Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 43 - 46)

c, Phân tích và dự báo thống kê đối với các hiện tượng có tính chất và hình th ức phát triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau.

2.3.2. Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả

một tiêu thức kết quả

Trong trường hợp này tổng thể nghiên cứu được phân tổ theo tiêu thức kết hợp. Theo cách này tổng thể nghiên cứu trước hết được phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ nhất, sau đó mỗi tổ lại được phân thành các tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai,...Cuối cùng tính trị số bình quân của tiêu thức kết quả của từng tổ và tiểu tổ.

Bảng : Năng suất lao động của công nhân Doanh nghiệp X năm 2006

Mức độ cơ giới hoá Số lượng CN (người)

Giá trị sản xuất (triệu đ) NSLĐ (triệuđ/người)

Các tổ

Chia theo bậc thợ

Các tổ Chia theo bậc thợ Các tổ Chia theo bậc thợ

2 3 4 2 3 4 2 3 4

<30 30 10 15 5 16.300 5.000 8.250 3.050 543,30 500 550 610 30-50 50 10 25 15 34.100 6.000 17.000 11.100 682,00 600 680 740 >50 20 5 10 5 14.250 3.250 7.000 4.000 712,50 650 700 800 Cộng 100 25 50 25 64.650 14.250 32.250 18.150 646,50 570 645 726

Tài liệu ở bảng 2.6 cho thấy, phân tổ theo mức độ cơ giới hoá được thực hiện theo hàng, còn phân tổ theo bậc thợ được thực hiện theo cột. Nhìn vào ba cột cuối cùng của bảng ta thấy năng suất lao động (tiêu thức kết quả) phụ thuộc trước hết vào mức độ cơ giới hoá. Vì đã loại trừ ảnh hưởng của cấp bậc thợ nên năng suất lao động của công nhân ở hàng biểu hiện mức độ cơ giới hoá cao có giá trị cao. Mặt khác, năng suất lao động ở cột biểu hiện cấp bậc thợ cao hơn cũng có giá trị cao hơn vì ảnh hưởng của trình độ cơ giới hoá đã được loại trừ. Như vậy, trình độ cơ giới hoá và cấp bậc thợ có ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Phân tổ kết hợp được tiến hành thuận lợi khi có ít tiêu thức nguyên nhân. Nếu có nhiều tiêu thức nguyên nhân, việc phân tổ khá phức tạp. Nó cũng chỉ cho biết ảnh hưởng riêng của từng tiêu thức nguyên nhân, mà chưa cho biết ảnh hưởng tổng hợp của các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

2.4 Phân tổ lại

Phân tổ lại (hay phân tổ lần thứ hai) là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó.

Phân tổ lại thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Các tài liệu trước được phân tổ không thống nhất với nhau về số tổ và khoảng cách tổ nên không so sánh được với nhau,

- Các tài liệu trước được phân thành quá nhiều tổ nhỏ, các tổ này không biểu hiện rõ sự khác nhau, chưa phân biệt được các loại hình kinh tế-xã hội, chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế.

Khi tiến hành phân tổ lại thường vẫn sử dụng tiêu thức phân tổ cũ. Trường hợp muốn so sánh một vài phân tổ cũ với nhau mà các phân tổ lần đầu này khác nhau về số tổ và khoảng cách tổ thì ta có thể chọn một trong các phân tổ cũ làm chuẩn để tiến hành phân tổ lại.

- Cách thứ nhất: lập các tổ mới bằng cách thay đổi khoảng cách tổ của phân tổ cũ.

CHƯƠNG 4- CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ-XÃ HỘI

Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội phản ánh quy mô, khối lượng, các quan hệ tỷ lệ so sánh, đặc điểm điển hình về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị cùng loại, đánh giá độ biến thiên của tiêu thức, tình hình phân phối các đơn vị tổng thể. Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

- Số tuyệt đối. - Số tương đối. - Số bình quân.

- Chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức. 3.1. Số tuyệt đối trong thống kê

3.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của số tuyệt đối

Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Số tuyệt đối có thể được biểu hiện bằng số đơn vị tổng thể của một tổng thể nào đó như: số nhân khẩu, số doanh nghiệp, số công nhân, số học sinh, số diện tích gieo trồng,... Hoặc là trị số của một tiêu thức như: tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng số tiền lương,...

Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế - xã hội. Số tuyệt đối chính xác đó là sự thật khách quan có sức thuyết phục không thể phủ nhận được. Số tuyệt đối là số liệu đầu tiên của hiện tượng, là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác như số tương đối, số bình quân. Quy mô các nguồn tài nguyên của đất nước, các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đều được phản ánh bằng số tuyệt đối. Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)