Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

khẩu

3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu

- Công ty cần chú trọng hơn vào công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu như tập quán ăn uống, truyền thống văn hóa, thói quen, tôn giáo của người tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu để đưa ra các chiến lược, phát triển sản phẩm phù hợp hơn. Đồng thời, phải luôn coi trọng các công tác kiểm soát quản lý các kênh phân phối và theo dõi tùy theo biến động của thị trường.

- Chủ động nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất để không chỉ có khách hàng truyền thống mà ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới với sự hợp tác thường xuyên và ký các hợp đồng có giá trị lớn.

- Thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tham gia các chương trình ẩm thực, các cuộc thi để giới thiệu sản phẩm. - Công ty cần hướng tới các thị trường tiềm năng như:

 Thị trường Đông Âu và Tây Âu: đây là thị trường truyền thống và chủ yếu của công ty. Đặc điểm của thị trường này là yêu cầu chất lượng cao, phong cách và tâm lý hoạt động kinh doanh khác nhiều so với ASEAN.

70

Vì vậy, vấn đề quan trọng là công ty phải kiên trì tiếp cận thị trường, đảm bảo uy tín về chất lượng theo yêu cầu đặt ra.

 Thị trường Nga: Đây là thị trường gia công có nhiều khách hàng lớn. Do đó, công ty nên tăng cường nghiên cứu các dòng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại thị trường này.

 Thị trường Châu Á: Với nhịp sống hối hả, thói quen tiêu dùng những sản phẩm ăn liền vì tính tiện lợi ngày càng tăng lên ở thị trường này. Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại ở khu vực và thế giới mà mới đây nhất là hình thành thị trường chung ASEAN và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa mới được kí kết tạo ra những cơ hội tận dụng tốt nhất những cơ hội này để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ trong hoạt động xuất nhập khẩu

Với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đoi hỏi công ty phải có những cán bộ giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo, thành thạo ngoại ngữ. Công ty cần tổ chức các lơp học, khóa đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu cho cán bộ các phòng. Tạo điều kiện cho các cán bộ công ty tham dự các buổi hội thảo, các khóa huấn luyện ngắn ngày về nghiệp vụ ở bên ngoài hoặc mời các chuyên gia đến nói chuyện với nhân viên. Sắp xếp để các nhân viên trẻ, có năng lực, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công ty cùng làm việc với những nhân viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để các nhân viên trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại

Hiện nay, các hoạt động xúc tiến của công ty còn rất hạn chế cả về quy mô lẫn chất lượng. Hình ảnh thương hiệu VIFON xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng còn rất thưa thớt so với các đối thủ cùng ngành như Vina Acecook, Masan, Gomex (Việt Hưng), Asiafood, Unif – President… Công ty nên thúc đẩy hơn nữa các hoạt động quảng bá sản phẩm đến thị trường quốc tế thông qua việc tham gia các hội

71

chợ, triễn lãm quốc tế, trực tiếp tiếp thị đến khách hàng thông qua catologue, gửi hàng mẫu đến tận tay khách hàng…

Cần có những biện pháp quản lý nhà phân phối tại các thị trường để kiểm soát tốt hơn việc phân phối sản phẩm công ty, nắm bắt tốt thị trường để khai thác những tiềm năng do thị trường mang lại.

Vấn đề bảo vệ thương hiệu cần phải được chú ý để khi đưa sản phẩm ra thế giới không bị ăn cắp bản quyền làm giảm uy tín của công ty.

3.2.4. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, tạo nguồn cho xuất khẩu

Trong kinh doanh xuất khẩu vấn đề thu gom, tạo nguồn hàng ổn định là hết sức quan trọng. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được lấy trong nước, tuy nhiên, phần lớn là do các doanh nghiệp nhỏ lẻ cung cấp, chất lượng nguồn hàng còn chưa ổn định.

- Các đầu mối thu mua phải được thiết lập ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng. Có như vậy mới giảm được gia thành thu mua, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Cần củng cố mối quan hệ bạn hàng có sẵn trước đây với các đại lý, cơ sở chế biến, đồng thời tăng cường mở rộng thu mua với các vùng nguyên liệu khác. - Hợp tác, liên doanh với các hộ nông dân, nông trại, hợp tác xã để có nguồn hàng ổn định. Đồng thời, phải thường xuyên giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc bởi đó là yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm.

3.2.5. Đa dạng hóa các loại sản phẩm xuất khẩu

Hiện tại, công ty chỉ mới xuất khẩu 6 loại sản phẩm sang thị trường các nước. Con số này còn khá khiêm tốn so với chủng loại sản phẩm mà công ty hiện đang bán ở thị trường nội địa. Công ty cần nghiên cứu, đưa ra thị trường thế giới nhiều loại sản phẩm mang nhiều hương vị, kiểu dáng bao bì đa dạng để đáp ứng nhu cầu lựa chọn phong phú của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Giá bán của sản phẩm tăng lên cũng đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm phải được nâng cao hơn.

72

Xu hướng tiêu dùng hiện nay được các chuyên gia trong ngành nhận định rằng sản phẩm nào đáp ứng tốt tiêu chí chất lượng, sức khỏe, an toàn thì càng dễ chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng.

Công ty cũng nên nghiên cứu kỹ lưỡng đặc tính của thị trường, những xu hướng thay đổi của thị trường cũ, những đặc điểm của thị trường mới khi muốn xâm nhập để tránh những thất bại do mắc phải những sai lầm về văn hóa, phong cách ăn uống, phong tục tập quán của thị trường đó.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)