Đặc điểm và vai trò của dịch vụ Internet

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 29 - 42)

1.1.2.1. Đặc điểm

Thị trường dịch vụ là một bộ phận cấu thành hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường. Thị trường dịch vụ bao gồm tổng thể hữu cơ các nhân tố kinh tế: cung dịch vụ, cầu dịch vụ và giá cả dịch vụ cùng tác động đến nhà cung cấp dịch vụ và những khách hàng cầu về dịch vụ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.

Cung và cầu dịch vụ là những thành tố cơ bản của thị trường dịch vụ. Thực chất đó là mối quan hệ tương tác khách quan giữa người mua dịch vụ (người tiêu dùng dịch vụ) với người bán dịch vụ (người cung cấp dịch vụ). Họ chính là các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường dịch vụ. "Cung và cầu là sự khái quát hoá hai lực lượng cơ bản của thị trường là người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng, của hai khâu trong quá trình sản xuất là sản xuất và tiêu dùng" [13, tr.85].

- Cung dịch vụ Internet trong nền kinh tế thị trường và những nhân tố ảnh hưởng

+ Khái niệm về cung dịch vụ

Trên thị trường, cung đại diện cho các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ. Cung phản ánh khối lượng hàng hoá dịch vụ hiện đang có ở trên thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường với các mức giá khác nhau trong không gian, thời gian nhất định.

Đối với thị trường dịch vụ, cung là sự đáp ứng của các nhà cung cấp mọi nhu cầu về dịch vụ có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Đó thực chất là khả năng cung ứng các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mỗi mức giá khác nhau.

Cung dịch vụ chỉ bao gồm số lượng dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian và không gian nhất định trên thị trường. Chỉ những sản phẩm dịch vụ thông qua trao đổi hay được mua bán mới là hàng hoá dịch vụ được cung ứng trên thị trường. Ta biết rằng, dịch vụ là một loại hàng hoá không tồn tại dưới hình thái

vật thể và luôn gắn liền với nguồn sản xuất và cung ứng, chỉ biểu hiện bằng sự phục vụ khi xuất hiện nhu cầu về nó. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại như một sản phẩm hiện hữu có thể xác định được cả về số lượng và chất lượng bằng các tiêu thức thống kê thông dụng.

Về số lượng, cung dịch vụ bao gồm toàn bộ khối lượng hàng hoá dịch vụ mà người bán có thể và sẵn sàng cung ứng với các mức giá khác nhau trong một không gian và khoảng thời gian xác định. Đồng thời nó được xác định bởi năng lực kỹ thuật và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở các cơ sở cung ứng các dịch vụ đó trong việc đáp ứng đầy đủ khối cầu cần thiết về nó.

Về chất lượng của cung hàng hoá dịch vụ được biểu hiện trước hết ở sự thoả mãn, sự hài lòng của người có nhu cầu về sự phục vụ đó. Muốn vậy, sự phục vụ ở đây phải nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chu đáo; nhờ đó mà tỷ trọng của khối cung đó sẽ lớn, giá cả dịch vụ cao, lợi nhuận thu được tối đa...

Xét một cách khái quát, thì: Cung dịch vụ là một phạm trù kinh tế phản ánh khối lượng sản phẩm dịch vụ mà các chủ thể cung cấp và có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường với những mức giá khác nhau trong không gian và thời gian xác định.

+ Cung dịch vụ Internet

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) và quá trình toàn cầu hoá (TCH) mở rộng, dịch vụ đa dạng đặc biệt là dịch vụ Internet được cung ứng một cách chủ động, tích cực. Nhiều hãng cung cấp ra đời như VNN, FPT, Viettel… Tính linh hoạt và năng động của cơ chế thị trường tạo điều kiện nảy sinh bên cạnh những loại hình dịch vụ truyền thống là các hoạt động dịch vụ mới, dịch vụ của nền kinh tế tri thức.

Với sự tác động khách quan của cơ chế thị trường, hoạt động dịch vụ Internet được đặt vào môi trường cạnh tranh sôi động, có nhiều chủ thể cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước với sự đầu tư, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ ngày càng văn minh, chuyên nghiệp.

+ Những nhân tố tác động tới cung dịch vụ Inernet trên thị trường: Cung dịch vụ chịu tác động bởi luật cung. Dưới tác động của xu hướng tối đa hoá lợi nhuận, trên thị trường khối lượng cung hàng hoá dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian xác định khi giá cả tăng. Tuy nhiên do đặc điểm của hàng hoá dịch vụ là không dễ dàng cung ứng kịp thời theo nhu cầu thị trường nên sự điều tiết về khối lượng dịch vụ thường chậm và lệch pha so với biến động của giá. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khi thấy giá cả dịch vụ trên thị trường tăng đã đầu tư tạo lập cơ sở vật chất và nguồn nhân lực mới để tăng sức cung, song khi có thể cung cấp phục vụ cho thị trường, thì cầu đã giảm nên gặp rủi ro cao nếu thiếu kinh nghiệm kinh doanh và tầm nhìn chiến lược (xem đồ thị 1.1).

