Theo quy định của địa phương

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 31 - 35)

II. THỰC TRANG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP

2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ người nghèo

3.2 Theo quy định của địa phương

3.2.1 Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếpcận với các dịch vụ xã hội: cận với các dịch vụ xã hội:

* Thực hiện chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Miễn giảm học phí cho lượt 6.196 học sinh với số tiền 1.286 triệu đồng

Trong những năm qua, Chính sách miễn, giảm học phí cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ đã phần nào hỗ trợ học sinh vùng cao, học sinh con hộ nghèo có điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho gia đình và các em học sinh, từ đó nâng cao tỷ lệ đi học chuyên cần ở các xã đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của huyện. Tuy nhiên, chính sách giáo dục cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được quy định tại nhiều văn bản chưa chặt chẽ nên dẫn đến cách hiểu và thực hiện không thống nhất, chồng chéo, có đối tượng ở xã khơng khó khăn nhưng làm thủ tục chuyển hộ khẩu và xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để được hưởng chính sách ; việc chi trả chế độ cho học sinh còn chậm. Một số cấp ủy đảng chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể ở cấp xã, thơn, bản cộng đồng, người dân và người nghèo cịn thiếu thơng tin về chính sách giáo dục đã làm cho các đối tượng được trợ giúp không nắm rõ được đầy đủ các thơng tin về quyền hạn và lợi ích mà họ được nhận từ các chính sách hỗ trợ

* Hỗ trợ về y tế

Tình hình cấp, phát thẻ BHYT (năm 2016-2018): Thực hiện cấp phát 17.751 lượt thẻ BHYT cho người nghèo, (hàng năm 100% đối tượng đủ

điều kiện được cấp thẻ BHYT) và 455 lượt thẻ BHYT cho người cận nghèo. Công tác lập danh sách và cấp phát thẻ BHYT của một số đối tượng đã được phân cấp cho các xã, thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và kịp thời phục vụ công tác khám chữa bệnh của người nghèo. Tuy nhiên việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng do nhiều cơ quan đơn vị đảm nhiệm, dẫn đến việc cấp sót thẻ.

Cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng từng bước được nâng lên; tuy nhiên việc cung cấp dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho đối tượng. Nhận thức của người nghèo về chăm sóc sức khỏe cho chính mình chưa thực sự được quan tâm.

* Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:

Tổ chức được các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tới địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của huyện; tiếp nhận và tư vấn cho các trường hợp có vướng mắc về pháp luật đất đai, hơn nhân gia đình, chế độ chính sách, lao động việc làm… Chính sách trợ giúp pháp lý đã góp phần đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân; tuy nhiên đa số các hộ nghèo chưa chủ động tìm hiểu, trang bị các kiến thức về pháp luật mà chỉ có nhu cầu hỗ trợ khi gặp các vướng mắc liên quan đến pháp luật.

* Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Đã thực hiện hỗ trợ cho 8.759 lượt hộ nghèo (100% người nghèo đều được hỗ trợ tiền điện), 144 lượt hộ chính sách xã hội với kinh phí 4.136,9 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ tiền điện đã hỗ trợ một phần đời sống sinh hoạt của hộ nghèo, tác động tích cực của một số hộ gia đình chính sách xã hội, đảm bảo mục tiêu giáo dục, y tế. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hướng dẫn về hướng dẫn chi trả tiền điện cho hộ nghèo cịn chậm muộn gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện tại cơ sở

Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo trong giai đoạn 2016-2020 có 169 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn với kinh phí 6.230 triệu đồng (25 triệu đồng/hộ).

Thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có cơng với cách mạng khó khăn về nhà ở năm 2017 đã hỗ trợ 754 hộ gia đình người có cơng với kinh phí là 20.720 triệu đồng trong đó làm mới 282 nhà, 472 nhà sửa chữa.

3.2.2 Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việclàm, tăng thu nhập cho người nghèo. làm, tăng thu nhập cho người nghèo.

* Tín dụng đối với hộ nghèo

Tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo 81.215 triệu đồng với 3.044 lượt hộ nghèo được vay vốn; dư nợ đối với người thuộc hộ cận nghèo 11.392 triệu đồng với 190 lượt hộ cận nghèo được vay vốn. Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Thông qua việc thành lập các tổ vay vốn do các Hội, đoàn thể phụ trách, người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay như vay vốn sản xuất chăn nuôi, vay vốn học sinh, sinh viên,.... Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn hoặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn trong sản xuất chưa thật sự hiệu quả.

* Đào tạo nghề cho người nghèo

Đào tạo nghề cho lao động nghèo: năm 2016 và năm 2017 Phịng Nơng nghiệp và PTNT đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên huyện tổ chức được 07 lớp dạy nghề (03 lớp sửa chữa máy nông cụ, 04 lớp kỹ thuật nuôi và phịng trị bệnh cho vật ni) tại các xã An Lạc, Việt Chu, Đức Quang, Thị Hoa, Cơ Ngân tổng kinh phí thực hiện 438,458 triệu đồng.

Cơng tác dạy nghề cho người nghèo được quan tâm; các cấp, ngành đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ học nghề cho người nghèo, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo. Công tác dạy nghề cho người nghèo, gắn với giải quyết việc làm là một trong những giải

pháp giải quyết một số khó khăn cho người nghèo như thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp... Người nghèo tham gia học nghề đã được khảo sát nhu cầu học nghề; được hỗ trợ chi phí cho khóa học và được tiếp thu kiến thức, giải quyết việc làm tạo thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, mức hỗ trợ tiền ăn cho người học nghề thấp (50.000 đ/người/ngày thực học), do vậy chưa khuyến khích được nhiều người học; nhu cầu sau học nghề với giải quyết việc làm vẫn còn là một thách thức đối với các địa phương trong huyện.

=> Theo tinh thần và quy định chung của Nhà nước, đảng bộ, nhân dân huyện Hạ Lang cũng xây dựng mà thực hiện các nội dung về các chế độ hỗ trợ theo từng vấn đề cho người nghèo. Một trong những điểm khác biệt là ngồi các hình thức, nội dung đó, tại Hạ Lang các chính sách trợ giúp nhấn mạnh chú trọng đến các lĩnh vực là tiềm năng, thế mạnh của người nghèo trên địa bàn. Cụ thể như hỗ trợ cho người nghèo trong nơng nghiệp, vì đây là một trong những thế mạnh của người dân tại địa phương. Ngồi ra cịn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để khai thác nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách trợ giúp cũng như cơng tác hỗ trợ cho người nghèo.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w