Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị

2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận phòng ban khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và được giao ngắn hạn trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp.

27

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam

Nguồn: Phòng Nhân Sự

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA TRƯỞNG PHÒNG MARKET -ING TRƯỞNG PHÒNG XUẤT KHẨU TRƯỞNG PHÒNG IT BỘ PHẬN PHÁP CHẾ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA PHÒNG MARKET -ING PHÒNG XUẤT KHẨU PHÒNG IT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

28

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Hội đồng quản trị

- Theo dõi tình hình hoạt động của công ty và sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc. - Họp và bầu chọn hoặc cử người vào Ban Giám Đốc công ty.

- Chịu trách nhiệm về công ty với sự quản lý của Nhà nước.

Ban giám đốc

- Quản lý tất cả các phòng ban trực thuộc công ty qua các trưởng phòng. - Chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề xảy ra trong công ty.

- Xem xét, chấp nhận các kế hoạch, chính sách…do các phòng ban đề xuất. - Đại diện tham gia các hoạt động nhà nước, xã hội.

- Chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề với Hội đồng quản trị.

Tổng Giám đốc: Quản lý chung toàn bộ công ty, cung cấp các tài liệu, thông tin cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Chỉ đạo các hoạt động hành chính và công tác tổ chức các bộ phận.

Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty chi nhánh cho công ty mẹ.

Phòng Tổ chức Hành chính – Nhân sự

- Có trách nhiệm tổ chứ, quản lí và bố trí nhân sự, quản lí hồ sơ cán bộ, công nhân viên, đảm bảo công tác đào tạo nghề cho công nhân.

- Theo dõi năng suất lao động thông qua việc chấm công, chấm điểm thi đua, thực hiện công tác sản xuất và an toàn lao động, tính lương thưởng và các chế độ khác cho người lao động.

- Chịu trách nhiệm về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: tham gia duyệt quyết toán nghiệm thu và quyết toán công trình, đồng thời tham gia vào các công tác mua sắm, điều động thanh lí và sửa chửa lớn tài sản cố định.

- Tổ chức điều hành công tác văn thư, quản lí thực hiện công tác đối ngoại, khánh tân lễ tân hội nghị, quản lí thực hiện công tác thông tin báo chí, liên lạc hữu tuyến, vô tuyến về hoạt động sản xuất kinh doanh và quan hệ xã hội. Phục vụ lãnh đạo quản lí tài sản công ty.

29  Phòng Kế toán: Quản lý vốn công ty, công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chấp hành quy định về tài chính mà Nhà nước ban hành. Quản lý các khoản chi lương, thưởng… Hạch toán các khoản thu chi, công nợ kịp thời, chính xác.

Phòng Kinh doanh nội địa: Quản lý hoạt động kinh doanh trong nước và đề xuất các phương án kinh doanh tại thị trường trong nước cho Giám đốc.

Phòng Marketing: Quản lý việc xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho công ty, đề xuất các phương án mở rộng, tìm kiếm thị trườn tiềm năng.

Phòng Xuất khẩu: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài, đồng thời củng cố và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của công ty ở nước ngoài.

Phòng IT: Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì các hệ thống máy móc, thiết bị văn phòng công ty, nghiên cứu hệ thống quản lý mới.

Bộ phận Pháp chế: Chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý, những vấn đề liên quan đến pháp luật trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ bộ phận kinh doanh hoạt động một cách hiệu quả nhất.

30

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2015

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính năm 2015

Bảng số liệu trên cho thấy tổng số lượng CB – CNV tính đến hết năm 2015 là 2006 người. Về cơ bản có thể đáp ứng được số lượng công việc trong công ty. Tuy nhiên, số lượng nhân viên có trình độ cao vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu, cụ thể, trình độ đại học chiếm 7,98%; trên đại học chiếm 1,30%. Số lượng công nhân bậc trung bình vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (29,41%). Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty vẫn phải được chú trọng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)