Con người trong không gian làng quê

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Con người trong không gian làng quê

Không chỉ sống trong một không gian sinh thái tự nhiên, con người cịn tồn tại giữa một khơng gian sinh thái tinh thần với rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan, từ mối quan hệ giữa con người với cộng đồng đến mối quan hệ với chính bản thân mình. Cuộc sống của mỗi cá thể đều bị chi phối bởi các yếu tố thuộc về mơi trường sinh thái tinh thần như thiết chế chính trị, đường lối, chính sách, các tư tưởng, tơn giáo, phong tục tập quán, sự ảnh hưởng các yếu tố ngoại lai… Môi trường này sẽ tác động đến con người và ngược lại, con người cũng tác động vào môi trường sinh thái chung để cùng hướng tới xây dựng một khơng khí tinh thần trong sạch, lành mạnh.

Khảo sát đối tượng con người trong không gian làng q từ góc nhìn sinh thái, chúng tơi nhận thấy hình ảnh người dân quê cũng như hình ảnh chính con người cá nhân tác giả đều chịu ảnh hưởng bởi môi trường sinh thái tinh thần ở những phạm vi khác nhau, từ không gian làng xã thân thuộc đến bối cảnh xã hội, thời đại rộng lớn.

2.2.1. Hình ảnh người dân quê

2.2.1.1. Vẻ đẹp của người dân quê trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Nguyễn Khuyến sinh ra trong một gia đình có dịng dõi Nho học nhưng lại là dịng dõi 5 đời nhà Nho nghèo. Vì thế, tuy Nguyễn Khuyến thuộc tầng lớp sĩ phu nhưng trừ khoảng hơn chục năm làm quan trong triều, cịn lại cả cuộc đời ơng sống giữa xóm làng, gần gũi với người dân. Do vậy, khi trở lại vườn Bùi, Nguyễn Khuyến đã nhanh chóng hịa mình vào cuộc sống hồn hậu của người dân quê. Thơ Nơm Nguyễn Khuyến tràn ngập hình ảnh mộc mạc với những vẻ đẹp tâm hồn bình dị, đáng quý của con người thôn dã trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Về cơ bản, chúng tôi nhận thấy người dân quê trong sáng tác của Nguyễn Khuyến mang

vẻ đẹp truyền thống ngàn đời của con người Việt Nam. Thậm chí, người dân quê chính là những người truyền giữ những giá trị văn hóa cổ truyền đẹp đẽ của dân tộc. Có lẽ, trong nền văn học trung đại xưa nay chưa có một vị quan tổng đốc nào lại “bình dân” tới mức làm câu đối, câu phúng điếu cho người láng giềng, bà thông gia, anh thợ rèn, chị thợ nhuộm, chị hàng thịt... như Nguyễn Khuyến. Khơng khó để bắt gặp trong thơ ông những bức chân dung phong phú, đa dạng của người dân quê chân chất, giản dị. Cuộc đời họ quanh năm “chân lấm tay bùn”, vất vả lo toan cho cuộc sống, cho gia đình như chính hình ảnh bà vợ Nguyễn Khuyến với bao công việc đồng áng không lúc nào ngơi nghỉ “xắn váy quai cồng”, “thắt lưng bó que”, “tất tả chân đăm đá chân triêu”.

Trở về là một người nông dân áo vải, Nguyễn Khuyến gắn bó với người dân q bằng tình cảm ruột thịt, sâu sắc. Trở về làng quê là trở về mái nhà thân thuộc của mình, trở về với anh em bằng hữu, làng trên xóm dưới, tối lửa tắt đèn, vì vậy hình ảnh người dân q trong thơ ơng ln u thương, gần gụi. Đó hình ảnh một cụ già nông thôn hiền hậu chống gậy trên đường làng, hòa lẫn với rất nhiều lão nông thuần hậu khác:

“Gậy men ngõ trúc dạo đường quai, Quá bước lên nhà bác Đặng chơi. Một lũ tóc râu ai tuổi tác,

Nửa phần làng xóm đã thay đời.”

(Đến chơi nhà bác Đặng, 132) Hay một cụ già trầm tĩnh ngồi tư lự trên chiếc thuyền câu cá:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” (Thu điếu, 136)

Mối quan hệ làng xã thật ấm áp vô cùng. Ta như nghe âm vang đâu đây tiếng hỏi han ân tình của người dân quê trong những phiên chợ Tết:

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ đồng, Năm nay chợ họp có đơng khơng.

