CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và hải quan
Đối với Nhà nước
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa vào lĩnh vực kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, xây dựng các chính sach ngoại thương sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Hạn chế việc thay đổi liên tục các chính sách, luật lệ của nhà nước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như sự thu hút đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Để làm được điều này, Nhà nước cần thay đổi công tác điều hành thương mại theo công tác quản lí kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường, bên cạnh đó Bộ công thương cần xây dựng chính sách và biện pháp hình thành những đơn vị kinh doanh quy mô lớn trong lĩnh vực thương mại, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh tế. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa vào lĩnh vực kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, xây dựng các chính sách ngoại thương sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Hạn chế việc thay đổi liên tục các chính sách, luật lệ của nhà nước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như sự thu hút đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề thuế cũng gây nên một vài ách tắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Biểu thuế quan thường xuyên thay đổi. Khi có quyết định thay đổi mức thuế thì Bộ tài chính và Hải quan áp dụng ngay tức thì khiến cho các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu bị lúng túng. Vì vậy, khi có sự thay đổi về chính sách thuế Nhà nước cần phải tính đến thời hạn để các doanh nghiệp kịp thay đổi kế hoạch kinh doanh của mình.
73
Xây dựng các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu như: hỗ trợ tín dụng, rủi ro và các khó khăn tài chính thông qua quỹ hỗ trợ nhập khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh kim ngạch nhập khẩu.
Kí kết các hiệp định thương mại nhằm tăng cường sự hợp tác làm ăn giữa các quốc gia, tạo môi trường thông thoáng cho việc kí kết các hợp đồng ngoại thương, tạo ra nhiều cơ hội gia tăng hoạt động giao nhận cho các công ty ngành dịch vụ giao nhận.
Đối với Hải quan
Việt Nam nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì thủ tục hải quan cũng là một vấn đề vướng mắc mà các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước quan tâm đến đó là:
- Tuy vẫn biết phải làm thủ tục hải quan để quản lí hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng cơ chế quản lí làm sao để vừa thuận tiện cho Nhà nước cũng như các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để đạt được điều đó, nhất thiết cơ quan hải quan phải thường xuyên tham khảo những ý kiến của các doanh nghiệp nhập khẩu. Để dựa trên những kiến nghị đó và sự xem xét của nhà nước để từ đó xây dựng nên một cơ chế quản lí hợp lí, loại bỏ những thủ tục không cần thiết giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng đầu tư cũng như nhập xuất hàng hoá dễ dàng hơn.
Một vấn đề nữa mà nhà nước cần quan tâm không kém đó là việc xây dưng một đội ngũ công nhân viên chức Hải quan trong sạch, năng động, vững mạnh…đảm bảo một môi trường làm việc thông thoáng, kỷ luật nghiêm những biểu hiện không tốt gây ảnh hưởng đến tập thể cơ quan…giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí để hoạt động sản xuất ngày càng tốt hơn. Đây là một vấn đề mà không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu quan tâm mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội hiện nay.
74
Cuối cùng, Nhà nước nên tập trung vào xây dựng đường xá thuận lợi từ các khu công nghiệp đến cảng nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn, khuyến khích các hãng tàu nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, đưa tàu mẹ vào chạy trực tiếp nhằm giảm thời gian transit qua các cảng khác, giúp cho hàng hóa đến được với người mua nhanh hơn, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Các đơn vị kinh doanh hoạt động cung cấp trang thiết bị bốc xếp, nâng hạ trong và ngoài hệ thống cảng TP.HCM để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn hàng trong những ngày cao điểm và giúp cho việc nhận hàng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng cách chuyển từ hình thức bán FOB mua CIF thành mua FOB bán CIF.