Đồ thị 1.1: Đường cung về dịch vụ trên thị trường P (Giá cả dịch vụ) S S’ p2 p1 O Q Q1 < Q2 (Sản lượng hàng hoá dịch vụ)

Ngoài giá cả, có thể chỉ ra cung dịch vụ chịu tác động của những nhân tố cụ thể như: chi phí sản xuất, quy mô sản xuất, giá cả của các hàng hoá, dịch vụ liên quan hoặc thay thế, quy mô cầu dịch vụ, kỳ vọng về sự phát triển của nền sản xuất... Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy, cung dịch vụ phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, cung dịch vụ Internet phụ thuộc vào số lượng và quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, phản ánh giới hạn khả năng sản xuất dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường ở các thời điểm và không gian khác nhau.

Thứ hai, cung dịch vụ Internet đặc biệt liên quan đến những chi phí sản xuất dịch vụ và các phương tiện để lao động của các doanh nghiệp dịch vụ tham gia thị trường sử dụng trong sản xuất, đời sống.

Thứ ba, cung dịch vụ Internet phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của KH - CN, sức sản xuất của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội, bởi lẽ khi tiến bộ KH - CN tăng làm cho sức sản xuất của xã hội tăng, nhu cầu về sự phục vụ cho nó tăng theo tương ứng.

Thứ tư, cung dịch vụ Internet chịu tác động rất lớn vào quy mô cầu dịch vụ trên thị trường:

Trong mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu các sản phẩm dịch vụ trên thị trường dịch vụ, thì cầu dịch vụ xác định cơ cấu, chủng loại của cung dịch vụ. Khi thu nhập của dân cư tăng lên, thói quen và sở thích của người tiêu dùng về dịch vụ tăng lên, quá trình sản xuất ngày càng được xã hội hoá sâu rộng hơn, đòi hỏi ngày càng cao về sự phục vụ cho sản xuất và đời sống. Điều đó thúc đẩy cung dịch vụ tăng lên và là "đơn đặt hàng", "động lực" thúc đẩy cung dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu xét trên bình diện vĩ mô của nền kinh tế, thì tổng cung về dịch vụ có liên quan đến tổng cầu về nó. Khi tổng cầu về dịch vụ tăng lên thì giá dịch vụ tăng làm tăng động lực của chủ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, tổng cung dịch vụ tăng. Ngược lại, tổng cầu dịch vụ giảm thì tổng cung dịch vụ cũng giảm theo. Điều này nghĩa là cung dịch vụ nói chung và cung dịch vụ Internet nói riêng vận động theo các quy luật của thị trường.

Thứ năm, cung dịch Internet vụ phụ thuộc vào sự kỳ vọng về phát triển của nền kinh tế và chính sách của chính phủ, bởi lẽ khi các doanh nghiệp dự đoán khả quan về sự phát triển trong tương lai của nền KT - XH bao giờ cũng lập ra kế hoạch tiêu dùng cho doanh nghiệp để đón đầu cho dù sức cầu trước mắt không tăng. Hơn nữa, khi nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng các định hướng và kèm theo là các chính sách hướng dẫn, ưu đãi, bao giờ cũng làm cho cung dịch vụ tăng mạnh. Thường có các chính sách tác động mạnh vào cung dịch vụ sau:1) Chính sách phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho dịch vụ; 2) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, vật chất cho các ngành dịch vụ; 3) Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; 4) Chính sách ưu đãi về vốn; và 5) Chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ này.

Tất cả các chính sách trên tác động mạnh mẽ và tức thời vào nguồn cung dịch vụ trên thị trường.

- Cầu dịch vụ

Cầu dịch vụ trong nền kinh tế thị trường và các nhân tố ảnh hưởng + Khái niệm cầu dịch vụ, dịch vụ Internet

Cầu dịch vụ là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng dịch vụ trên thị trường. Đó là khối lượng hàng hoá dịch vụ mà tất cả các doanh nghiệp và dân cư sử dụng với các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định. Cầu dịch vụ bao gồm cầu về dịch vụ cho tiêu dùng của các hộ gia đình và sản xuất của các doanh nghiệp. Bên cạnh những nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu cho ăn, ở, mặc; con người còn có những nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm dịch vụ. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, dịch vụ còn mang nặng tính tự phục vụ, với quy mô nhỏ hẹp trong gia đình, chưa trở thành đối tượng của sự mua bán, trao đổi trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt khi đạt tới trình độ cao là kinh tế thị trường, thì dịch vụ nói chung và dịch vụ Internet noi riêng đã trở thành một nhu cầu phổ biến đối với cả sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư. Dịch vụ Internet được mở rộng về số lượng và tăng về chất lượng để đáp ứng mọi nhu cầu. Đặc biệt, đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác có trình độ sản xuất hiện đại, trình độ phân công lao động xã hội được chuyên môn hoá sâu sắc, thì đòi hỏi khách quan về các dịch vụ Internet cho quá trình sản xuất và quá trình lưu thông càng tăng lên không ngừng đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin, dịch vụ tư vấn thiết kế, du lịch...

