Thế giới phi sinh

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 36 - 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tự nhiên trong không gian làng quê

2.1.2. Thế giới phi sinh

Thế giới vô sinh trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến cũng sống động vơ cùng. Có thể chia thế giới ấy thành ba loại cơ bản là khơng khí, đất và nước với các biến thể khác nhau.

2.1.2.1. Khơng khí

Khơng khí là lớp khí rất dày bên ngồi bao phủ tồn bộ bề mặt của trái đất. Khơng khí khơng màu, không mùi, không vị.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, khơng khí trước hết được hiện hình trong hình ảnh bầu trời. Bầu trời có khả năng khơi gợi tưởng tượng về một không gian vô tận của tự nhiên và suy tưởng của nó, bởi đó là chiều cao, chiều rộng và cả chiều sâu, bởi nó hướng về một viễn tưởng xa xơi. Thống kê cho thấy, hình ảnh bầu trời xuất hiện 10 lần trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Bầu trời gắn với mơi trường sống của thế giới sinh lồi phong phú. Bầu trời đem lại sự sống cho thế giới động, thực vật làng quê, trong đó có con người:

“Vừa gặp buổi trời xanh gió mát Đường cỏ non xanh ngát chim gù”.

(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi, 153)

Câu thơ ngỡ tưởng chỉ là miêu tả bầu trời, thiên nhiên, nhưng đọc kỹ ta thấy trong tự nhiên có dấu ấn sự xuất hiện của con người với cái nhìn tri giác “trời xanh gió mát”. Vì bầu trời cao rộng, đẹp đẽ nên thế giới sinh loài cũng thật thanh bình, êm ả: cỏ thì non xanh, tiếng chim gù tha thiết. Sâu xa hơn, “cỏ non xanh” “chim gù” là cái nhìn, sự cảm nhận của con người về tự nhiên. Như thế, không gian bầu trời đã đem đến cho con người niềm vui sống, thái độ sống hòa hợp với tự nhiên, qua tự nhiên mà thấy được tâm hồn phóng khống, an nhiên của con người.

Bầu trời còn gắn với cuộc sống, quan niệm sống của con người thời trung đại. Nguyễn Khuyến nhìn trời mà biết thời tiết:

“Dở trời mưa bụi còn hơi rét”

(Chợ đồng, 134)

Con người nhìn vào trời mà sống, mà trông đợi như một yếu tố linh thiêng, kỳ bí. Bầu trời – ơng trời theo quan niệm xưa vốn có quyền năng vạn phép, có khả năng tạo ra lẽ biến hóa, vận hành sự sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Bởi thế, con người có tâm lý phụ thuộc vào trời, trơng trời, kêu trời, than trời:

“Vắt tay ngảnh mặt trơng trời”

(Ơng Phỗng đá, 138) “Trời đã sinh ta ắt có ta”

Bầu trời trong thơ Nguyễn Khuyến cũng có lúc trở nên thật gần gũi. Nguyễn Khuyến “giải thiêng” tấm áo tâm linh để tả bầu trời thật hóm hỉnh:

“Chót vót trên này có một tao Nào tao có muốn nói đâu nào Da tao xanh ngắt pha đen trắng Chỉ tại dì Oa vá váy vào”.

(Trời nói, 180)

“Trời nói” xưa nay là “sấm truyền”, là huyền bí. Theo Luận ngữ của Lão Tử, trời không nói mà vạn vật vẫn cứ xoay vần, sinh hóa, thuận theo tự nhiên. “Vô ngôn” “vô vi” mà “vô bất vi”. Nguyễn Khuyến “giải thiêng” cả lời Lão Tử, để cho “trời nói”, nghĩa là không thể “vô ngôn” “vô vi” được nữa. Trời không nói thì chớ, chứ đã nói thì thật ngạo nghễ, cao ngạo, từ cách xưng hơ “tao” tới tư thế “chót vót” tót vời. Nói mà lại phân bua “khơng muốn nói”, như thế là bị “ép nói” vì phải nói để giải thích cái kệch cỡm, lố lăng của màu sắc pha lẫn trắng đen.

