Cơ chế, chính sách quảnlý của Nhà nước

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

Quản lý Nhà nước và các ban ngành có liên quan trong lĩnh vực Viễn thông và Internet.

 Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý

Hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực viễn thông và Internet bao gồm: pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, 2 Quyết định, 4 Nghị định và một số văn bản khác (xem phụ lục 3)

Tuy nhiên nhiều cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời để theo kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của công nghệ và thị trường. Thời gian cần thiết để ban hành các văn bản pháp quy còn dài. Thiếu sót lớn nhất chính là chưa có luật Viễn thông mặc dù đã được tiến hành xây dựng đã lâu nhưng tiến độ còn chậm nên chưa thể ban hành. Chúng ta đã bắt đầu bước vào giai

đoạn hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, nếu chậm cho ra đời Luật này ngày nào sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành, cũng như gây khó dễ cho việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Trong giải pháp của Bản Quy hoạch lại chỉ mới nêu một cách chung chung là “nhanh chóng xây dựng và ban hành luật Viễn thông” chưa nêu ra được một lộ trình và thời gian cụ thể, đây là một thiếu sót mang tính chất nền tảng của hệ thống pháp lý trong công tác quản lý ngành cần phải bổ sung ngay.

 Cơ quan quản lý nhà nước

Nghị định 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông đã quy định: “Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước (sau đây gọi chung là Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin); quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.”

Nay chức năng này được chuyển hết sang cho Bộ Thông tin và truyền thông (MIC) trên cơ sở cơ cấu lại Bộ BCVT. Theo đó còn mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông - công nghệ thông tin - phát thanh truyền hình. Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng. Xu thế này nằm trong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w