5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Tự nhiên trong không gian làng quê
2.1.1. Thế giới hữu sinh
2.1.1.1. Thế giới thực vật
Thế giới thực vật trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến luôn hiện lên phong phú, sống động vô cùng. Sống giữa tự nhiên, Nguyễn Khuyến tự hịa mình thành một bản thể trong dòng chảy vĩnh hằng của của sự sống. Ta khơng thấy ơng tách mình riêng rẽ, trở thành một chủ thể để quan sát thiên nhiên như một khách thể biệt lập, cũng không thấy ông tự coi mình là trung tâm của vũ trụ mà ngược lại, ông và thiên nhiên ln có mối quan hệ tương giao, tương ứng. Sinh ra từ làng quê, sau mấy chục năm hoạn lộ chốn quan trường lại trở về với làng quê, sống giữa ruộng đồng thôn dã, thiên nhiên thực sự gắn bó máu thịt với thi nhân.
Trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến, ta ln thấy tình u mến sâu sắc, thái độ nâng niu mọi sự sống nhỏ nhất của thân cỏ. Chiếm phần lớn trong thơ ông là thế giới thực vật thơn q, gần gũi, mộc mạc. Ơng hay nhắc tới hoa, cây, cành, chồi, lá trong cái nhìn phong phú, say mê:
“Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái” (Vịnh mùa thu, 136) “Khi uốn cây cảnh chậu ngâm nga”
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi, 152) “Đầu cành mấy tiếng chim kêu tuyết”
(Đêm đơng cảm hồi, 115) “Trơng ngồi sân đua nở mấy chồi cây”
(Trở về vườn cũ, 119) “Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu”
Thế giới thực vật cỏ cây bước vào trang thơ thật đa dạng, sống động trong những hình sắc riêng, trở thành một phần trong nhân sinh quan, thế giới quan, trong nếp cảm và nếp nghĩ của nhà thơ. Nhìn hoa nhớ thời gian, nhìn cây nhớ người, nhìn cành lá thấy tháng năm trơi... Thực vật tự nhiên đã trở thành nhịp điệu luân chuyển của thời gian. Con người cảm nhận thời gian qua hình sắc cỏ cây. Con người và tự nhiên hịa hợp, gắn bó khơng thể tách rời.
Với Nguyễn Khuyến, thực vật tự nhiên cịn là phần khơng thể thiếu trong đời sống con người. Đó là cơm ăn, thức uống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu vật chất tối thiểu, thiết yếu cho con người.
“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng dám mua”
(Nhà nông than thở, 129) “Cải đã tàn cây, cà chửa nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
(Bạn đến chơi nhà, 149) “Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt
Đấu lương đo đắn tuổi non già”
(Cáo quan về ở nhà, 121)
Có những lúc ta thấy nhà thơ như một ẩn sỹ ung dung nhàn tản, thoát tục “thảnh thơi thơ túi rượu bầu”, nhưng có lúc ơng như một lão nông tri điền thật sự. Trở về sống giữa làng quê dân dã, ông Tam nguyên đã cất lại áo cao mũ dài để về với ruộng đồng mênh mông, thân thuộc. Dưa muối, trầu cau, cải, cà, bầu, mướp vốn là những món ăn bình dân quen thuộc của người Việt. Món ăn ấy từng đi vào ca dao với nỗi nhớ thiết tha, sâu đậm:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Rau cỏ sản vật là những hình ảnh của làng quê, của nơng thơn Việt Nam. Trước đó, Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ đầu tiên đưa thơ ca trở về với cuộc sống đời thường. Những hình ảnh bè rau muống, giậu mùng tơi, dọc mùng, kê khoai, củ ấu... trở thành nét đẹp thôn quê hồn hậu, đáng yêu trong thơ Nguyễn Trãi. Nguyễn Khuyến đã kế tục mạch cảm hứng ấy với niềm rung cảm sâu sắc, chân thực. Cuộc sống hưu quan của Nguyễn Khuyến là thửa mạ ngoài đồng, là cây cải trong vườn, dưa muối ngoài chợ. Một cọng cỏ, một cánh bèo, một bờ rêu cũng đều gợi nỗi niềm riêng trong thơ Yên Đổ. Người đọc không thấy cái hùng vĩ, tráng lệ trong cảnh sắc nước non mà chỉ có bức tranh dân dã, giàu chất dân tộc, đậm đà tâm hồn người bình dân Việt Nam. Thậm chí, ẩn trong đó cịn có chút ngậm ngùi, chua xót bởi cuộc sống nghèo túng, đói kém trong tiếng than thở mệt mỏi của người nông dân, trong nỗi ngại ngùng với bữa cơm đạm bạc khi tiếp đãi bạn hiền. Nhà thơ đã khơng chỉ gửi gắm hồn mình vào thiên nhiên mà cịn miêu tả thành cơng một bức tranh thôn quê hết sức tự nhiên, sống động với chính ngơn ngữ của dân tộc. Ơng đã thực sự sống cuộc đời, hịa mình vào thế giới thực vật nhỏ bé, sống động của làng quê. Và ngược lại, thế giới thực vật ấy chính là tấm gương phản ánh rõ nét cuộc sống hưu quan giản dị, đạm bạc của nhà thơ.