Nhiều nhất trong thơ Nguyễn Khuyến là hình ảnh bầu trời gắn với tâm hồn rộng mở, thoáng đạt của thi nhân theo lối “thiên – nhân hợp nhất”.

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Vịnh mùa thu, 136) “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”

(Câu cá mùa thu, 136) “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”

(Uống rượu mùa thu, 137)

Bầu trời trong xanh vốn là hình ảnh đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ. Đó là hình ảnh nên thơ, hiền dịu, trong sáng trong tâm cảm của nhiều người. Ở cả ba bài thơ, Nguyễn Khuyến đều dùng tính từ “xanh ngắt” để tả bầu trời. “Xanh ngắt” diễn tả màu xanh cực độ, xanh cao vời vợi, xanh trong thăm thẳm. Khơng khí mùa thu se sắt như được thanh lọc, đẩy bầu trời cao hơn, xanh hơn, đẹp hơn. Ta như thấy ẩn trong đó cái nhìn dõi theo của thi nhân đến vô cùng vô tận. Tâm hồn con người cũng mở rộng theo bầu trời. Khoảng cao xanh kia dường như còn nguyên dấu vết

của một môi trường sinh thái làng quê vĩnh hằng ngàn đời. Nhà thơ đã thấu nhập cái “tôi” vào vũ trụ, tan vào những yếu tố bản nguyên của sự sống.

Biến thể thứ hai của khơng khí là gió bởi gió vốn là sự chuyển dịch các khối khơng khí trong tự nhiên. Gió xuất hiện 9 lần trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến tả hoạt động, trạng thái của gió một cách cụ thể. Khi “gió lọt”, lúc “gió lùa”, khi lại “hây hẩy”:

“Gió lùa cửa cống bèo man mác”

(Gái góa than lụt, 103) “Ơm tiu, gối mõ ngáy khị khị

Gió lọt phịng thiên mát mẻ cơ”

(Bỡn cơ tiểu ngủ ngày, 103) “Gió hây hẩy nức mùi hương xạ”

(Chơi Tây Hồ, 116)

Thơ Nguyễn Khuyến khơng có bão hay cuồng phong. Ngọn gió trong cảm nhận của ông vẫn mát lành, dịu nhẹ, mang hơi thở tươi mát của bản hòa tấu đồng quê. Gió như một con người có hành động, có cử chỉ, lúc như xua đuổi, lúc như trêu đùa, bất ngờ, lúc như tình tứ, nồng nàn. Ngọn gió vơ hình mà cũng mang cả sự sống bên trong. Gió khơng chỉ làm dịu mát khơng gian làng q mà quan trọng hơn, gió xoa dịu tâm hồn thi sỹ. Ngọn gió trong lành của mơi trường sinh thái thơn quê trở thành nguồn nuôi dưỡng, vỗ về cho tâm hồn khi trở về.

Đơi khi, gió trong thơ Nguyễn Khuyến cịn là ngọn gió thời gian. Nhà thơ cảm nhận gió theo mùa:

“Ngọn gió đơng ngoảnh lại lệ đầm khăn Tính thương hải tang điền qua mấy lớp?”

(Trở về vườn cũ, 119) “Gió thu hiu hắt đượm màu sương”

(Gửi ông đốc học Ngũ Sơn, 162)

Thơ Nơm Nguyễn Khuyến thường có gió đơng lạnh lẽo, gió thu hiu hắt. Đó là những cơn gió cuộc đời lạnh buốt, tê tái trong buổi trở về, trong cảnh đời loạn.

Gió khơng đem tới niềm vui mà chỉ gợi giọt nước mắt, gợi mái tóc pha sương. Gió héo hon cả thời gian, gió ngỡ ngàng đã qua bao bể dâu cuộc đời. Ngọn gió tâm hồn tác giả trĩu nặng nỗi niềm thế sự, trĩu nặng sự bất lực, nhỏ bé của con người trước thời gian vĩnh hằng miên viễn, trước cuộc đời thương hải tang điền.

