Nguồn lực thực hiện

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 47 - 48)

II. THỰC TRANG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP

5. Nguồn lực thực hiện

- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

+ Để thực hiện các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo trong huyện Hạ Lang nhằm phát triển kinh tế thốt khỏi cảnh nghèo đói thì ngân sách nhà nước đóng vai trị quan trọng.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tạo điều kiện để tăng nguồn ngân sách đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền tảng vật chất để người nghèo, vùng nghèo vươn lên. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP tăng thêm 1% kéo theo giảm 1,3% hộ nghèo, cao hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giảm nghèo nhằm vào các mục tiêu cơ bản như: Xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, thủy lợi, trường học...); cải thiện hệ thống an sinh xã hội; mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch; đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc; cung cấp các chương trình tín dụng vi mơ cho người nghèo v.v... Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho xóa đói giảm nghèo thực hiện theo hệ thống định mức chi thường xuyên và chi đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước. Hệ thống định mức này bao hàm yếu tố nghèo nhằm hướng luồng ngân sách đến các vùng nghèo, người nghèo.

+ Bên cạnh nguồn vốn do nhà nước thì khơng thể kể đến các nguồn vốn từ các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Với truyền thống lá lành đùm lá rách, đoàn kết yêu thương nhau được thể hiện qua các hành động giúp đỡ với các hộ có điều kiện khó khăn trong địa bàn huyện Hạ Lang.

+ Các hình thức hỗ trợ đối với người nghèo chủ yếu từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dịch vụ trong địa bàn phường. Đối với hình thức này thì họ chủ yếu hỗ trợ về đồ dùng cá nhân, đồ dùng cho học tập, sinh hoạt trong gia đình. Hạn chế của hình thức trợ giúp này là khơng ổn định, mức độ trợ giúp hạn chế, chỉ có tác dụng trước mắt, khơng lâu dài, khơng có kế hoạch.

+ Cùng với đó là chương trình xóa đói giảm nghèo của các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại địa phương nhằm giúp cho người dân tăng năng lực bản thân tự xóa đói.

- Nguồn từ cộng đồng

+ Các hội, đồn thể như: Hội Nơng dân tập thể, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên bằng nguồn vốn đóng góp của hội viên, quỹ vận động quyên góp và lồng ghép các dự án nhân đạo, dự án phát triển kinh tế xã hội, dạy nghề cho người nghèo đã tổ chức dạy nghề tạo việc làm, h- ướng dẫn cách làm ăn, phát triển sản xuất, giúp người nghèo có thể vươn lên thốt nghèo.

- Nguồn từ gia đình

+ Bản thân đối tượng chính là nguồn lực quan trọng nhất để đối tượng vươn lên thoát nghèo.

+ Bên cạnh các khoản trợ cấp, nguồn huy động từ cộng đồng cần có tinh thần tự lực của người nghèo và gia đình họ ln có ý thức vươn lên, khơng trơng chờ ỷ lại.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w