75
KẾT LUẬN
Với bề dày kinh nghiệm trên 50 năm có mặt trên thị trường ở lĩnh vực hàng thực phẩm, công ty VIFON ngày càng được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết đến. Đó là những lợi thế của công ty khi tiến hành mở rộng các thị trường mới. Bên cạnh những khó khăn, công ty cũng đã tạo ra được những thành công nhất định góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Qua việc phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty qua 3 năm (2013 và 2015), ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tăng, sản lượng xuất khẩu lớn, nhu cầu đối với các dòng sản phẩm của công ty vẫn cao và ngày càng tăng lên. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty. Tuy nhiên, tốc độ mở rộng thị trường vẫn còn chậm, sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất ra. Đây vẫn là vấn đề cần phải quan tâm nhằm đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Vì vậy, Công ty cần phải đầu tư nghiên cứu cả thị trường và cho ra những sản phẩm phù hợp với thị trường cụ thể. Đầu tiên cần chú trọng vào những thị trường tiềm năng, có sản lượng tiêu thụ hằng năm lớn.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hình thức giao thương quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Nó mang đầy đủ tính phức tạp cũng như tính hấp dẫn riêng của nó. Đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị đầy đủ chuyên môn và nghiệp vu cao đồng thời phải năng động, nhạy bén và khéo léo để thực hiện các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng cũng như xử lý các tình huống phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hy vọng với những gì mà công ty đã và đang đạt được với tiềm năng và nội lực của chính mình kết hợp với sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa toàn bộ các thành viên của công ty, công ty sẽ tiếp tục có những bước tiến vững chắc, ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã học được quy trình xuất khẩu sản phẩm sang một thị trường, cách tìm kiếm khách hàng, cách thức liên lạc cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng trước và sau khi ký hợp đồng. Nhờ đó, em cũng
76
đã biết được một bộ chứng từ thực tế bao gồm những giấy tờ gì, và cách soạn thảo các giấy tờ ấy như thế nào. Bên cạnh việc học hỏi và quan sát em cũng đã giúp em nhìn nhận rõ hơn về những khó khăn mà một nhân viên xuất nhập khẩu gặp phải. Thông qua những vấn đề mà anh chị vướng gặp phải và cách giải quyết chuyên nghiệp em đã rút ra được nhiều bài học quý giá trang bị cho em khi bước vào môi trường kinh doanh trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến mua bán quốc tế.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có những ý kiến và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Những giải pháp này mang tính khái quát về mặt lý luận kết hợp với tình hình thực tế và hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian qua. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm, nên những giải pháp đưa ra chưa thể bao quát hết tính thực tế của Công ty và bài báo cáo cũng không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung của quý Thầy Cô, của Anh Chị trong Công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Mỹ Chương, các Anh Chị ở Phòng Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đã tận tình chỉ dẫn em thực hiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. GS.TS Võ Thanh Thu, 2011, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
2. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, TS Kim Ngọc Đạt, 2010, Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
3. TS. Trần Hòe, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
4. Nguyễn Viết Bằng & Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình thủ tục Hải Quan. NXB Kinh Tế, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Lê Ngọc Hải (7/2013), http://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-vai-tro-cua-hoat- dong-xuat-khau/ecf8d242
Website:
1. Website công ty Vifon: http://vifon.com.vn/ , ngày truy cập: 15/1/2016.
2. Minh Trí, 2013, Sản phẩm VIFON xuất khẩu đến hơn 50 nước trên thế giới, được lấy về từ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/ , ngày truy cập: 15/1/2016. 3. H.A, 2013, VIFON-50 năm một hành trình công nghiệp hóa món ăn truyền
thống Việt, được lấy về từ: http://dantri.com.vn/ , ngày truy cập: 20/1/2016. 4. Nguyễn Đức Sơn, 2013, Tại sao mì Vifon không thể “ồn ào” như các đối thủ,
được lấy về từ: http://cafebiz.vn/ , ngày truy cập: 22/1/2016.
5. Theo Diễn đàn doanh nghiệp, 2014, Thị trường mì ăn liền: Cuộc chiến tỷ đô, được lấy về từ: http://baothanhhoa.vn/ , ngày truy cập: 22/1/2016.
78 PHỤ LỤC 1. Invoice 2. Commercial contract 3. Packing list 4. Bill of landing 5. Booking note
6. Giấy đề nghị sản xuất hàng xuất khẩu