Như vậy, khái niệm khơng khí vốn trừu tượng, vơ hình nhưng với hai biến thể bầu trời và gió, Nguyễn Khuyến đã khiến khơng khí trở nên thật gần gũi, thân thuộc. Khơng khí vừa là, mơi trường sống của con người và hệ động, thực vật; vừa gợi lên không gian quê kiểng đặc trưng trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

2.1.2.2. Đất – Nước

Cặp đôi đất - nước là một trong những mẫu gốc trong quan niệm âm - dương của người Việt. Đất - nước là môi trường sống cơ bản của thế giới sinh loài. Thơ Nguyễn Khuyến khơng chỉ nói tới đất, nói tới nước mà có rất nhiều bài hai hình tượng đó được ghép sóng đơi, đồng nhất.

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Đất là môi trường sống phổ biến, dễ nhận diện và quan sát nhất. Biến thể của đất là đồng ruộng hay gị, bãi, đá, núi,…

Đất là khơng gian sống của con người. Đất gắn với sở hữu, gắn với sinh hoạt, chăn nuôi của người dân quê.

“Hầu lẽ mấy người, con cái nhỏ, Bò cày một chiếc, ruộng vườn ba.”

(Tặng người làng ra làm quan, 147) “Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

(Bạn đến chơi nhà, 149) Đất gắn với những câu chuyện vui buồn của làng trên, xóm dưới:

“Tơi nghe kẻ cướp nó lèn ơng, Nó lại lơi ơng bỏ giữa đồng”

Ruộng vườn vốn là biểu tượng khơng gian mang tính cố hữu của làng quê, là một dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt với không gian đô thị. Không gian này đã từng xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lui về ở ẩn. Sau này, trong Thơ mới, ta cũng gặp những “vườn trầu” “vườn chiêm bao” trong thơ Hàn Mặc Tử, “vườn tình nhân” trong thơ Xuân Diệu… và nhiều nhất là vườn quê trong thơ Nguyễn Bính. Ruộng vườn trong thơ Nguyễn Khuyến không mang tính chất thốt tục như trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, không lãng mạn, mơ mộng như trong Thơ mới. Ruộng vườn trong thơ Nguyễn Khuyến cụ thể đến đo đếm được “ruộng vườn ba”, vườn khơng có “lũ bướm vàng nhớ nắng ngẩn ngơ bay” mà chỉ có rào thưa, gà chạy. Đó là cuộc sống sinh hoạt thường nhật thân thiết của con người đã đi vào trang viết tự nhiên, hồn hậu. Đồng ruộng không chỉ là nơi cày cấy, sản xuất mà còn là nơi diễn ra những sự kiện, sự việc liên quan tới đời sống con người. Đất thật sự trở thành môi trường trú ngụ vĩnh hằng của con người. Đặc biệt với người nơng dân, đất chính là nguồn sống.

Biến thể khác của đất thường được Nguyễn Khuyến hướng tới là đá và núi. Khác với vườn tược, ruộng đồng là những biến thể của đất mang tính chất gần gũi, gắn bó với con người, đá, núi non lại mang tính chất cao cả, thiêng liêng, gắn với cái vĩnh hằng, bất biến của tự nhiên.

“Chom chỏm trên sơng đá một hịn Nước trơi sóng vỗ biết bao mòn Rừng cúc tiên triều trơ mốc thếch, Hịn câu Thái phó biết bao mịn. Trải bao sóng gió xuân già dặn Trời dẫu già nhưng núi vẫn non.”

