Đánh giá, xác định vấn đề

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 66 - 75)

2 .Tiến trình trợ giúp thân chủ

3. Đánh giá, xác định vấn đề

Sơ đồ phả hệ của em H

Chú thích:

Phân tích: Qua sơ đồ phả hệ, ta có thể thấy các thành viên trong gia

đình của TC và mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Hiện tại TC đang sống cùng với bà ngoại, mẹ và em gái. Bố mẹ TC đã ly hôn được 2 năm. Bà ngoại của TC rất thương 3 chị em, đặc biệt là TC vì bà nhận thấy TC trầm tính, hay buồn rầu. Mẹ của TC cũng rất thương các chị em nhưng vì bà hay bận rộn kiếm tiền nên ít khi có thời gian trị chuyện, chăm sóc hai chị em. Em H trước đây đã giận mẹ và bố vì khơng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nên giờ đây càng có mối quan hệ xa cách với bố mẹ hơn. Tuy nhiên,

mối quan hệ giữa ba chị em vẫn rất gắn bó và thân thiết. H đặc biệt nghe lời chị gái và rất yêu thương, chăm lo cho em gái.

Sơ đồ sinh thái

--------------- ---------------

Chú thích :

Tác động 2 chiều

Tác động 1 chiều ----------------- Quan hệ xa cách

Phân tích: Qua biểu đồ sinh thái, ta có thể thấy được những nguồn

lực và tác động của những yếu tố bên ngồi xung quanh TC.

Gia đình TC và TC có mối quan hệ khá chặt chẽ với họ hàng, hàng Hàng xóm Họ hàng Nhà trường Trung tâm tham vấn ABC Bạn bè Chính quyền địa phương

trước khi trở nên trầm cảm, ít nói. Họ là những người quen biết TC từ lâu và có tác động qua lại hằng ngày với gia đình TC.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa TC và bạn bè, nhà tham vấn tâm lí rất xa cách. Vì ngay từ khi lên lớp 10, hầu như TC khơng giao tiếp hay trị chuyện với người bạn nào. Khi TC gặp vấn đề về tâm lí cũng khơng có sự hỗ trợ từ nhà tham vấn nào.

Nhà trường có mối quan hệ một chiều với TC vì TC khơng thích đi học và ln tách mình khỏi các hoạt động, chương trình của nhà trường tổ chức.

Nhìn chung, ta có thể thấy được những nguồn lực có sức ảnh hướng lớn nhất tới TC là gia đình, hàng xóm và họ hàng xung quanh. Từ đó, những mối quan hệ như nhà trường, bạn bè, NVXH cần chú trọng nâng cao và kết nối TC tới những nguồn lực này hơn.

 Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu

STT Đối tượng Điểm mạnh Điểm yếu

1 TC – Nông Thị Huyền - Hiền lành, chăm chỉ, chăm học và ln có thành tích học tập tốt. - Có nhiều năng khiếu như: đàn, vẽ tranh. - Ln có tình u thương đối với gia đình.

- Rụt rè, nhút nhát, thường khơng chủ động trong mọi việc.

- Thường có suy nghĩ bi quan, tiêu cực, tách mình khỏi mọi người.

2 Bố TC -Có thu nhập khá. -Có khá nhiều thời gian dành cho con cái. -Thương các con. -Đang dành tình cảm cho người phụ nữ khác. -Khơng bộc lộ tình u thương các con.

STT Đối tượng Điểm mạnh Điểm yếu

3 Mẹ TC -Thu nhập ổn định.

-Yêu thương các con. -Sống cùng nhà với TC nên có thể dễ chia sẻ với TC hơn.

-Ít có thời gian chia sẻ, chăm sóc các con, chính vì vậy khơng bộc lộ được cho TC thấy tình yêu thương của mình dành cho các con. 4 Bà ngoại TC -Có thu nhập. -Yêu thương các cháu, đặc biệt là TC. - Bà có nhiều thời gian ở bên TC.

- Sức khỏe yếu, hay bị nhức xương.

- Khó thấu hiểu được tâm lí của cháu vì khoảng cách thể hệ. 5 Chị gái TC -Còn trẻ và thấu hiểu

tâm lí TC.

- Có thu nhập nhờ đi làm thêm.

- Thương các em.

- Không sống cùng nhà và đi học đại học ở nơi khác nên đơi khi có hạn chế về khoảng cách.

6 Em gái TC -Rất thương chi gái. - Ngoan ngoãn, nghe lời, học giỏi.

- Vì cịn nhỏ nên đơi khi khơng hiểu hết mọi chuyện. 7 Họ hàng, hàng xóm -Thấu hiểu hồn cảnh của gia đình TC.

-Yêu thương, san sẻ với TC và các chị em.

Chỉ giúp đỡ được một phần cho TC vì TC khơng muốn chia sẻ với ai.

