5. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương thức tạo dựng bài thơ cổ điển: sự kế thừa mô hình thi luật
3.1.1. Cấu trúc thi phẩm theo đặc trưng thể thơ
Theo Quách Tấn: “Thi luật xuất phát từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc cho nên gọi là Đường luật. Ðường luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ.” [57].Về cơ bản, thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở bố cục và luật, niêm, vần, đối.
Bố cục của thơ Đường luật rất cân chỉnh, rõ ràng. Nếu bố cục của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được chia thành bốn phần là khai, thừa, chuyển, hợp thì bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường chia làm bốn phần là đề, thực, luận, kết. Trong đó, hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc; hai câu thực trình bày, mơ tả sự vật, sự việc; hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng; hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ngoài ra, khi tiếp cận bố cục thơ Đường luật, Kim Thánh Thán có đề xuất quan điểm “cảnh – tình”, theo đó bài thơ thất ngơn bát cú Đường luật có thể chia thành hai phần đều nhau, trong đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình. Một quan niệm khác đứng ở góc độ khơng gian – thời gian nghệ thuật đã áp dụng cấu trúc 2-4-2, trong đó hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường có yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, cịn bốn câu giữa trật tự khơng gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.
Luật thơ Đường rất chặt chẽ. Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, với hai nguyên tắc đối âm và đối ý.
Đối âm dựa trên sự đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 theo nguyên tắc nhất tam
ngũ bất luận (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật), nhị tứ lục phân minh (gieo vần bằng hoặc vần trắc ở các tiếng 2, 4, 6). Nếu chữ thứ hai của câu đầu
tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng”; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có “luật trắc”. Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia.
Đối ý là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Luật thơ Đường còn đòi hỏi phải “niêm” giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1 – 8. Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau”. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, nên bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Thơ Đường luật cũng coi trọng vần. Vần là những tiếng có âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hồn tồn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng.
Vốn là anh học trò nghèo miệt mài sôi kinh nấu sử đỗ đạt vinh quy, Nguyễn Khuyến thấm nhuần những quy tắc ngặt nghèo của văn chương bác học. Thơ Nôm Nguyễn Khuyến chủ yếu được viết theo thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt, hầu hết các bài thơ này đều tuân thủ chặt chẽ cấu trúc, nguyên tắc niêm, luật, đối của Đường thi.
Khảo sát trong 86 tác phẩm Nôm của Nguyễn Khuyến, chúng tơi thấy chỉ có 4 bài viết theo thể thất ngơn tứ tuyệt, cịn 68 bài viết theo thể thất ngôn bát cú. Đa phần thơ thất ngôn bát cú của Nguyễn Khuyến đều đi theo kết cấu truyền thống của
thơ Đường là đề - thực – luận – kết với mạch ý rất rõ ràng. Các câu thơ được trình bày theo luật, đối, niêm, vần tề chỉnh, đúng quy tắc của thơ Đường luật nói chung.
Ở đây, chúng tơi mơ hình hóa bài thơ Vịnh mùa thu để cho thấy sự thuần thục, khéo léo của nhà thơ trong việc xây dựng cấu trúc thi phẩm theo đặc trưng thơ Đường:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trơng như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước dậu hoa năm ngối, Một tiếng trên khơng ngỗng nước nào. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
[26;136]
Bài thơ có 8 dịng, mỗi dịng có 7 tiếng, chia làm 4 phần đề, thực, luận, kết. Bài thơ được sử dụng vần ở cuối câu qua các từ “cao” - “vào” - “đào” - “nào”. Nhịp thơ đều đặn 4/3, hài thanh theo mơ hình sau:
Tiếng Niêm và đối 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Dòng 1 B T B Vần Niêm Dòng 2 T B T Đối Dòng 3 T B T Niêm Dòng 4 B T B Vần Đối Dòng 5 B T B Niêm Dòng 6 T B T Vần Dòng 7 T B T Dòng 8 B T B Vần
Như vậy, có thể nói nhà thơ đã tuân thủ nghiêm ngặt kết cấu, quy tắc của thơ Đường để tạo ra những vần thơ hết sức chặt chẽ, cân chỉnh, hài hòa.