Đặc biệt, Nguyễn Khuyến ln nhìn nhận tự nhiên và con người trong mối quan hệ tương giao, thậm chí là đồng nhất. Thiên nhiên và con người tồn tại ngang hàng, đồng đẳng với nhau. Bởi thế, con người nhiều khi giống thiên nhiên và thiên nhiên nhiều khi lại giống như con người. Nhà thơ hay nhìn thiên nhiên như một sinh thể người, có sự sống, có linh hồn, ln căng tràn, sống động. Đó là hình ảnh của một bơng hoa thủy tiên chớm nụ:
“Một khóm thủy tiên năm bảy cụm Xanh xanh như sắp thập thò hoa”
(Nguyên đán ngẫu vịnh, 127)
Hoa thủy tiên vốn gắn với mùa xn, với khơng khí tết rộn ràng. Trong niềm vui của đầu năm mới khi con dựng được nhà, ngồi bên mâm rượu tề tựu đông đủ, cảm xúc hân hoan của tác giả không giấu nổi qua từng con chữ, cảm xúc ấy tràn cả
vào những bơng hoa thủy tiên đang “thập thị hoa”. Niềm vui lai láng, túi thơ tuôn trào, hoa kia cũng như khơng thể kiên nhẫn chờ đợi trong hình hài nụ non, chồi biếc mà muốn bung tỏa, “phát tiết ra ngoài”. Hai chữ “thập thị” làm bơng hoa trở nên sống động, có linh hồn riêng chứ không đơn thuần là chuyện chữ nghĩa, sách vở theo điển cố, điển tích thơng thường. Bơng hoa khơng “e ấp” mà “thập thò”. Nếu “e ấp” gợi cái tình tứ, duyên dáng, nở rồi mà muốn ẩn đi, muốn giấu đi vẻ đẹp vì thẹn thùng, ngại ngùng thì “thập thị” là khao khát, nơn nóng mong muốn được phơi bày hết nhan sắc, vẻ đẹp của mình dù chưa đủ độ chín, độ say. Nhà thơ khơng miêu tả hình hài, dáng vẻ bên ngồi mà nhìn thấy “chất sống” trong nội tại của sự vật, khiến sự vật khơng là những hóa thạch trên trang giấy mà đang cựa quậy, sống động vô cùng. Bông hoa như một con người mang tâm trạng, mang sức sống, chỉ thi nhân là người thấu hiểu.
Như thế có thể thấy, Nguyễn Khuyến đã hịa hồn mình vào thực vật thiên nhiên đồng q thơn dã. Thực vật khơng chỉ gắn bó với thi nhân trong đời sống vật chất sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành điệu tâm hồn riêng của ông. Giữa thế giới thực vật thôn quê ấy, nhà thơ đã đã tìm thấy niềm vui sống an nhiên, thanh bình, chan hịa, giản dị.
2.1.1.2. Thế giới động vật
Cùng với thế giới thực vật, thế giới động vật trong thơ Nguyễn Khuyến cũng được mô tả vô cùng đa dạng, phong phú. Khảo sát trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, chúng tôi thống kê được 29 loại động vật khác nhau. Có thể thấy, Nguyễn Khuyến gắn bó với thế giới thực vật như thế nào thì ơng cũng trân trọng, yêu quý thế giới động vật như thế ấy . Nhà thơ nâng niu mọi sự sống trên đời, dù là nhỏ bé, bình dị nhất.
Bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến, ta như được sống giữa mênh mông đồng ruộng qua ánh sáng lập lịe của đom đóm đêm sâu, ta nao lịng bởi một tiếng gà eo óc sang canh hay một tiếng chó sủa trăng cũng trở nên thân thiết vơ cùng… Tất cả cứ âm thầm nói với ta về một nhịp sống thơn q đang chảy trong từng câu chữ. Đó là những loại động vật gắn với cảnh sống sinh hoạt thường nhật của con người. Những loại động vật ấy là một phần không thể thiếu của cuộc sống thôn quê,
không thể tách rời khỏi đời sống sinh hoạt, ăn uống, lao động, làm việc của người dân quê:
“Bò cày một chiếc ruộng vườn ba”
(Tặng người làng ra làm quan, 147) “Ao sâu nước cả, khơn mị cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”.
(Bạn đến chơi nhà, 149) “Mấy ổ lợn con, rày lớn bé”
(Lụt hỏi thăm bạn, 151)
Bị ngồi ruộng, cá trong ao, gà trong vườn, lợn trong chuồng. Không gian thơ Nguyễn Khuyến là ruộng đồng gị bãi, là góc vườn, bờ ruộng, bùn đất thơn q. Con bị, con cá, con gà, con lợn trở nên thân quen hơn bao giờ hết. “Lão nông” Nguyễn Khuyến vui vầy với cuộc sống lao động, chăn nuôi của người nông dân, trở thành một người nơng dân thực thụ.
Một hình ảnh động vật xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến là “con trâu”. Nhà thơ miêu tả con trâu ấy thật đời, thật chân thực:
“Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó sủa bên ao cắn tiếng người”.
(Đến chơi nhà bác Đặng, 132)
Ta như sống lại với hình ảnh thân thuộc của làng quê ngàn đời qua hình ảnh con trâu già phì phị bên bụi cây và tiếng chó sủa bên kia ao. Không phải ngẫu nhiên, hai câu thơ này được coi là bức tranh điền viên nổi tiếng nhất trong dòng thơ Nơm. Hai lồi vật quen thuộc của nhà nơng, “con trâu là đầu cơ nghiệp”, con chó là người bạn trung thành thân thiết gợi ra nhịp sống yên bình, thanh tĩnh sau lũy tre xanh. Nhà thơ lắng nghe được cả tiếng thở nặng nhọc, mệt mỏi của con trâu già. Tiếng thở ấy như phả ra cả cái nắng nóng oi bức của đất trời. Một tiếng chó sủa giận dữ bên ao cũng khiến ta giật mình. Hai động từ “sủa” “cắn” cùng đặt trong một câu thơ cho thấy trạng thái “sống” của loài vật. Như thế, tác giả đã cảm nhận “linh hồn sống” của động vật. Ơng khơng nhìn động vật như những cơng thức, biểu tượng
mà quan sát bằng sự giao cảm tinh thần sâu xa. Động vật là một sinh thể người, có đời sống, có tâm hồn, có tình cảm và hoạt động.
Có lúc, hình ảnh con trâu ấy lại có vẻ mơ màng, mang đậm khí vị thiền: “Chng xưa vắng tiếng người không biết,
Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.”
(Nhớ núi Đọi 2, 134)
Bài thơ mang cái thanh tĩnh nơi cửa chùa, mơ hồ bảng lảng trong khói sương huyền thoại. Con trâu xuất hiện như trong bức tranh mục đồng thổi sáo, chấm phá, điểm nét, thốt tục đúng khơng khí thiền của đạo Phật. Điều đáng nói, con trâu và con người có sự giao cảm qua một giấc “ngủ gốc cây”. Sự mập mờ của chủ thể đem đến suy tưởng: con trâu ngủ gốc cây hoặc con người ngủ gốc cây hoặc mơ hồ, đồng nhất, không phân định. Vật và người chẳng qua là những biến thể khác nhau của một bản thể gốc nên sự nhòe mờ trong lằn ranh ngăn cách cũng là điều dễ hiểu.
Thơ Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được cả một thế giới sinh loài sống động, phong phú. Động thực vật trong thơ ơng chính là một phần khơng thể tách rời của đời sống con người, mang linh hồn sống động, thể hiện sự gắn bó sâu sắc, nếp sinh hoạt gần gũi của con người. Nhà thơ không cảm nhận thế giới sinh loài như một triết nhân, như một tao nhân mặc khách mà ông sống là một con người đời thường giữa sự phong phú của sự sống mn lồi. Sự chan hịa, gắn bó với sinh lồi của Nguyễn Khuyến khơng phải là sự gắn bó của những người bạn tri âm, tri kỷ, mà là sự gắn bó tự nhiên, hồn hậu như hơi thở, như nước uống hàng ngày. Có lẽ, đó chính là sự gắn bó máu thịt, thân thiết nhất giữa con người với tự nhiên.