(…)

Hàng quán người về nghe xao xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”

(Chợ đồng, 134)

Bằng những trải nghiệm sâu sắc, bằng sự gắn bó máu thịt với cuộc sống thôn quê, Nguyễn Khuyến đã viết nên những vần thơ trong sáng, giản dị, gần gũi với đời thường. Chính những con người nơi thôn dã ấy đã đem đến cho nhà thơ niềm vui sống, sự chân thành, cởi mở khác xa với chốn triều chính thâm nghiêm mà giả dối, phải sống thu mình, cách biệt.

Đặc biệt, khi viết về những con người nơi thôn dã, Nguyễn Khuyến đã sống cùng những trăn trở, lo âu, những niềm vui, nỗi buồn của người nơng dân. Ơng xót xa, đau đáu trước cảnh mất mùa, đói kém:

“Mấy năm cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.”

(Nhà nơng than thở, 129)

Ơng càng đau xót hơn khi người nơng dân phải gánh gồng trên vai đủ thứ nợ nần, thuế khoán.

“Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa cơng đứa ở, nửa th bị. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.”

(Nhà nông than thở, 129)

Những câu thơ như bị bẻ vụn trong chất chồng, khổ cực. Bên trên là hiện thực khắc nghiệt khi mùa màng thất bát cả vụ chiêm lẫn vụ mùa. Bên dưới là thực cảnh nghiệt ngã khi nặng nề thuế khoán, nợ nần, mà đến cả nợ nần cũng phải chia năm xẻ bảy, hết chỗ này đến chỗ khác. Nguyễn Khuyến đã thực sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những cơ cực người nơng dân phải chịu đựng.

Có lúc ơng như ngẩng mặt kêu trời, thảng thốt, vỡ òa trong cơn hồng thủy của đất trời:

“Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.”

(Nước lụt Hà Nam, 131)

Câu thơ đầu như một lời thông báo, câu thơ sau bật thành tiếng nói xót xa, bàng hồng. Chữ “thơi” ta đã từng bắt gặp trong Khóc Dương Khuê khi Nguyễn Khuyến nói về cái chết của người bạn tri âm “Bác Dương thơi đã thơi rồi”. Vì thế “thơi” không chỉ mang giá trị là tình thái từ biểu hiện cảm xúc mà nó cịn đồng nghĩa với tang thương, chết chóc. Nguyễn Khuyến đau xót trước cảnh lụt lội bởi chính ơng cũng là một nạn nhân của thiên tai, thời tiết. Ông cùng số phận với những người dân quê, cùng nỗi đau mà họ phải gánh chịu.

Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến cịn hịa cùng niềm vui trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân quê. Ta như thấy nụ cười hồn hậu của ông trước cảnh đông vui, đầm ấm của những ngày giáp tết được mùa. Cái khơng khí sum vầy nhộn nhịp của ngày tết gieo vào lịng ơng bao ấm áp thân thương:

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bo rủ chung thịt.”

(Cảnh Tết)

Hay âm thanh ồn ã lúc xuân sang cũng khiến ông náo nức: “Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang.”

(Khai bút, 126)

Có thể nói, bằng ngịi bút tài hoa, từ những trải nghiệm cuộc sống với những tình cảm gắn bó thiết tha cùng những người dân nghèo khổ, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên bức tranh đời sống dân dã, chân thực, tinh tế và gần gũi. Qua đó ta như cảm nhận được tâm hồn của người dân quê tuy nghèo khổ nhưng giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, chất phác, trong sáng và tràn đầy lạc quan tin tưởng. Nguyễn Khuyến đã khơng chỉ nương náu hồn mình trong thiên nhiên, ơng cịn nương tựa vào những con người tiềm ẩn sức mạnh “lật thuyền”.

2.2.1.2. Vẻ đẹp người dân quê trong những phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc

Hình ảnh người dân q cịn hiện lên trong quan hệ ứng xử với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là phong tục, tập quán.

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí một dịng họ, gia tộc. Ở mỗi địa phương sẽ có những phong tục khác nhau và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải qua thời gian, những phong tục có thể có những biến đổi nhất định để phù hợp với cuộc sống. Trong đó, những phong tục nhằm hướng đến mong muốn điều tốt đẹp cho con người, xã hội ln được giữ gìn và phát huy. Điều đó duy trì được nét văn hóa đậm đà bản sắc mỗi dân tộc.