(Chơi núi Non Nước, 118)

Núi Non Nước đã đi vào trong thơ Nguyễn Trãi với vẻ đẹp thần tiên thốt tục

“Cửa biển có non tiên”. Đến thơ Nguyễn Khuyến, ngọn núi ấy hiện lên trong ánh

nhìn hóm hỉnh, thâm trầm riêng. Núi hùng vĩ trên sơng mà nhà thơ lại thấy “chom chỏm”, chênh vênh, heo hút, ngạo ngược. Nghệ thuật đảo từ “đá một hòn” càng cho

thấy cái khác thường, kỳ lạ của ngọn núi đá mọc lên giữa sông nước. Chênh vênh là thế mà suốt bao năm, mặc con tạo xoay vần biến đổi, đá vẫn đứng giữa trời, hơn thế, nhà thơ lại tinh tế sử dụng nghệ thuật chơi chữ để thể hiện một phát hiện độc đáo “trời dẫu già nhưng núi vẫn non” – núi vẫn trẻ, vẫn còn mãi với đất trời.

Nguyễn Khuyến đã nói cái linh thiêng, kỳ vĩ của tự nhiên bằng một giọng rất riêng của mình. Ẩn sau đó là cái nhìn ngưỡng vọng của con người với tự nhiên, với quá khứ, với con người trở thành huyền thoại trong quá khứ. Như thế, trong cái nhìn ngược thời gian để phát hiện vẻ đẹp tự nhiên của Nguyễn Khuyến ta vẫn thấy con người phi phàm đồng nhất với thiên nhiên linh thiêng. Con người và thiên nhiên ln hịa hợp, sinh mệnh hợp nhất. Cho nên núi vẫn non, con người vẫn ngạo nghễ, bất tử.

Núi cịn là khơng gian thanh tĩnh, thoát tục để di dưỡng tâm hồn. Người phương Đơng thường có xu hướng đăng cao: các anh hùng Ấn Độ thường hành hương lên núi, người Nhật Bản ngưỡng vọng Phú Sĩ, người Trung Quốc khao khát Tứ Đại Danh Sơn, các nhà sư đều chọn thâm sơn cùng cốc... Việc chọn nơi núi cao, hòa làm một với thiên nhiên khiến cho trong cảm quan phương Đơng, sự gắn bó với tự nhiên trở thành máu thịt. Tư tưởng sùng thượng thiên nhiên thấm đẫm từ triết học Lão Trang cho tới triết lí “bất tổn sinh” của người Ấn hay tấm lịng ưu nhã với thiên nhiên của người Nhật Bản. Nguyễn Khuyến cũng thấy ở núi cái tĩnh tại, thanh vắng của tâm hồn.

“Khi vui chén rượu say không biết,

Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.”

(Cáo quan về nhà, 121) “Chuông xưa vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.”

(Nhớ núi Đọi –II, 134])

Trong men say chén rượu nồng, thi sỹ vẫn thấy xa xa ngọn núi lờ mờ. Đó có phải là ngọn núi ngự trị sâu trong tâm tưởng, nhắc nhớ về niềm khao khát thoát khỏi cõi đời mê tỉnh, tỉnh say? Trong tâm trí nhạt nhịa, con đường lên núi Đọi vẫn cịn

đó, vừa thực vừa hư ảo. Tiếng chuông thong thả điểm nhịp như cõi tiên xa xôi nào. Chú trâu lười biếng nằm ngủ hay lữ khách đang chìm vào giấc mộng? Tất cả cứ đan xen, nhòe mờ, tạo nên một thế giới ngân nga giữa đạo và đời, giữa thực và mộng.

Nguyễn Khuyến khơng mơ tả đất như cái nhìn của một nhà địa chất mà với ông, đất thực sự là môi trường sống gần gũi, thân thuộc của chốn làng quê. Đất biểu tượng cho cuộc sống nông nghiệp nông thôn, gắn với nếp sinh hoạt cộng đồng làng xã. Đất còn mang ý nghĩa như là những biểu tượng của những giá trị tinh thần thiêng liêng, cao quý mà nhà thơ hằng ngưỡng vọng.

