Nguyễn Khuyến: nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 26 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Nguyễn Khuyến: nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

1.3.1. Nguyễn Khuyến: một cuộc đời giữa hai thế kỷ

Bước sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc. Giai cấp phong kiến thống trị giai đoạn này khơng cịn năng lực quản lý và lãnh đạo nhà nước mà lao vào ăn chơi trụy lạc, tranh giành quyền lực, sinh ra cảnh nồi da nấu thịt, nội chiến liên miên khiến đời sống nhân dân vơ cùng khổ cực, lầm than. Nơng nghiệp đình đốn, kinh tế hàng hóa manh nha từ sớm song khơng có điều kiện phát triển, cơng thương nghiệp giẫm chân tại chỗ… Tất cả điều đó khiến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội diễn ra gay gắt chưa từng có. Các phong trào nơng dân khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp trong suốt giai đoạn từ Bắc tới Nam mà đỉnh cao của nó là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến Đằng Trong (chúa Nguyễn), Đằng Ngoài (vua Lê, chúa Trịnh), đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc. Nhưng phong trào Tây Sơn sau khi giành được thắng lợi huy hồng đã khơng còn phát huy được vai trị tích cực của mình mà đi vào con đường phong kiến hóa, cuối cùng thất bại trước sự tấn cơng của tập đồn Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lên ngôi, xây dựng triều đại nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn không nhượng bộ trước cuộc đấu tranh của quần chúng. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì quyền lợi ích kỷ của mình, họ khơng đứng về phía nhân dân chống xâm lược nên đã thất bại. Năm 1858, việc thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng đã kết thúc một giai đoạn cũng mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Lúc đầu, ơng có tên là Nguyễn Thắng, sau thi hội không đỗ, ông mới đổi thành Nguyễn Khuyến, biệt hiệu là Quế Sơn.

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình có dịng dõi Nho học: ông tổ bốn đời đậu Tiến sĩ, ơng nội là Nguyễn Tơng Tích đỗ nho sinh, cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài, nhưng trượt cử nhân, mẹ là con gái cụ sinh đồ. Bản thân ông cũng theo học đạo Nho từ tấm bé, nổi tiếng là người thông minh, học giỏi.

Năm mười bảy tuổi, Nguyễn Khuyến đi thi hương với cha nhưng khơng đỗ, sau đó cha mất, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ. Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến đi thi Hương, đỗ giải Nguyên trường Nam Định. Năm sau ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi Hội lần thứ hai và đỗ Hội nguyên, sau đó vào thi Đình, đỗ Đình ngun. Cả ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ơng đều đỗ đầu nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ, và Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết hai chữ “Tam nguyên”.

Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được bổ làm quan ở Nội các Huế, năm sau đổi thành Đốc học Thanh Hóa, rồi án sát Nghệ An, nhưng được mấy tháng thì mẹ mất, ơng xin về để tang mẹ. Mãn tang, ông vào Kinh làm Biện lý bộ Hộ. Năm 1877, đổi làm Bố chánh Quảng Ngãi, năm 1879, Nguyễn Khuyến bị điều về Kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc sử quán. Năm 1883, triều đình Huế cử ơng làm phó sứ đi cơng cán nhà Thanh. Nhưng tháng 8 năm 1883, Thuận An thất thủ, việc đi sứ bị đình, ơng lại về chức cũ. Tháng 12 năm ấy, thực dân Pháp đánh Sơn Tây, Tổng đốc Sơn Tây là Nguyễn Đình Nhuận chạy lên Hưng Hóa kháng chiến cùng với Nguyễn Quang Bích. Thực dân Pháp bắt Nguyễn Hữu Độ là Kinh lược Bắc Kỳ, chọn người thay Nguyễn Đình Nhuận. Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn Khuyến làm quyền Tổng đốc nhưng ơng dứt khốt từ chối, lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng.

