0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

2 Đặc điểm của phương pháp chỉ số

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 100 -103 )

- B2: Tính số bình quân theo số trung bình cộng gia quyền

6.1. 2 Đặc điểm của phương pháp chỉ số

Khi nghiên cứu biến động của một tổng thể phức tạp bao gồm các phần tử không thể trực tiếp cộng được với nhau, phương pháp chỉ số biến đổi chúng thành những phần tử có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.

Mặt khác khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, phương pháp chỉ số giả định các nhân tố khác còn lại không thay đổi.

Ví dụ: khi nghiên cứu biến động về lượng của nhiều mặt hàng giữa hai thời kỳ sản xuất khác nhau, sẽ có hai nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán: giá cả đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm tương ứng. Để nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm ta phải loại trừ sự biến động của yếu tố giá cả bằng cách nhân từng loại khối lượng sản phẩm ở cả hai thời kỳ với giá cả tương ứng của một thời kỳ nào đó (kỳ nghiên cứu hoặc kỳ gốc)

6.1.3. Tính chất và tác dụng của chỉ số 6.1.3.1 Tính chất của chỉ số

Với đối tượng nghiên cứu của mình, chỉ số có những tính chất đáng chú ý: Một mặt, chỉ số vừa có tính chất tổng hợp lại vừa có tính chất phân tích: - Tính chất tổng hợp biểu hiện: Tổng thể hiện tượng mà thống kê nghiên cứu thường rất phức tạp, bao gồm nhiều phần tử không thể trực tiếp cộng lại với nhau được. Quá trình chuyển các tổng thể này thành những tổng thể có thể trực tiếp cộng được với nhau phải trải qua quá trình tổng hợp. Ta nói, chỉ số có tính chất tổng hợp. - Tính chất phân tích biểu hiện: Giữa tổng thể và các đơn vị cấu thành tổng thể có mối liên hệ nhân quả có thể biểu hiện bằng các phương trình kinh tế. Từ đó, có thể tính ra được chỉ số chung và chỉ số nhân tố. Quá trình từ chỉ số chung phân tích ra thành các chỉ số nhân tố ta nói chỉ số có tính chất phân tích.

Phương pháp sử dụng hai tính chất tổng hợp và phân tích chỉ số để nghiên cứu sự biến động của các hiện tượng kinh tế phức tạp gọi là phương pháp chỉ số.

Mặt khác, không giống các số tương đối thông thường, chỉ số là số tương đối có tính chất giả định. Nó là kết quả của sự so sánh hai đại lượng mà trong đó có ít nhất một đại lượng được xác định theo giả thiết, không tồn tại trong đời sống kinh tế thực.

Vì tính chất trên, người ta nói chỉ số là một loại số tương đối đặc biệt. 6.1.3.2 Tác dụng của chỉ số

- Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế qua thời gian (chỉ số phát triển), được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau.

- Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế qua không gian, như so sánh một hiện tượng kinh tế giữa hai ngành, hai địa phương hoặc hai doanh nghiệp khác nhau…Chỉ số này thường được gọi là chỉ số không gian hay chỉ số địa phương).

- Nghiên cứu tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế (chỉ số kế hoạch).

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp. Thức chất vấn đề này là nêu lên các nguyên nhân chủ yếu, mức độ ảnh hưởng cụ thể của mỗi nguyên nhân này tới sự biến động của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu (hệ thống chỉ số).

6.1.4. Phân loại chỉ số

6.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi tính toán, có hai loại chỉ số là: chỉ số cá thể và chỉ số chung.

- Chỉ số cá thể: phản ánh sự biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt trong tổng thể. Chỉ số cá thể ký hiệu là i.

Ví dụ: chỉ số giá cả từng mặt hàng, chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ của từng mặt hàng,...Chỉ số cá thể có vai trò rất quan trọng đối với việc nghiên cứu sự phát triển sản xuất của những sản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Nó còn được dùng để tính toán các chỉ số chung

- Chỉ số chung: phản ánh sự biến động của tất cả các phần tử, các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng phức tạp. Chỉ số chung ký hiệu là I.

Ví dụ: chỉ số giá cả của tất cả các mặt hàng bán lẻ tại một thị trường, chỉ số năng suất lao động của toàn bộ công nhân trong một doanh nghiệp sản xuất,...

6.1.4.2 Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, có hai loại chỉ số là:chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng.

- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu như: giá cả, giá thành, tiền lương, năng suất lao động,...

- Chỉ số chỉ tiêu số lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu như: lượng hàng hóa tiêu thụ, lượng sản phẩm sản xuất, số lượng công nhân,...

Phân biệt hai loại chỉ tiêu này có tác dụng trong việc xác định công thức tính chỉ số của từng nhóm chỉ tiêu gần nhau, dựa trên những quan niệm nhất định. Tuy nhiên, sự phân biệt này thường mang tính ước lệ, và vì vậy cần được hiểu rất linh hoạt.

83

6.1.4.3 Dựa vào tác dụng của chỉ số hoặc đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, chỉ số thường bao gồm: chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch.

- Chỉ số phát triển là chỉ số biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian.

- Chỉ số không gian là chỉ số biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua không gian.

- Chỉ số kế hoạch là chỉ số biểu hiện sự biến động của hiện tượng trong quá trình lập và kiểm tra tình hình thựcc hiện kế hoạch.

6.1.4.4 Dựa vào phương pháp tính toán có thể chia chỉ số thành hai loại là : chỉ số tổng hợp (liên hợp) và chỉ số bình quân

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 100 -103 )

×