Phân tích: Qua bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, ta nhận thấy

những nguồn lực xung quanh TC có những điểm mạnh nào nên phát huy và điểm hạn chế nào cần cải thiện. Nhìn chung, những nguồn lực xung quanh

TC đều có điểm mạnh là dành cho TC tình yêu thương và khá quan tâm tới TC. Tuy nhiên, mỗi người/nhóm người lại có những điểm hạn chế khác nhau. Chính vì vậy, NVXH cần tập trung huy động những nguồn lực này ở những điểm mạnh nhất như: vận động kinh tế của bố để TC có thể có những hoạt động ngoại khóa bên ngồi, vận động sự chia sẻ, săn sóc, quan tâm của mẹ và bà, những người gần TC nhất.

 Cây vấn đề của Thân chủ

Phân tích: Nhìn vào cây vấn đề, ta có thể thấy được vấn đề hiện tại

của TC là luôn mặc cảm, tự ti với mọi người xung quanh và có 3 ngun nhân chính dẫn tới tình trạng này là gia đình, bạn bè và ngun nhân chính là do suy nghĩ của bản thân TC:

- TC luôn cảm thấy tự mặc cảm, tự ti với những người xung quanh vì hồn cảnh gia đình tan vỡ.

Ln mặc cảm, tự ti với mọi người xung quanh vì hồn

cảnh gia đình

Gia đình Bản thân Thân chủ Bạn bè Thân chủ

Ít sự chia sẻ, nói chuyện với những người trong gia đình, đặc biệt là với bố mẹ và con cái Gia đình TC tan vỡ nên thời gian TC ở cạnh bố mẹ khơng có nhiều Tính cách vốn rụt rè, ít nói TC ln có suy nghĩ thua kém bạn bè, từ đó xa lánh với mọi người Khơng có sự tương tác nhiều với TC TC khá bận rộn vì phải lo toan việc nhà và chăm sóc em gái

- Vì trượt cấp 3 mình u thích, TC trở nên ngại ngùng với bạn bè vì sợ bạn bè chê cười khả năng của mình.

- TC quá tập trung vào việc ở nhà, khơng muốn ra bên ngồi giao tiếp và làm quen, kết bạn với mọi người.

Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên

Sau khi đã nắm được những thông tin xung quanh TC và những cơng cụ để có thể xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của những nguồn lực xung quanh, NVXH sẽ cùng TC tìm ra nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên trợ giúp nhất của TC.

Phúc Trình

- Thân chủ : em Nơng Thị H - Địa điểm : nhà của thân chủ. - Thời gian : 8h-10h

- Tuổi : 15 - Giới tính : nữ.

- NVCTXH : Minh Huân

- Mục đích : Cùng TC phân tích những nguyên nhân dẫn tới vấn đề của mình, và để TC nói ra những khó khăn, vướng mắc mà TC đang gặp phải. Từ đó, NVXH sẽ cùng TC xác định vấn đề ưu tiên giải quyết.

NVXH: H ơi, cũng sắp đến kì thi học kì của chúng em rồi đó nhỉ. Em đã ôn được nhiều bài chưa?

TC: Em thấy cũng khá ổn anh ạ. Em cũng khơng lo lắng gì lắm. Em chỉ hơi lo mơn hóa thơi.

NVXH: Ồ, hóa lại là sở trường của anh đấy. Nếu em cần giúp ở bài nào cứ bảo chị nhé.

TC: Vâng, lát nữa em hỏi anh mấy bài nhé.

NVXH: Ừ. Mà H ơi, anh thấy em bảo là không lo lắng về bài thi lắm. Vậy em có thể chia sẻ cho anh về việc học của em được không?

(Kĩ năng phản hồi, phản hồi lại câu nói của TC đã nói ở trên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và khám phá của TC và làm sáng tỏ vấn đề, giúp TC cảm thấy NVXH muốn lắng nghe và khuyến khích TC chia sẻ thêm)

TC: Việc học của em thì em thấy cũng ổn anh ạ. Vì ở trên lớp em rất tập trung nghe giảng và về nhà thì chỉ có làm bài thơi anh ạ. Cũng vì khơng ra ngồi chơi nên em chỉ có học thơi.

NVXH: Vậy cũng thật đáng mừng rồi. Thế ở trường em đang học, em có gặp vấn đề gì khơng?

(Kĩ năng đặt câu hỏi, nhằm khai thác thông tin của TC, để TC chia sẻ về những vấn đề khi đi học)

TC: Ở trường thì em ít tiếp xúc với mọi người anh ạ. Nên có đơi khi em cảm thấy cơ đơn thơi. Nhưng dần thì cũng quen.

NVXH: Vậy anh nghĩ bây giờ đối với em thì chuyện gia đình là chuyện quan trọng nhất phải khơng? Em có thể chia sẻ những tâm sự trong lịng với anh được chứ? Anh sẽ lắng nghe để em có thể nhẹ lịng hơn.