Khi thực dân Pháp lần lượt chiếm Trung Kỳ, Bắc Kỳ, chúng tìm cách mua chuộc hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi lúc bấy giờ để đối phó với phong trào yêu nước

nổi dậy khắp nơi. Chúng nhiều lần mời Nguyễn Khuyến ra làm quan nhưng ông nhất quyết từ chối. Về sau, Hoàng Cao Khải làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ mời ông về nhà dạy học. Từ chối mãi không tiện, lần này, ông miễn cưỡng nhận lời nhưng dạy được hai năm (1891-1893) thì cho con trai là Nguyễn Hoan đến thay. Năm 1905, Lê Hoan, Tổng đốc Hưng Yên tổ chức cuộc thi vịnh Kiều để lôi kéo các nho sĩ từ bỏ con đường vận động cứu nước, Nguyễn Khuyến được mời vào ban khảo duyệt. Nguyễn Khuyến tham gia nhưng ngụ ý kín đáo tâm sự của mình trong những bài thơ vịnh Kiều để đả kích bọn Lê Hoan và đồng bọn. Nguyễn Khuyến luôn phải sống trong cảnh nghi kỵ nặng nề, nên cuối cùng ông cho Nguyễn Hoan ra làm quan. Từ đó trở đi ơng được sống n ổn tại quê nhà và từ trần vào tháng giêng năm Kỷ Dậu (1909), thọ 74 tuổi.

Như vậy Nguyễn Khuyến làm quan tất cả 11 năm (1872-1883) còn phần lớn cuộc đời ông là ở quê nhà. Trong cả cuộc đời làm quan mình, Nguyễn Khuyến ln nổi tiếng là người thanh liêm, chính trực. Khi về sống giữa quê nhà, Nguyễn Khuyến vẫn giữ nếp sống thanh bạch, gần gũi với quần chúng, hiểu biết những lo toan và tâm tình của họ. Nguyễn Khuyến thực sự là một người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lịng u nước thương dân, được người đời trân trọng, cảm phục.

1.3.2. Hành trình thơ trở về khơng gian sinh thái làng quê

Nguyễn Khuyến là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội phong kiến đào tạo. Non nửa đời lăn lóc trong chốn quyết khoa, Nguyễn Khuyến đã dụng công, dụng sức, dụng tâm nhiều cho kỹ xảo văn chương cử tử. Sái tảo, ứng đối, tiến thối, hết kinh truyện đến đại gia, bách gia, Nguyễn Khuyến đều tinh thông. Rèn luyện, tập tành, vận dụng nhiều, dấu vết văn cử tử để lại trong ơng khơng phải mờ nhạt. Thuộc điển tích, nhớ sách vở, giỏi chiết tự, cho đến tức sự, cảm hồi, thù tạc, ngơn chí, vịnh sử, vịnh vật… đối với một ơng Tam ngun là chuyện khơng khó nhọc gì. Nhưng sống trong thời đại rối ren của xã hội phong kiến Việt Nam, Nguyễn Khuyến lại là một trong số ít các trí thức nhận ra được sự tan vỡ trong hệ tư tưởng của giai cấp mình cũng như thừa nhận sự bất lực của nó trước lịch sử. Trong suốt 11 năm tham gia triều chính, tuyệt nhiên Nguyễn Khuyến không hề phản ánh

