Tác động đến văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

Không ai chối cãi rằng mạng lưới điện tử internet là một phương tiện thông tin nhanh chóng vừa rộng vừa sâu.Những thông tin trên mạng điện tử Internet thuộc đủ loại: văn hoá, giáo dục, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật... Theo nguyên tắc thì đây là một điều vô cùng ích lợi, ít nhất là cho việc nâng cao hiểu biết. Nhưng thực tế thì không hẳn như thế, công ty Google cho biết rằng trên mạng điện tử có 43 triệu trang là khiêu dâm. Bên cạnh đó là hằng hà sa số các quảng cáo đủ loại và chính những quảng cáo này đã là nguồn lợi tức nhiều triệu đô la cho các trang điện tử. Các khách hàng đa số vào quán không phải là để xem các tin tức về chính trị. Cách đây chừng một thập niên, khi máy điện toán được bắt đầu đưa vào các trường đại học ở Mỹ cho sinh viên dùng, người ta đã nhận thấy rằng số sinh viên năm đầu bỏ học tỉ lệ thuận với số giờ vào tìm tòi trong Internet. Người ta hiểu rằng số giờ này không phải đa số là dùng để học hỏi mà là trò chuyện tầm phào hay xem những gì hấp dẫn với tuổi mới lớn. Ảnh hưởng lớn của Internet trên xã hội nói chung là đẩy mạnh chủ nghĩa tiêu thụ và giải trí [35].

Về mặt văn hóa - xã hội, internet đem lại cơ hội ngang bằng thông tin cho con người trên khắp hành tinh, nó mở ra những mối liên hệ mới, cơ hội hội nhập và chuyển giao văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia khác nhau. Internet rút ngắn khoảng cách không gian giữa người với người, giữa nhà cầm quyền với công chúng, giữa các tổ chức doanh nghiệp với các thành viên... Vấn đề đặt ra là nguồn thông tin trên mạng có lành mạnh hay không và nhà nước có khả năng ngăn chặn, kiểm soát hay không? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý vì "lần đầu tiên thế hệ lớn tuổi phải đương đầu với một kỹ thuật mới để ngăn chặn sự đầu độc thế hệ trẻ trong lúc họ lại không tinh thông bằng chính lớp trẻ" (Theo báo Sinh viên Việt Nam, số 14 năm 2000).

Người ta cũng lên tiếng cảnh báo về một xã hội công nghiệp cô đơn, các cá nhân bận rộn nhưng ngồi một chỗ vẫn có thể nắm được thông tin của cả thế giới, con người trở nên ngại giao tiếp trực tiếp với nhau, thay vào đó, họ liên hệ với nhau qua Internet và vì thế họ thường giấu đi bộ mặt thật của mình. Đồng thời xuất hiện một chứng bệnh mới: Bệnh nghiện Internet (internetmania) buộc xã hội phải quan tâm để cai nghiện net (ở Việt Nam đã có lớp cai nghiện game online [47]).

Internet đã làm thay đổi hẳn khái niệm tự do thông tin, một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đối mặt cùng lúc với sự phát triển như vũ bão của CNTT là chủ nghĩa khủng bố, bạo lực và nạn cờ bạc, rửa tiền được đăng tải tràn lan trên Inetrnet. Điều đáng quan tâm nhất đối với chúng ta là những ảnh hưởng tiêu cực của Internet đối với lớp trẻ trong tương lai. Hiện tại nền văn hóa của chúng ta mỗi ngày vô tình đang bị mai một dần, những dấu ấn của bản sắc bị mờ nhạt sau những trang web độc hại với hình thức hấp dẫn nhưng không mấy ai nhận thấy bởi nó hết sức tinh vi và khó định lượng, định tính. Một thực tế là bên cạnh những học sinh sinh viên, cán bộ công nhân viên chức đã ngày một hoàn thiện kiến thức của mình, làm chủ CNTT, khai thác tài

nguyên trên mạng vẫn còn nhiều người chưa biết cách khai thác hoặc không đủ trình độ văn hóa và kỹ năng cần thiết để khai thác thông tin trên Internet. Đọc báo điện tử, tải phần mềm phục vụ chuyên môn chiếm một con số khiêm tốn: 35%. Có tới 20% số người được hỏi chỉ vào Internet đơn thuần để "shopping"(mua bán) hoặc "relax" (thư giãn). Như vậy có thể làm một phép tính nhẩm nhanh với số khiêm tốn 3% cán bộ công nhân viên chức khi lên mạng thường quan tâm đến các trang web sex cũng có thể thấy số tiền nhà nước phải trả cho những trang web đen kiểu này không hề nhỏ. Thậm chí nhiều cá nhân có tham gia và làng đỏ đen trên mạng với khát vọng đổi đời [43]. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về tư tưởng, lối sống đến từng cá nhân đó.

