Sơ lược về sản phẩm và thị trường của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.5. Tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty trong những năm gần đây

2.5.2. Sơ lược về sản phẩm và thị trường của công ty

2.5.2.1. Sơ lược về sản phẩm của công ty

Thị trường xuất khẩu:

Sản phẩm xuất khẩu của Công ty rất đa dạng về chủng loại, hiện nay công ty đã phát triển sản xuất hơn 90 sản phẩm, mỗi chủng loại có nhiều hương vị khác nhau tạo nên một cơ cấu mặt hàng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu rộng lớn của công ty hiện nay. Nhìn chung, nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là: Mì ăn liền dạng gói, sản phẩm gạo ăn liền dạng gói (cháo, phở, bún, hủ tiếu các loại). Mì, phở, bún ăn liền dạng tô, dạng cốc và tương ớt.

Ngoài ra, công ty cũng nhận xuất khẩu ủy thác cho một số công ty trong nước về những mặt hàng như: bánh tráng, tương ớt, mứt, bánh kẹo, nước uống,…

Thị trường trong nước

Sản phẩm tiêu thụ thị trường trong nước với hơn 250 loại sản phẩm chia làm 3 dãy sản phẩm chính: Mì ăn liền, gạo ăn liền, dãy sản phẩm gia vị. Nhìn chung, sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước chủ yếu tập trung vào các sản phẩm mì ăn liền và các sản phẩm gạo như: Cháo, phở, bún, hủ tiếu ăn liền,… với các nhãn hiệu đang phát triển gần đây như: Tứ Quý, Hoàng Gia, Phú Gia, Vi- ngon,…

2.5.2.2. Sơ lược về thị trường của công ty

Tại Việt Nam hiện có khoảng 50 nhà sản xuất mỳ ăn liền và các nhà sản xuất tập trung đầu tư và không ngừng mở rộng sản xuất. Đến nay, Công ty Vina Acecook đang có 7 nhà máy sản xuất mì gói đặt tại Tp.HCM, Bình Dương, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hưng Yên. Tháng 7/2012, Tập đoàn mì ăn liền Nissin Foods (Nhật Bản)

44

cũng đã tham gia thị trường Việt Nam bằng việc công bố đưa nhà máy sản xuất mì ăn liền có tổng vốn đầu tư 41 triệu USD tại Bình Dương đi vào hoạt động. Nissin Foods là tập đoàn đã có 47 nhà máy sản xuất ở 15 quốc gia và tạo ra hơn 1.200 loại mì ăn liền cho thị trường toàn cầu. Cuộc đua thật sự khốc liệt khi các đại gia không ngừng rót vốn vào sản xuất mì ăn liền. Năm 2012, Vina Acecook đã tăng thêm vốn 10 triệu USD và đưa vào hoạt động hai nhà máy sản xuất mì ăn liền tại thành phố Hồ Chí Minh có quy mô, công nghệ thuộc loại hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

VIFON sau khi tách khỏi liên doanh với Acecook cũng chú trọng đầu tư thị trường nội địa, mở rộng kênh phân phối và vươn xa và sâu vào thị trường xuất khẩu, xây dựng khu chế biến bột và sơ chế nguyên liệu tại Long An với hàng trăm tỷ đồng nhằm ổn định sản xuất tối đa hóa năng suất của công ty. Không dừng lại ở mì ăn liền công ty còn đa dạng hóa các sản phẩm ăn liền từ gạo tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường xuất khẩu

Hiện nay Công ty VIFON đã xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thế gới, chia làm 3 nhóm chính:

Thị trường ổn định: Là thị trường có mức tiêu thụ ổn định đều qua các năm, doanh số lớn hoặc có tiềm năng trong tương lai và có quan hệ hợp tác lâu dài. Thường thì những thị trường này đều đã được hoặc đang xác lập thị trường độc quyền và kí kết hợp đồng đại lý độc quyền với công ty như: thị trường Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Cộng Hòa Slovakia, Hungary, Rumani, Mỹ, Đức, Canada, Australia, Malaysia, Campuchia,…

Thị trường gia công: Là thị trường mà công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm theo hình thức bao bì nhãn hiệu riêng của khách hàng. Hiện nay, thị trường gia công lớn nhất của công ty là Nga, doanh thu hàng năm tại thị trường này chiếm tỉ lệ khá lớn trong Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

45

Thị trường khác: Là những thị trường khách hàng mới, nhỏ lẻ như: Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Indonesia, New Zealand,… Doanh số tiêu thụ ở các thị trường này chưa cao và không ổn định chiếm tỉ lệ thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Dù vậy, đây cũng là nhóm thị trường có tiềm năng trong tương lai và cũng góp phần quan trọng trong cơ cấu thị trường, mục tiêu mở rộng thị trường của công ty trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu bao gồm:

- Thị trường Đông Âu: Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Rumani, Hugary,…

- Thị trường Tây Âu và Bắc Âu: Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan, Anh, Thụy Sĩ, Nga, Italia,…

- Thị trường Châu Mỹ: Mỹ, Canada, Cuba, Venezuela,…

- Thị trường Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Malaysia, Philippine, Hồng Kông, Đài Loan, Bruney,… - Thị trường Châu Úc: Úc, Đảo Thái Bình Dương, New Zealand, Samoa,

Tahiti, Vanuatu,…

Thị trường trong nước

Sản phẩm VIFON được phân phối trên 64 tỉnh thành khắp cả nước qua các Tổng đại lý khu vực (được chuyển từ các chi nhánh thành các Tổng đại lý khi tiến hành cổ phần hóa) gồm: Tổng đại lý Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Miền Đông, Cần Thơ, Xuân Lộc, TP. Hồ Chí Minh. Thông qua các Tổng đại lý, sản phẩm VIFON tiếp tục được phân phối xuống những cấp thấp hơn với mạng lưới hàng trăm nhà phân phối trên toàn quốc và được tiêu thụ rộng rãi khắp nơi, từ siêu thị, cửa hàng ở thành thị đến các miền quê và cả vùng biên giới hải đảo xa xôi.

46

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % doanh số xuất khẩu của Công ty VIFON giữa các thị trường trên thế giới năm 2015

Nhận xét:

 Thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là ở khu vực Châu Âu chiếm tỷ trọng 83%, kế đến là thị trường Châu Mỹ chiếm với tỷ trọng 9%, Châu Á 5%, Châu Úc và Châu Phi với tỷ trọng nhỏ nhất lần lượt là 2% và 1%.

 Châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty trong những giai đoạn hiện nay. Xu hướng tiêu thụ của thị trường này trong những năm tiếp theo được dự báo vẫn tiếp tục tăng. Vì vậy, công ty cần có những chính sách phù hợp để đón đầu cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Đối với Châu Mỹ, Châu Á, vì chưa tận dụng hết các cơ hội ở các thị trường này nên tỷ trọng vẫn còn thấp. Cụ thể đối với mặt hàng mì ăn liền, theo thống kê của Hiệp hội mì ăn liền trên Thế giới, 11/15 quốc gia tiêu thụ mì cao nhất trên thế giới là Châu Á. Tuy nhiên, sự có mặt của mì ăn liền VIFON ở các thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.

 Đối với thị trường Châu Phi và Châu Úc đây là hai thị trường khá mới nên chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng tiềm năng của hai thị trường này rất lớn. Công ty đang có chiến lược nghiên cứu thâm nhập thị trường thích hợp nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa ở hai thị trường này.

83%

5% 9%

1% 2%

47

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)