Bút pháp tả thực

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 70 - 74)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương thức tạo dựng không gian sinh thái như một sự cách tân nghệ

3.2.1. Bút pháp tả thực

kiến, bởi vậy văn học tất yếu chịu sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng thời đại. Trong một xã hội lấy văn chương làm con đường tiến thân, đội ngũ trí thức khoa bảng, những nhà văn, nhà thơ thường chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, đồng thời tiếp thu các hệ tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo cũng như tư tưởng bản địa trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Các hệ tư tưởng chi phối vũ trụ quan, nhân sinh quan của con người trung đại và dấu ấn của các tư tưởng ấy biểu hiện trong những ước lệ văn chương, thành những mẫu số chung cho các hình tượng nghệ thuật trung đại.

Nguyễn Khuyến là một nhà Nho – lại là một nhà Nho đỗ đại khoa, làm đến chức Tổng đốc. Ông thấm nhuần quan điểm sáng tác “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí”. Tuy nhiên, khi ý thức hệ phong kiến đã mất vai trị thống trị của mình, Nguyễn Khuyến cũng tự tìm một con đường khác cho sáng tác. Nhiều lúc, ông đã “xé rào”, phá vỡ những luật lệ gị bó của văn chương xưa. Vì thế, nhiều tác phẩm của ông đã hướng vào mô tả hiện thực khách quan chứ không chỉ là giáo lý thánh hiền, đặc biệt ở những tác phẩm viết về thế giới tự nhiên trong không gian sinh thái làng quê. Đúng như PGS.TS Trần Nho Thìn nhận xét: “Nguyễn Khuyến đã có những biểu hiện từ bỏ lối cảm thụ thế giới mang tính chất công thức để đi tới cảm thụ hiện thực” [64;232].

Thơ Nơm Nguyễn Khuyến ln rộn ràng hình ảnh, âm thanh:

“Ình ịch đêm qua trống các làng,

Ai ai mà chẳng rước xuân sang! … Ngồi lũy nhấp nhơ cị cụ Tổng Cách ao lẹt đẹt pháo thày Nhang”

(Khai bút, 126)

“Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách,

Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.” (Vịnh lụt, 130)

Ta có thể nhận thấy, Nguyễn Khuyến ít sử dụng từ Hán Việt mà chủ yếu là từ thuần Việt. Đặc biệt, thơ ơng ln dày đặc các động từ, tính từ, từ láy – dấu hiệu của sự sống được cảm nhận một cách cụ thể, trực tiếp.

Điển hình hơn cả cho sự phá vỡ tính ước lệ trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến khi viết về thế giới tự nhiên phải kể tới ba bài thơ thu.

Trước hết, cả ba bài thơ thu đều mang dấu ấn ước lệ. Điều này biểu hiện ngay trong tiêu đề của tác phẩm. Mặc dù viết bằng chữ Nôm nhưng tiêu đề bài thơ lại là chữ Hán: Thu vịnh – mùa thu làm thơ, Thu điếu – mùa thu câu cá, Thu ẩm –

mùa thu uống rượu. Lối đặt tiêu đề này đem lại cảm giác trang trọng, cổ kính đồng thời hé mở mẫu hình quen thuộc về cuộc sống ẩn sĩ “làm thơ – câu cá – uống rượu”, đúng với khuôn mẫu của người quân tử thời phong kiến.

Dấu ấn ước lệ còn được thể hiện trong các thi liệu vô cùng quen thuộc của mùa thu cổ điển như trời, nước, hoa, chim, sương, trăng… Bút pháp miêu tả vẫn đi theo lối chấm phá, lấy động tả tĩnh, lấy điểm nói diện, tả cảnh ngụ tình gợi hồn thu với ấn tượng lắng đọng, khiến ta liên tưởng tới bao vẻ đẹp mùa thu đã trở thành mẫu mực trong thơ ca cổ.

Điều đáng nói là từ các hình tượng thu quen thuộc, Nguyễn Khuyến lại có sự gia cơng nghệ thuật, sáng tạo. Ơng đã phá vỡ đi khn khổ khơ cứng mà thổi vào hồn thu rất riêng, giàu chất hiện thực: trời thu xanh ngắt mấy tầng cao; nước biếc trơng như tầng khói phủ, theo làn hơi gợn tí; hoa thu mấy chùm trước giậu; chim thu là ngỗng nước nào; trăng thu hiện hình bóng trăng loe, bóng trăng vào… tất cả tạo thành một mùa thu sống động và quyến rũ.

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lịe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy, Độ dăm ba chén đã say nhè.”

Những chữ “thấp le te”, “đóm lập lịe”, “phất phơ khói nhạt”, “bóng trăng loe” đã miêu tả thật sống động, có hồn cảnh vật. Đó là kết quả của sự quan sát hiện thực khách quan một cách tỉ mỉ, tinh xác chứ không đơn thuần là thơ vịnh, mượn cảnh nói tình, nói chí trước đây. Mùa thu đã được cá thể hóa, mang vẻ đẹp riêng với những nét độc đáo của thế giới tự nhiên nơi đồng bằng Bắc Bộ.

Trong Thu vịnh, bức tranh thu cũng hiện lên vô cùng cụ thể, sinh động:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trơng như tầng khói phủ Song thưa để lọt ánh trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngối, Một tiếng trên khơng ngỗng nước nào. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ơng Đào.”

(Thu vịnh, 136)

Sự phá vỡ tính ước lệ đã được thể hiện trong những hình tượng nghệ thuật gần gũi với hiện thực nông thôn Việt Nam. Cảm xúc của Nguyễn Khuyến gắn liền với cuộc sống làng quê chiêm trũng, đem đến cho người đọc những vẻ đẹp quen thuộc đậm chất dân dã. Nét phác họa làng quê được nhà thơ cảm nhận trực tiếp với bầu trời thu xanh ngắt, phản chiếu xuống mặt ao đem lại những cảm giác thoáng đãng về mùa thu, một cần trúc nhỏ, lơ thơ, phơ phất trong gió nhè nhẹ. Những hình ảnh ấy được rút tỉa từ chính thực tế cuộc sống nên sống động vô cùng. Bằng khả năng quan sát và miêu tả, Nguyễn Khuyến đã đem đến cho thi ca Việt Nam một mùa thu đậm chất dân tộc.

Trong ba bài thơ thu, Thu điếu được đánh giá là điển hình hơn cả cho mùa

thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Nói đến Thu điếu phải nhắc tới lời bình của Xn Diệu:

“Có về thăm vườn Bùi… mới hiểu rõ bài Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao mà lắm ao thế… Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợn rất nhẹ. Khung ao tuy hẹp nhưng làng cảnh cũng không thiếu

không gian… trời thu xanh cao, đám mây đọng lơ lửng… các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại...” [60;153]. Khơng được sống ở vườn Bùi 200 năm trước, nhưng đọc những lời miêu tả của Xuân Diệu hôm nay, ta mới thấy cảnh sắc thật đúng như Nguyễn Khuyến miêu tả:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

(Thu điếu, 136)

Như thế, thông qua quan sát, miêu tả, Nguyễn Khuyến đã tái tạo lại không gian mùa thu với những nét vẽ chân thực, tồn tại một cách khách quan. Nhà thơ đã vươn tới xu hướng miêu tả hiện thực khi đưa chất sống của cuộc đời vào trang viết.

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)