Đối với các điểm truy cập Internet công cộng cũng được phát triển một cách tự phát theo kiểu "trăm hoa đua nở", thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý. Khách hàng chủ yếu của những điểm dịch vụ này hầu hết là học sinh sinh viên. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển hưng thịnh của loại dịch vụ này. Như một mốt giải trí thời thượng của thanh niên. Ký tự @ được họ coi như biểu tượng của sự sành điệu, của một thế hệ hiện đại và nhanh nhạy, bắt kịp bước với thời đại. Games online cuốn hút không chỉ tầng lớp vị thành niên bỏ học, vay tiền để chơi và mua các “tài sản” của trò chơi sau đó vay nợ gây nên tệ nạn xã hội mà còn cuốn hút cả những người thanh niên, trung niên bỏ việc lao vào các bàn chơi games như Chinh đồ, Kiếm thế, Phong thần, Thuận thiên kiếm, Võ lâm truyền kỳ 1, Võ lâm truyền kỳ 2, Kiếm tiên, Tinh võ, Gunny, Boom…

Theo thống kê đến ngày 30/9/2010, toàn thành phố Hà Nội có 2.244 đại lý Internet, trong đó 485 đại lý Internet gần trường học dưới 200 mét. Tất cả các đại lý này sử dụng từ 2 đến 4 đường truyền Internet và có từ 20 đến 100 máy. Đây là những con số được công bố tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 15 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý, cung

cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các đại lý Internet do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức ngày 3/11/2010. Tại các đại lý Internet hiện nay, tất cả người chơi (100% là thanh thiếu niên, học sinh) đều chơi game. Điều kiện kinh doanh rất kém cả về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, không cài đặt phần mềm quản lý người chơi. Còn nhiều đại lý chưa chấp hành nghiêm, sử dụng nhiều thủ đoạn “lách luật” như: tháo biển kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh, dùng đường truyền cá nhân, không đăng ký đường truyền đại lý; tắt đèn, đóng cửa cho khách hàng chơi bên trong sau 23h [44].

Thực hiện Quyết định số 15 của UBND thành phố Hà Nội về việc thanh kiểm tra hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các đại lý Internet trên địa bàn Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp tuyên truyền, hành chính, kỹ thuật, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và tăng cường công tác thanh kiểm tra và đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng chú ý. Trong tháng 7 và tháng 8/2010, Sở đã chủ trì tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động hai mặt của say game, nghiện game, tuyên truyền sâu rộng về các giải pháp. Tuyệt đại bộ phận nhân dân đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là phụ huynh học sinh. Cơ quan báo chí đã vào cuộc quyết liệt biểu dương những nơi làm tốt, phê phán những nơi làm chưa tốt. Sở đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức thanh kiểm tra trên toàn thành phó, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành gồm Công an, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Kế hoạch Đầu tư… kiểm tra điểm ở 5 quận nội thành, trực tiếp kiểm tra các đại lý Internet. Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hà Đông, Sơn Tây là các quận, huyện triển khai hiệu quả hoạt động thanh kiểm tra các đại lý Internet. Cho đến nay, đã ngừng hoạt động của 485 đại lý Internet gần trường học dưới 200 m; 60% đại lý Internet đã ngừng cung cấp dịch vụ trước 23h chủ yếu tập trung tại các quận Hai Bà Trưng, Thanh

Xuân… đường truyền do Công ty cổ phần Viễn thông FPT cung cấp. Về giải pháp kỹ thuật, Sở TT&TT Hà Nội cứ 15 ngày giao ban định kỳ với các doanh nghiệp, thống nhất kế hoạch đến ngày 31/12/2010 dừng hoạt động tất cả các đại lý Internet gần trường học dưới 200 m (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Intenet cắt đường truyền Internet đối với các đại lý Internet vào 23h và chỉ mở lại vào 6h sáng hôm sau. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) thực hiện nghiêm túc, riêng Công ty cổ phần Viễn thông FPT chiếm 60% thị phần đại lý Internet (gần 1.200 đại lý) chưa thực hiện nghiêm các yêu cầu của Sở. Trong thời gian tới, Sở TT&TT Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động của các đại lý Internet, đưa dần hoạt động của các đại lý vào nề nếp; nghiên cứu việc đưa dần đại lý Internet vào các điểm vui chơi, nhà văn hóa, siêu thị …; Đề nghị UBND thành phố giao Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (thay thế giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Đề nghị UBND thành phố có văn bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ game online dừng hoạt động (ngắt máy chủ) của hệ thống game từ 23h đến 6h sáng hôm sau và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Cấm học sinh trong giờ hành chính không được chơi game tại các đại lý Internet. Nếu học sinh chơi game trong giờ hành chính, đại lý Internet sẽ bị xử phạt ở mức cao nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những công tác quản lý Internet của Hà Nội vẫn chưa được triệt để. Các quán Games vẫn tấp nập sau 23h [45].

Bên cạnh những mặt tích cực mà Internet mang lại, chúng ta dễ dàng thấy một điều: Dịch vụ internet chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhiều địa điểm kinh doanh Internet để cho khách hàng thoải mái truy cập vào các trang web đen, mang những nội dung tư tưởng phản động, đồi trụy… Những cơ sở kinh doanh này còn ngang nhiên sao in, phát tán những trang web có nội dung xấu, kích động bạo lực, dâm ô phát tán trong giới trẻ… gây những phản ứng, hành vi xấu trong lớp lứa tuổi học sinh sinh viên.

Một phần của tài liệu dịch vụ internet ở thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w