Đọc thơ Nôm Nguyễn Khuyến, ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã được nhà thơ nhắc đến một cách trân trọng. Cuộc sống làng quê với những dấu ấn khó phai mờ, với những nét đẹp trong phong tục, lễ nghi đã đi vào thơ ông vô cùng tự nhiên, sinh động như lễ mừng thọ, phiên chợ họp cuối năm, tục khai bút đầu xuân…

Trong thơ Nguyễn Khuyến, cảm hứng về tuổi già, thời gian trôi nhanh là một trong những cảm hứng chủ đạo xuyên suốt kể từ khi nhà thơ cáo quan, trở lại quê nhà. Tục lên lão được nhắc đến khá nhiều trong những sáng tác bắt nguồn từ cảm hứng ấy - từ chuyện nhà thơ được ngồi vào ban lão đến những người già khác trong làng lên chức lão, tổ chức tiệc mừng… Tục lệ sinh hoạt liên quan đến tuổi tác ở thôn quê xưa kia thấp thống bóng hình qua con mắt thơ của cụ n Đổ. Ta như được sống trong khơng khí vui vẻ, hào hứng, tấp nập của một buổi lễ mừng thọ đông đúc người thân, hàng xóm, bạn bè:

“Anh em, làng xóm xin mời cả Giò bánh trâu heo cũng gọi là

Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta.”

(Lên lão, 125)

Phải thân thiết, gắn bó lắm nhà thơ mới gọi mọi người xung quanh là “anh em làng xóm”, mới xưng hơ bằng những từ bình dân như “tớ”, “ta”, mới đưa cả tên riêng của họ vào thơ. Xuyên suốt bài thơ là niềm vui của tác giả khi ngày lên lão là dịp hội tụ những mối thâm tình. Lên lão khơng chỉ là tin mừng của cá nhân Nguyễn Khuyến mà đó cịn là việc vui của cả làng. Trong khơng khí nghỉ ngơi, vui chơi của tháng giêng, tiệc mừng lên lão cho các cụ cao tuổi cũng là dịp để cả làng cùng nhau tề tựu, chia sẻ tinh thần cộng đồng gắn kết trong làng xã. Khi làng tổ chức tiệc mừng - còn gọi là yến lão, mọi người sẽ tập trung đơng đủ để cùng nhau chia vui. Tính cộng đồng thể hiện rất rõ qua những câu thơ mang khơng khí hân hoan ấy. Nhà thơ sống giữa xóm giềng như sống giữa đại gia đình lớn. Ơng khơng giấu nổi niềm hân hoan, hạnh phúc giữa tình làng nghĩa xóm ấm áp, chân thành.

Khơng chỉ nói về bản thân mình, Nguyễn Khuyến cịn làm nhiều bài thơ để chúc mừng anh em, bạn bè hay những người cùng làng thêm tuổi thọ. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Khuyến có mừng ơng lão hàng thịt lên 70, mừng cụ Nhiêu Chuồi thượng thọ 80. Trong thơ chữ Nơm, nhà thơ cịn mừng cụ Đặng Tự Ý – anh họ mình khi bước sang tuổi 70:

“Ơng bà tóc bạc nhà cao, Trời cho tuổi tác thế nào là vui!

(...)

Bảy mươi lên lão làng ta, Làng ta lại sẵn rượu hoa đầy bình.”

Trong niềm vui sum vầy cùng con cháu, các cụ lên lão nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng làng xã. Đây là nét đẹp văn hóa, ấm áp nghĩa tình, thể hiện truyền thống trọng tuổi, trọng người già “kính già già để tuổi cho” của người Việt.

Không chỉ có vậy, người đọc còn bắt gặp trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến những phong tục đẹp ngày Tết. Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nguyễn Khuyến đã lưu giữ nét đẹp văn hóa phong tục cổ truyền ngày Tết trong thơ mình.