(Kĩ năng lắng nghe tích cực. nhằm động viên TC tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và giúp TC giải tỏa cảm xúc, giải phóng được mình khỏi những suy nghĩ tiêu cực trước đây. Bên cạnh đó, cịn hỗ trợ tích cực cho việc phát triển mối qua hệ gần gũi giữa NVXH và TC)

TC: Em..em… (im lặng)

NVXH: Anh biết cũng sẽ thật khó khăn để chia sẻ vì em đã giữ trong lịng một thời gian khá lâu. Trước đây anh cũng có một khoảng thời gian như vậy, nhưng lâu dần anh nhận ra việc giữ trong lịng thật khiến ta trở nên thật bí bức và nhiều nỗi lịng. Cho đến một ngày, anh chủ động chia sẻ câu chuyện của mình cho một người bạn, và người bạn đó chỉ lắng nghe thơi chứ khơng khun bảo anh phải làm gì, vậy mà anh đã cảm thấy rất thoải mái và nhẹ lịng rồi đó. Anh khơng nghĩ mình sẽ đưa ra lời khuyên, bảo em phải làm gì nếu em khơng muốn. Anh chỉ muốn giúp em được giải tỏa cảm xúc thôi.

(Kĩ năng thấu hiểu, thấu hiểu những gì TC đã và đang trải qua trên kinh nghiệm của bản thân. Từ đó sẽ giúp TC cảm nhận được những điểm tương đồng và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình hơn.

Kĩ năng chia sẻ bản thân, NVXH chia sẻ câu chuyện, suy nghĩ và cảm xúc của mình nhằm để TC hiểu được mong muốn, nguyên vọng của NVXH và giúp TC cảm thấy tin tưởng đối với cả hai bên)

TC: Em cám ơn anh. Thực sự chưa có ai nói những lời này với em ngồi chị gái em cả. Đôi khi em muốn tâm sự với mẹ lắm mà em ln cảm thấy có khoảng cách với mẹ.. nên…

NVXH: Qua những lời em đã chia sẻ thì anh cũng nhận thấy được khoảng cách giữa em với mẹ. Vậy theo như em cảm nhận thì hiện em đang cảm thấy mình có những điều vướng mắc nào khơng?

(Kĩ năng đặt câu hỏi, nhằm khai thác thông tin của TC, để TC chia sẻ

về những vấn đề của mình và giúp TC tự đánh giá, xác định vấn đề của mình)

TC: Trước đây em đã nghĩ vấn đề của em là cảm giác sợ bị bỏ rơi, tan vỡ khi bố mẹ em ly hôn. Nhưng lâu dần, em cảm thấy bản thân em có vấn đề ở trong suy nghĩ của mình. Em ln có cảm giác thua kém so với các bạn, với mọi người xung quanh anh ạ.

NVXH: Em có thể chia sẻ cho anh kĩ hơn về cảm giác này của em khơng? Em cảm thấy mình thua kém ở những mặt gì?

(Kĩ năng khuyến khích làm rõ ý, giúp TC nói lên những điều mà mình đang suy nghĩ nhưng chưa có sự rõ ràng. Và cũng để giúp TC sắp xếp và nhìn nhận lại vấn đề của mình một cách đầy đủ, chi tiết)

TC: Từ ngay bố mẹ em ly hơn, em ln cảm thấy.. gia đình của mình khơng hạnh phúc như các bạn anh ạ. Nhìn các bạn gia đình đầy đủ hạnh phúc, em ln thấy ghen tị và cũng không dám kể cho ai nữa. Rồi đến khi em thi lên lớp 10, vì buồn rầu mà em bị trượt trường cấp 3 mình thích. Cho nên em ln cảm thấy mình khơng may mắn, khơng đầy đủ và thua kém các bạn về mọi mặt.

NVXH: Anh hiểu cảm giác của em. Anh đốn là chính vì vậy mà em ln tách mình khỏi những hoạt động của trường, lớp phải không?

(Kĩ năng thấu hiểu, thấu hiểu với TC về những cảm xúc, tâm trạng mà

TC đã trải qua để giúp TC cảm thấy yên tâm hơn khi chia sẻ với NVXH)

TC: Vâng anh ạ. Em không biết từ bao giờ mà em khơng cịn muốn tích cực tham gia các hoạt động như trước nữa.

NVXH: Ừm, anh hiểu rồi. Vậy là vấn đề của em hiện giờ là ln mặc cảm, tự ti với những người xung quanh vì những chuyện khơng vui trong q khứ phải khơng. Anh em mình cùng trao đổi về vấn đề này nhé!

Lượng giá: Sau buổi trị chuyện ngày hơm nay, NVXH cảm thấy TC

đã có những chuyển biến tích cực hơn đối với mối quan hệ với TC. TC đã sẵn sàng trao đổi và chia sẻ với NVXH nhiều hơn câu chuyện của mình, đồng thời trong buổi ngày hơm nay TC và NVXH đã xác định được vấn đề quan trọng, ưu tiên cần giải quyết của TC.

Điểm mạnh: NVXH đã sử dụng khá linh hoạt những kĩ năng cho buổ

làm việc này.

Trong buổi làm việc này, NVXH và TC đã xác định được vấn đề của TC và TC đã có sự nhìn nhận trực tiếp, đối diện và lựa chọn được vấn đề ưu tiên của mình.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập 14 (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w