- B2: Tính số bình quân theo số trung bình cộng gia quyền
4.1. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại dãy số biến động
4.1.1. Khái niệm dãy số biến động
Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Ví dụ 1
Năm 2004 2005 2006 2007
Sản lượng/tấn 5.000 5.400 6.000 6.700
Dãy số biến động theo thời gian gồm có hai thành phần: thời gian tính và chỉ tiêu. Thời gian tính có thể là thời kỳ hay thời điểm; chỉ tiêu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
4.1.2 Ý nghĩa, phân loại dãy số biến động - Ý nghĩa:
Dãy số biến động theo thời gian vạch rõ xu hướng, tính quy luật của sự phát triển của hiện tượng, làm cơ sở dự đoán các mức độ tương lai của hiện tượng nghiên cứu. Ngoài ra, dãy số còn giúp nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng theo thời gian: tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mức tăng giảm tuyệt đối,...
- Phân loại
Nếu căn cứ vào đặc điểm thời gian có thể chia ra làm hai loại là: dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
+ Dãy số thời kỳ: mỗi mức độ phản ánh mặt lượng của hiện tượng trong suốt một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm của dãy số này là các trị số có thể cộng lại được với nhau, thời kỳ càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.
+ Dãy số thời điểm: mỗi mức độ phản ánh mặt lượng của hiện tượng chỉ trong từng thời điểm nhất định.
Ví dụ 2:
Dãy số sau đây là dãy số thời kỳ:
Bảng 4.1
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Lợi nhuận (Tr.đ) 100 105 112 122 127 131
Dãy số sau đây là dãy số thời điểm :
Bảng 4.2
0 giờ ngày 1/1/2002 1/2/2002 1/3/2002 1/4/2002
Giá trị hàng tồn kho(Tr.đ) 350 364 366 382
Nếu căn cứ vào biểu hiện các mức độ của dãy số có thể chia ra làm ba loại là: dãy số tuyệt đối, dãy số tương đối và dãy số bình quân.
Muốn xây dựng được một dãy số thời gian khoa học và chính xác, cần chú ý đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các trị số của chỉ tiêu. Cụ thể là :
- Nội dung, phương pháp, đơn vị tính toán, phạm vi tính các chỉ tiêu trong dãy số trước và sau phải nhất trí.
-Khoảng cách thời gian giữa các mức độ trong dãy số nên cố gắng bằng hoặc gần bằng nhau.