Đó là bức tranh phiên chợ cuối năm khi tiết trời lất phất mưa phùn: “Tháng chạp hai mươi bốn chợ đồng

Năm nay chợ họp có đơng khơng? Dở trời mưa bụi cịn hơi rét,

Nếm rượu tường đền được mấy ông.” (Chợ đồng, 134)

Chợ Tết không giống với những phiên chợ ngày thường trong năm. Chợ Tết bao giờ cũng đông hơn, vui hơn, có khơng khí hơn. Người ta đi chợ Tết khơng chỉ để mua sắm mà cịn để gặp gỡ, để tận hưởng cái khơng khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường khơng phải chỉ để “có cái ăn” mà đó là thói quen, làm dậy lên khơng khí ngày lễ hội. Làng Vị Hạ, quê hương Nguyễn Khuyến có chợ Và, cịn gọi là chợ Đồng, mỗi tháng có 9 phiên họp vào ngày chẵn: 4, 6, 10, 14, 16, 20, 24, 26, 30. Ba phiên cuối năm là chợ Tết nên không họp trong làng mà họp ngoài nương mạ, cạnh một đền cổ ba gian. Những năm được mùa, ba phiên chợ Đồng dịp tết được họp rất đông vui. Trái lại, những năm mất mùa, chợ Đồng thưa thớt người mua bán. Câu thơ thứ nhất nhắc đến một nét đẹp của quê hương. Tết đã đến, hai mươi bốn tháng chạp chợ Đồng đã vào phiên. Nhưng phiên chợ năm đói kém, nghèo túng nên có phần ảm đạm, hiu hắt. Tuy nhiên nét đẹp của tục “nếm rượu tường đền” của các cụ già trong phiên chợ cuối năm vẫn được diễn ra. Vào ba phiên chợ Tết, các bô lão coi việc tế tự trong làng thường ra ngồi tựa lưng vào tường đền nếm rượu, xem thứ rượu nào ngon thì mua về để tế lễ thánh

trong dịp tết. Đây là một phong tục của quê hương Nguyễn Khuyến. Ngày nay tục lệ này đã khơng cịn nhưng qua thơ của ơng, chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh đấy. Nguyễn Khuyến như cùng hiển hiện với làng nước quê hương.

Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về. Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh cả gia đình qy quần bên nhau chuẩn bị gói bánh chưng, những đêm không ngủ chia nhau ngồi canh nồi bánh nghi ngút khói, tiếp củi cho ngọn lửa hồng luôn tạo cảm xúc ấm áp, sum vầy. Thơ Nguyễn Khuyến cũng sống dậy khơng khí rộn rịp, ấm áp ngày tết trong cảnh gói bánh chưng, ăn đụng lợn:

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng, Ngồi cửa bi bơ rủ chung thịt.”

(Cảnh tết, 134)

Trong nhà, ngoài cửa, chỗ nào cũng ấm áp, quây quần. Âm thanh tiếng cười, tiếng nói, tiếng chuyện trị rơm rả, tấp nập, nhộn nhịp. Tết đang đến gần. Sau một năm được mùa, thóc mùa, thóc chiêm cịn nhiều, mọi người đều vui mừng, phấn khởi. Cảnh thanh bình, phấn khởi ấy khiến nhà thơ cất lên lời ao ước chân thành: “Ta ước gì được mãi như thế”, ước cuộc sống người dân luôn đủ đầy, sung túc, cũng là ao ước được giữ mãi những phong tục cổ truyền của dân tộc.

Trong ngày Tết, tục khai bút đầu xuân có ý nghĩa đặc biệt. Tục khai bút đầu xuân hay còn gọi là khai bút đầu năm thường được các học sỹ, học giả xưa thực hiện. Sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, mỗi người thường tự chọn cho mình một thời điểm được coi là giờ tốt, giờ đẹp nhất để làm lễ khai bút. Khai bút chính là mơt trong những phong tục ngày Tết Việt Nam rất đặc sắc thể hiện ước muốn về một mùa xuân may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và sự nghiệp được hanh thơng như diều gặp gió. Tục khai bút đầu Xuân có từ trước thời Nguyễn Khuyến nhưng nó vẫn tồn tại và giữ nguyên nét đẹp vốn có:

“Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang. Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén,

Bút mới xô tay thử một hàng.” (Khai bút, 126)

Nhà thơ chọn thời điểm khai bút đúng ngày đầu năm mới. Tiếng trống làng “ình ịch” nặng nề, chậm rãi như tiếng thời gian qua, báo hiệu một năm mới đến. Nhà thơ thong thả tận hưởng khơng khí Tết nơi điền viên thơn dã, nhắp vài chén

Một phần của tài liệu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)