Thu nhập của người dân trong xã hội ngày càng cao, họ có nhiều khả năng thanh toán cho các nhu cầu dịch vụ, dịch vụ Internet, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đặc điểm của cầu dịch vụ Internet trên thị trường:

Xuất phát từ tính đặc thù của dịch vụ là hàng hoá vô hình (so với hàng hoá thông thường), nên cầu về dịch vụ Internet có những đặc điểm sau:

Một là, dịch vụ Internet rất đa dạng và có xu hướng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng:

Trong nền kinh tế hàng hoá, sự phân công lao động xã hội đã chia thành nhiều ngành, nghề khác nhau. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, sự hỗ trợ của các dịch vụ chuyên môn phục vụ quá trình sản xuất ngày càng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh đấy, khả năng nhận thức về vai trò, vị trí của dịch vụ, mức độ thu nhập của từng cá nhân, hộ gia đình và nhu cầu của mỗi cá nhân cũng rất đa dạng. Hơn nữa, sự đánh giá về chất lượng dịch vụ Internet cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, song xu hướng chung là sự đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao, phương thức phục vụ ngày càng văn minh, hiện đại.

Hai là, cũng như các sản phẩm hàng hoá hữu hình, cầu dịch vụ Internet có tính co giãn, tuy nhiên có những dịch vụ độ co giãn của cầu cao.

+ Các nhân tố tác động tới cầu dịch vụ Internet trên thị trường:

Cầu về hàng hóa dịch vụ Internet chủ yếu tuân theo luật cầu, tức là khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm thì lượng cầu về hàng hoá dịch vụ tăng. Song dịch vụ là một hàng hoá phi vật thể, vô hình và mang một đặc điểm nổi bật là quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn liền với nhau và diễn ra đồng thời nên chúng chịu tác động bởi một số nhân tố đặc thù sau:

Thứ nhất: Sự tăng nhanh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác động của cách mạng KH - CN hiện đại theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng cầu về dịch vụ Internet trên thị trường

Nhân tố quy định sự gia tăng của cầu dịch vụ Internet đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng KH - CN. Theo đó, đòi hỏi của các ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác đã đặt ra nhu cầu về các hoạt động dịch vụ phụ trợ ngày càng cao.

Cùng với nó, các thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ điện tử, tin học đã làm thay đổi các

phương thức trong kinh doanh dịch vụ. Điều đó tạo ra sự an toàn, thuận lợi, nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ Internet đa dạng của xã hội.

Khi sản xuất phát triển, đã đặt ra nhu cầu về sự hỗ trợ các yếu tố đầu vào một cách chuyên nghiệp, thuận tiện và kịp thời, phải thực hiện được giá trị và giá trị thặng dư để đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua phát triển dịch vụ Internet. Dịch vụ này giữ vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng trên thị trường.

Thứ hai: Cầu dịch vụ Internet phụ thuộc vào thu nhập của người lao động.

Theo lý luận chung về quan hệ của cầu với thu nhập, thì đó là quan hệ cùng chiều. Bởi vì khi thu nhập tăng thì cầu có khả năng thanh toán cao, nên ngay cả trường hợp giá cả không đổi, hoặc tăng nhẹ, thì cầu vẫn tăng; đường cầu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi thu nhập của dân cư giảm, thì cầu giảm; đường cầu dịch chuyển sang trái. Theo đó, cầu dịch vụ nói chung và dịch vụ Internet nói riêng cũng có quan hệ cùng chiều với mức thu nhập của dân cư.

Thứ ba: Cầu dịch vụ Internet cũng phụ thuộc vào giá cả.

Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng của cầu ngược chiều với sự biến đổi của giá cả hàng hoá trên thị trường. Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì cầu hàng hoá giảm xuống và ngược lại. Cũng như cầu các hàng hoá vật chất thông thường, cầu dịch vụ phổ biến phụ thuộc vào giá cả dịch vụ.Vì thế, xu hướng nâng cao chất lượng, uy tín dịch vụ, giảm giá thành dịch vụ là một yêu cầu quan trọng trong cạnh tranh của các cơ sở cung ứng dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư: phụ thuộc vào trình độ nhận thức và tâm lý xã hội trong tiêu dùng dịch vụ Internet.

Cầu dịch vụ Internet phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức về vai trò, vị trí của dịch vụ đối với sản xuất và đời sống và thói quen sử dụng các

sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng. Dịch vụ Inernet cũng vậy, có nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ này, mỗi lứa tuổi có cách khai thác dịch vụ này khác nhau. Ví dụ, những nhóm tuổi thanh thiếu niên thì thí dùng Internet để chat, chơi games trực tuyến, nghe nhạc; những người trung niên thì vào mạng đọc các tin tức thời sự, xem phim.. Khai thác dịch vụ này cũng còn tùy thuộc vào

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w