phát sinh nợ quá hạn. Theo quy định về cho vay và kiểm sốt tín dụng sau vay 01 tháng kiểm tra mục đích vay và nguồn thu nhập của Khách hàng. Về mục đích vay ơ tơ khách hàng thực hiện theo đúng quy định đã sang tên khách hàng sau khi giải ngân vay mua xe; Mục đích cho vay mua nhà chưa đúng do chưa sang tên sổ đỏ tuy nhiên theo quy định của Ngân hàng khách hàng được quyền sang tên sổ đỏ trong vịng 60 ngày. Do đó, tại thời điểm kiểm tra sau cho vay một tháng khách hàng chưa phát sinh rui ro gì. Sau 60 ngày, cán bộ Ngân hàng kiểm tra mục đích vay mua nhà khách hàng chưa sang tên

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng HD BANK (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w