Chất liệu đời thường

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 74 - 77)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương thức tạo dựng không gian sinh thái như một sự cách tân nghệ

3.2.2. Chất liệu đời thường

Đi cùng với bút pháp tả thực chính là những chất liệu đời thường. Như đã nói, thi pháp văn học trung đại hướng tới những hình ảnh mang tính khn mẫu, ước lệ định sẵn. Trong cái nhìn của các nhà văn và độc giả văn học thời phong kiến, thơ là thứ ngơn ngữ giàu tính cách điệu. Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc… Thiên nhiên phải là những hình ảnh mỹ lệ, cao sang, đài các như mai, lan, cúc, trúc hay tùng, trúc, cúc, mai… Mùa xuân phải có hoa lê trắng, mùa hạ khơng thể thiếu hoa sen, mùa thu phải có lá ngơ đồng rụng, hoa cúc vàng, mùa đơng gắn với cành cây sương móc… Những cơng thức ấy đã thành mơ típ sẵn có, góp phần tạo vẻ đẹp khn mẫu, cách điệu cho văn chương. Nhưng khi hệ hình tư tưởng lung lay thì giá trị thẩm mỹ cũng thay đổi. Nguyễn Khuyến khơng đi theo những sáo mịn đã thành thơng lệ, mà ngược lại, ông

thường sử dụng những hình ảnh đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. Trong số các nhà nho xuất thân từ chốn quyết khoa, Nguyễn Khuyến xứng đáng được xếp hàng đầu về phá bỏ khuôn sáo.

Thơ Nguyễn Khuyến đầy những câu chuyện vụn vặt của đời sống thường ngày. Hiện thực cuộc đời đã nâng cánh cảm xúc của thi nhân. Chất liệu từ những câu chuyên đời thường đã đem đến dấu ấn riêng, độc đáo trong thơ Nguyễn Khuyến. Ta bắt gặp trong đó, những câu chuyện trong sinh hoạt hàng ngày của ông như chống gậy trên đường đê, đến chơi nhà bác Đặng, buông cần ngồi câu, uống rượu, tiễn người quen ra làm quan, bạn mất… Khơng chỉ có vậy, thơ Nguyễn Khuyến cịn là chuyện làng trên, xóm dưới, chuyện trong làng, ngồi phủ. Đời sống tình hình thời sự thơn q ln được ơng “cập nhật” nhanh chóng bằng ngịi bút của mình. Ơng viết chuyện họp chợ ngày tết, chuyện ông hàng thịt lên lão, chuyện lũ lụt, mất mùa hàng năm, chuyện quan tuần mất cướp, bà Cẩm Hậu về làng, ông nghè mới vinh quy, chuyện con gái lấy Tây hay đám hội tây tưng bừng, náo nhiệt… Ở góc độ này, thơ Nguyễn Khuyến rất gần với văn xuôi, mang khả năng bao quát, phản ánh chân thực hiện thực đời sống với những vấn đề nóng hổi, bức thiết nhất. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ ca từ quyển bổng, lầu vàng về với đời sống thôn q dân dã theo cách riêng của mình. Đây chính là sản phẩm của sinh thái tinh thần, xã hội khi ý thức hệ phong kiến đã mất vai trị, địa vị độc tơn của mình.

Thơ chữ Nơm của Nguyễn Khuyến cịn ngập tràn những chất liệu vơ cùng gần gũi, mộc mạc. Đó là thế giới của ruộng, vườn, bờ, bãi, của cải, cà, bầu, mướp; của trâu, bò, gà, cá, lợn… - những gì gắn bó nhất, thân thiết nhất với cuộc sống đồng quê. Đặc biệt, trong thơ ơng, ta khơng bắt gặp những dịng sơng mênh mông vô tận, vô thủy vô chung, những “giếng ngọc, sen tàn” mỹ lệ, mà đơn giản chỉ là những ao chuôm nhỏ:

“Ao sâu nước cả khơn mị cá”

(Bạn đến chơi nhà, 149)

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

“Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

(Thu ẩm, 137)

“Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang”

(Khai bút, 126)

Và đi với ao là rất nhiều hình ảnh, chất liệu khác gần gũi với tâm hồn người Việt. Trước Nguyễn Khuyến 300 năm, Nguyễn Trãi khi về ở ẩn cũng đã hòa câu thơ của mình với tự nhiên. Ta bắt gặp trong tâm hồn rộng mở, hào hùng của người đã viết lên những bức thư có sức mạnh hơn “mười vạn quân” hay những câu văn hào sảng trở thành áng “thiên cổ hùng văn” trong Bình ngơ đại cáo những nét thật đằm thắm, dịu dàng với “Một ao niềng niễng mấy đòng đong” “Ao quan thả gửi hai bè

muống” “Vun đất ải, luống mùng tơi”... Dường như, những tâm hồn lớn đã gặp

nhau nơi luống đất cày, nơi mảnh vườn nhỏ hay ao chuôm hẹp, bất chấp khoảng cách về thời gian, thời đại, hoàn cảnh. Bên bờ ao, Nguyễn Khuyến thấy một chú trâu già, một tiếng chó sủa rất đời:

“Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.”

(Đến chơi nhà bác Đặng, 132)

Bên bờ ao là chuyện đời tưởng như thường tình: chuyện bắt cá, câu cá... – những câu chuyện bình dị của người thơn q.

Gắn với ao cịn là hình ảnh thuyền. Thuyền vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ. Ta đã gặp con thuyền mang nặng nỗi niềm hoài nhớ cố hương, chất chứa nỗi đau thời thế trong cảnh chạy loạn ở thơ Đỗ Phủ:

“Con thuyền buộc chặt mối tình nhà” (Thu hứng) Con thuyền thảnh thơi, nhàn tản trong thơ Nguyễn Trãi:

“Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

(Bến đò xuân đầu trại)

Sau này, trong thơ Huy Cận con thuyền cũng mang biểu tượng của cô đơn, ảo não:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” (Tràng giang)

Nguyễn Khuyến viết về một hình ảnh quen thuộc nhưng thơ ông vẫn căng đầy sự sống. Con thuyền trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là con thuyền của thế giới xa xăm, của những biểu tượng chứa đựng sức nặng tinh thần mà đơn giản chỉ là một “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Có khi con thuyền ấy chập chờn ẩn hiện trong cơn lũ:

“Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách”

(Vịnh lụt, 130)

Nguyễn Khuyến sử dụng tài tình hệ thống các từ láy “bé tẻo teo” “thấp thống” khiến cho sự vât khơng cịn là những xác khơ hóa thạch trên trang giấy mà đang xơn xao, cựa quậy, đẫm hơi thở của sự sống đời thường.

Nguyễn Khuyến thực sự là bậc thầy trong việc sử dụng chất liệu đời thường đưa vào trang viết. Ơng đã thành cơng trong việc chuyển cái tinh túy của đời thường thành thơ. “Nguyễn Khuyến đã vượt khỏi khuôn sáo của thơ văn và của cái học khoa cử khi tìm đến những đề tài và chất liệu gần với cuộc sống, với sinh hoạt hàng ngày. Do đó câu chữ, hình ảnh và tâm sự riêng của ơng có một sức sống mạnh mẽ, sinh động, sâu sắc” [60; 317].

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)