trong thơ văn những bước thăng trầm của lịch sử. Ơng khơng hề đề cập tới chuyện “chiến” hay “hịa” sơi nổi trong những năm 1860 từng làm khắc khoải rất nhiều sĩ phu. Ơng cũng khơng nhắc tới chuyện “bình Tây sát tả” vốn là sản phẩm của các nhà nho cực đoan, gây ra biết bao thảm kịch ở miền Trung, miền Nam. Ông cũng im hơi lặng tiếng trước con đường mộ binh đánh giặc của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xn Ơn, Nguyễn Quang Bích… Nguyễn Khuyến khơng cam chịu làm tay sai cho triều đình bán nước, nhưng cũng không lựa chọn con đường dấy nghĩa đánh giặc bởi sâu xa trong ơng đã có sự khủng hoảng, rạn nứt nghiêm trọng về tư tưởng. Khủng hoảng trong xã hội kéo theo khủng hoảng về ý thức hệ xã hội. Nho giáo tàn tạ, phá sản. Lão – Trang hay Phật giáo cũng không là chỗ dựa cho con người. Gia tô giáo mới du nhập bị coi là “tà đạo”. Giai cấp thống trị mất đi vai trò lịch sử của mình nên tư tưởng “trung qn” cũng khơng cịn giá trị, “xả thân thủ nghĩa” “liều chết để đền ơn vua” khơng cịn là tiêu chí cho hành vi ứng xử của kẻ sỹ. Vì thế, trong quãng đời hành đạo của mình, dường như Nguyễn Khuyến né tránh mọi chủ đề “trung quân ái quốc” trong sáng tác.

Nhưng khi “trở lại vườn Bùi”, con người n Đổ đã có sự biến đổi hồn tồn khác. Mất chỗ dựa trong đời sống thực tại, Nguyễn Khuyến chỉ cịn một cách là tìm về tinh thần dân tộc qua việc khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống. Nguyễn Khuyến một mặt tìm về quá khứ, một mặt tìm vào tĩnh lặng, tìm về sau luỹ tre xanh. Nếu tìm về quá khứ là cách để Nguyễn Khuyến phủ định hiện tại, đau xót cho hiện tại thì tìm về với thế giới làng q là cách ơng phát hiện hồn văn hóa dân tộc, sức sống dân tộc cịn tiềm tàng. Khơng gian sinh thái làng quê thực sự trở thành một phạm trù không gian mang đặc sắc phong cách Nguyễn Khuyến. Trở về với làng quê, Nguyễn Khuyến đã đi từ đỉnh cao danh vọng với mũ áo xênh xang về hịa mình với những người dân chân lấm tay bùn. Nguyễn Khuyến đã đi từ các phạm trù thẩm mỹ về “cái cao cả” nhường chỗ cho những cảm xúc nẩy ra từ những vui buồn, sướng khổ, gắn với những cảnh đời bình dị, chân thật. Nhà thơ đã bỏ lại những tầm chương, trích cú, những vẫn thơ quý phái, đài các để đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, với làng quê, với những người nông dân nghèo khổ vất vả. Sự trở về của Nguyễn Khuyến là

sự hịa mình với mơi trường sống, mơi trường văn học đã gắn bó từ thuở lọt lòng. Từ đây, một thế giới tự nhiên phong phú đa dạng đi vào thơ Nguyễn Khuyến với những tầng ý nghĩa sâu sắc. Không gian làng quê hiện lên giàu giá trị văn hóa với những con người dân quê chân chất, mộc mạc. Nguyễn Khuyến đã phục dựng cả một chiều sâu văn hóa dân tộc qua khơng gian làng q ấm áp nghĩa tình. Xét ở khía cạnh đó, tinh thần u nước trong thơ ca Nguyễn Khuyến đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận trong tiến trình thơ ca trung đại Việt Nam.

Tiểu kết

Điểm qua một vài nét như vậy, có thể thấy, nghiên cứu phê bình sinh thái là một xu hướng tất yếu của nghiên cứu văn học trong bối cảnh xã hội hiện đại. Nghiên cứu phê bình sinh thái giúp con người nhận thức được mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cảnh tỉnh được nguy cơ hủy hoại sinh thái môi trường đang xảy ra trong đời sống hơm nay. Soi rọi góc nhìn sinh thái vào dịng chảy văn học Việt Nam, có thể thấy, từ sâu xa, người phương Đơng đã có nhận thức tích cực, nhân văn về mơi trường sinh thái tự nhiên với các biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng. Là một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến vừa mang trong mình dấu ấn của tư tưởng sinh thái phương Đơng cổ điển, vừa có sự chuyển biến nhận thức, mỹ cảm theo xu hướng hiện đại.

Chƣơng 2. KHÔNG GIAN SINH THÁI LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)