- Liên kết với một số nước có công nghệ thông tin phát triển
3.2.4.2. Internet gia đình
- Internet gia đình có thể là những thuê bao cho máy vi tính, điện thoại di động, những bậc làm cha, mẹ nên quản lý tốt các trang thông tin mà con, cháu truy cập, để đảm bảo khai thác các thông tin lành mạnh. Ví dụ như các bậc phụ huynh có thể dùng những phần mềm như VwebFilter (viết tắt VWF)-
VWF có khả năng lọc nội dung thông tin trên Internet dành cho người dùng cá nhân, đặc biệt có thể lọc các trang web theo những quy định cụ thể: danh sách URL cần chặn, từ khóa xuất hiện trong trang web đó và nhiều tính năng khác nữa...; Depraved Web Killer (DWK)- Phần mềm này có ưu điểm là chính sách quét triệt để nội dung trang web từ tiêu đề, địa chỉ liên kết cho đến các từ khóa để nhận diện site đen cần "hạ gục"; MiniFireWall 4.0 (MFW). Phần mềm "đánh thẳng tay" vào từ khóa của các trang web "đen" và có thể "hạ gục" ngay lập tức cửa sổ trình duyệt nào định mở các trang web đen trên mạng; Safe Surfer 4.2- Kiểm soát website truy cập, Bảo mật thông tin khi lướt web, Kiểm soát người dùng; KillPorn để ngăn chặn web khiêu dâm (Phần mềm KillPorn sử dụng các thuật toán trong lĩnh vực nhận dạng, phân tích và phát hiện chính xác sự xuất hiện của các hình ảnh "nuy" trên màn hình).
- Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về quy định của Nhà nước về sử dụng dịch vụ, thông tin của các hãng cung cấp dịch vụ để có thể chọn cho mình hãng cung cấp dịch vụ với giá cước rẻ, chất lượng đường truyền tốt…
Hiện nay, Đảng và Chính phủ chủ trương đưa Internet vào từng trường học thể hiện tính tất yếu và đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ phổ cập tin học, hướng dẫn khai thác Internet cho học sinh, sinh viên . Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà vẫn học sinh, sinh viên chưa được đáp ứng việc truy cập Internet tại trường học, vì vậy họ phải đến với các điểm dịch vụ công cộng khi có nhu cầu và tại các điểm dịch vụ này, do tính chất kinh doanh đơn thuần, không có sự định hướng đúng đắn, kịp thời, nhiều hành vi phi văn hóa và các hoạt động phạm pháp đã nảy sinh.
Đối với những đối tượng là cán bộ công nhân viên chức, cán bộ quản lý là những người thường xuyên truy cập Internet tại cơ quan cũng chưa tận dụng khai thác hiệu quả những tiện ích của dịch vụ toàn cầu này vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Như vậy vấn đề lại đặt ra cho ngành là phải tuyên
truyền, định hướng các giá trị thẩm mỹ cho các đối tượng có cơ hội được tiếp cận công nghệ này.
KẾT LUẬN
Dịch vụ Internet nói riêng, CNTT nói chung đã thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống văn hóa của người dân Hà Nội. Internet đã làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần của người Hà Nội đồng thời cải thiện đáng kể năng suất công việc cũng như góp phần tích cực vào quá trình hội nhập và liên kết toàn cầu, giúp cho người dân Thủ đô ngày càng có một đời sống văn hóa tinh thần hiện đại, văn minh hơn. Dịch vụ Internet có những tác động tích cực cũng như còn nhiều điểm hạn chế như triển khai và tổ chức chưa thực sự chủ động, bài bản. còn nhiều biểu hiện tự phát, ví dụ: vẫn còn những lỏng lẻo trong việc kiểm soát, hướng dẫn sử dụng, khai thác internet. Cùng với một số nhân tố khác, sự yếu kém và hạn chế nói trên đã dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực, đáng lo ngại, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân Thủ đô qua dịch vụ chat tràn lan, khai thác các trang web "bẩn", tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những trò chơi vô bổ mang tính bạo lực, khủng bố…
Trong thời gian tới, CNTT nói chung và internet nói riêng ở Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cả về quy mô, độ che phủ, tính chất đa dạng, những tiện ích do internet mang lại cũng như chiều sâu của các khả năng ứng dụng…
Những gói cước hấp dẫn cùng với sự hiện diện của công nghệ 3G ở Việt Nam đang đẩy mạnh xu hướng truy cập Internet bằng điện thoại di động. Số lượng người mua hàng qua mạng đã tăng từ 4% năm 2008 lên 11% năm 2009.
Các mạng xã hội đang tiếp tục phát triển tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, trong đó hoạt động chia sẻ nội dung, quan điểm trên mạng và tham gia diễn đàn trực tuyến đã lấn át các hoạt động làm quen, kết nối xã hội. Hiện nay có khoảng 23,2 triệu người Việt Nam sử dụng Internet. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi việc truy cập Internet trở nên ngày càng phổ biến hơn.
Luận văn được hình thành với sự hướng dẫn khoa học tận tình của thày hướng dẫn, các thày, cô trong và ngoài trường, các đồng nghiệp đàn anh đi trước cùng với những nỗ lực của bản thân với việc phân tích các thực trạng và mạnh dạn đưa ra các giải pháp tác giả mong muốn sẽ góp phần nhỏ vào việc nhằm phát triển tốt hơn loại hình dịch vụ này trên địa bàn Thủ đô... Từ đáy lòng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thày, cô giáo, các đồng nghiệp và tự đặt ra cho mình những nghiên cứu xa hơn nữa, bao quát hơn nhằm đưa ra một bức tranh sâu rộng hơn về dịch vụ Internet ở Thủ đô Hà Nội.