Phương hướng chung về mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1.1. Phương hướng chung về mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu của VIFON theo hai hướng: mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.

Theo chiều rộng: tăng vi phạm thị trường, đưa sản phẩm đến thị trường mới, khách hàng mới. Công ty cần nghiên cứu và phát triển thêm thị trường mới bằng các sản phẩm hiện có.

- Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm tại các địa bàn chưa từng biết tới sản phẩm của công ty. Công ty cần phải làm thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chọn bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

- Xét về mặt khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút khách hàng hoàn toàn mới có nhu cầu thỏa mãn bằng sản phẩm tương tự như sản phẩm của công ty. Giai đoạn đầu của việc mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng lượng khách hàng thường ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính. Việc khách hàng mới có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của công ty hay không phụ thuộc rất lớn và lô hàng đầu tiên, cho nên sản phẩm xuất khẩu phải tạo được ấn tượng tốt về chất lượng, hình thức, mật mã đối với khách hàng để có thể tiếp tục gia tăng lượng hàng xuất khẩu.

68  Theo chiều sâu: Là việc gia tăng số lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu

trên thị trường hiện tại.

- Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu không đổi. Thay vào đó, công ty cố gắng khai thác mọi cơ hội để có được từ thị trường hiện tại để thông qua các nổ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm xuất khẩu và khách hàng của đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng sản phẩm của công ty.

- Xét về mặt khách hàng: Đối tượng của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu bao gồm các khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những người chưa sử dụng sản phẩm đó. Để tăng được số lượng bán trên thị trường hiện tại, trước hết công ty phải giữ được những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình, có những chính sách đãi ngộ thích hợp. Còn đối với với những khách hàng của đổi thủ cạnh tranh. Để thuyết phục những khách hàng chưa tiêu dùng sản phẩm của công ty, công ty cần phải có những chính sách xúc tiến tập trung vào gợi mở nhu cầu của họ.

Tóm lại, việc mở rộng thị trường xuất khẩu có thể diễn ra theo hai hướng chính

là mở rộng thị trường phát triển theo chiều rộng, mở rộng thị trường theo chiều sâu và kết hợp cả hai. Mở rộng thị trường theo chiều rộng thông thường là bước đầu tiên để quốc gia thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, giớ thiệu sản phẩm của công ty với bạn bè quốc tế. Còn sau đó, để tạo thế vững chắc cho sản phẩm xuất khẩu công ty cần phải phát triển thị trường theo chiều sâu, tìm cách tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường đã thâm nhập được. Nếu không quan tâm đến thị trường theo chiều sâu, tìm cách tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định. Chính vì vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng cần phải kết hợp chặt chẽ phát triển thị trường theo chiều rộng cần phải kết hợp với chiều sâu để sản phẩm xuất khẩu ngày càng có được vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.

69

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)