Nước là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của lồi người. Chính vì thế mà những dịng sơng lớn trên thế giới đều là khởi nguyên của các nền văn minh lớn. Nước là nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở muôn lồi vì tất cả các sự sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. Nếu khơng có nước, mọi sinh vật sống khơng thể tồn tại. Đối với những cư dân nông nghiệp nông thôn, những con người quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, nước càng trở nên thiêng liêng bởi nước cũng là sự sống. Nước là yếu tố vô sinh được Nguyễn Khuyến nhắc tới nhiều nhất trong thơ Nôm với 30 lần ở những hình sắc, trạng thái khác nhau.

Nước được miêu tả ở màu sắc:

“Nước biếc trơng như tầng khói phủ” (Vịnh mùa thu, 136) Nước được miêu tả ở hình sắc:

“Nửa chen mặt nước nửa tầng mây” (Nghe hát đêm khuya, 122) Nước được miêu tả ở dòng chảy:

“Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy, Đi đâu mà chảy cả đêm ngày.”

(Nhớ núi Đọi 1, 133)

Nước được nhìn nhận như một chỉnh thể sinh thái tự nhiên với đặc điểm riêng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sắc nước xanh như ánh lên, lấp lánh. Mặt nước tĩnh lặng. Dịng nước chảy trơi, bất biến, bất chấp thái

độ bực bội của con người. Nước tự thân vận động trong hệ sinh thái, tự phơ diễn hình sắc, đặc điểm của mình.

Biến thể của nước cũng nhiều nhất. Đó là sóng, là hơi, là mây và đặc biệt là mưa: “Dở trời mưa bụi còn hơi rét,

Uống rượu tường đền được mấy ông.” (Chợ đồng, 134)

Mưa bụi lây rây mang theo chút lạnh rét của mùa đông càng gợi cái ấm cúng của tình người. Nhưng mưa to sinh ra cảnh lụt lội thì lại là nỗi ám ảnh kinh hồng của người dân. “Nhất thủy, nhì hỏa” nỗi hãi nước thật không sai. Người ta yêu nước, ngưỡng mộ, tôn thờ nước nhưng cũng sợ sức mạnh hủy diệt của nước. Nguyễn Khuyến khơng chỉ có những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của nước mà cịn nhói buốt những xót xa, tốn loạn trong cảnh nước lụt. Với người dân quê nói chung, với Nguyễn Khuyến nói riêng, nước thực sự gắn với sinh mệnh con người. Nước cho sự sống, nhưng nước cũng hủy diệt sự sống:

“Bóng thuyền thấp thống giờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.”

(Vịnh lụt, 130]) “Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng, Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trơi.”

(Nước lụt Hà Nam, 131)

Trong vòng 15 năm, liên tiếp ba trận lụt lớn xảy ra (năm 1890, 1893, 1905), gây thiệt hại nặng nề, khiến đời sống nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Nước ấp iu sự sống bao đời. Giờ đây, sự nổi giận của nước thật đáng sợ. Nước trắng xóa đồng ruộng. Nước cuốn phăng nhà cửa, hoa màu. Ranh giới cách biệt giữa đất và nước bị phá vỡ. Nước xâm lăng, lấn át đất. Hai mơi trường vơ sinh vốn hịa hợp tạo nên sự sống con người giờ hủy diệt lẫn nhau. Vì thế, bóng thuyền mà lại “giờn trên

vách”, tiếng sóng xa xơi lại “long bong vỗ trước nhà”. Ba bề bốn bên là nước.

Tiếng sáo lan tới đâu, nước trùm tới đấy. Tiếng sáo “vo ve” nhỏ bé, nước “vọng” dài rộng không ngừng. Chiếc thuyền phải “len lỏi”, trôi giữa nhà cửa, trôi giữa cây

cối, trơi giữa bóng trăng để di chuyển. Người xưa thuận theo tự nhiên mà sống, nhưng con người chưa đủ sức chế ngự được tự nhiên. Vậy nên, cuộc chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh “năm năm báo ốn đời đời đánh ghen” cịn kéo dài mãi không dứt.

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)