Ở HÀ NỘI ĐẾN 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020
3.1.1. Dự báo
- Trong những năm tới, Internet nói riêng và CNTT nói chung sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Được sự chỉ đạo và quyết tâm đưa internet tới tất cả các trường học và địa bàn trên cả nước, đến nay dự án "internet cộng đồng" đã hoàn thành về cơ bản. Internet đã có mặt tại hơn 800 trường ĐH, CĐ trường PTCS và các điểm Bưu điện văn hóa xã trên cả nước. Với tốc độ phát triển CNTT hiện nay cùng với sự đầu tư của Chính phủ, chắc chắn trong những năm tới sự đầu tư sẽ đầy đủ hơn, bài bản hơn. Internet sẽ đến với cộng đồng một cách hiệu quả hơn.
Các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, tốc độ phát triển internet mạnh hơn, càng ngày càng có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trang web riêng. Các điểm truy cập Internet công cộng phát triển mạnh và yếu tố cạnh tranh cũng tăng theo (xem ảnh phụ lục 4). Chắc chắn trong những năm tới tỷ lệ người sử dụng internet tại Việt Nam sẽ tăng ngang bằng một số nước trong khu vực.
Chúng ta đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 10% dân số Việt Nam được tiếp cận với Internet. Hiện tại nếu chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta đã đạt tỷ lệ này. Bằng với tỷ lệ trung bình của một số nước trong khu vực.
Giáo sư Đặng Hữu nhận định: "Tôi cho rằng trong những năm tới, việc phổ cập CNTT sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn những năm trước rất nhiều. Đầu tư nước ngoài vào ngành này sẽ tăng vọt và chính phủ sẽ có những biện pháp
về chính sách để CNTT chuyển biến một cách thực chất và mạnh mẽ hơn. Ngành công nghiệp phần mềm sẽ được quan tâm phát triển nhiều hơn nữa, một số doanh nghiệp phần mềm lớn đã tìm thấy hướng đi rõ ràng của mình chứ không còn "mò mẫm" như trước nữa. Do đó doanh thu gia công phần mềm sẽ tăng" [21].
- Dịch vụ Internet sẽ ngày càng phát triển và có vai trò to lớn hơn trong đời sống văn hóa của người dân thủ đô Hà Nội
Vừa qua, tập đoàn Viễn thông hàng đầu thế giới Intel đã cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền công nghiệp máy tính thương hiệu Việt, hợp tác, phát triển công nghệ Internet không dây, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực qua các chương trình giáo dục, hỗ trợ tối ưu hóa các ứng dụng phần mềm trên kiến trúc Intel và giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả những công nghệ mới nhất. Ngoài ra, tập đoàn này sẽ nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư trực tiếp có quy mô lớn tại Việt Nam.
Hãng Microsoft đặc biệt chú trọng đến việc phát triển hệ thống đại lý, các nhà cung cấp giải pháp giá trị gia tăng trên nền tảng của Microsoft cho các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ ở Việt Nam. Ngoài ra, hãng này cũng đưa ra những chương trình hỗ trợ cho sinh viên, giáo viên CNTT và đưa CNTT vào các trường phổ thông hệ 12 năm …
Chúng ta cũng biết rằng, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2003 có thể nói là một năm hết sức quan trọng với những sự kiện đáng chú ý như: Hội nghị thượng đỉnh ASOCIO, tuần lễ tin học thứ 12, Hội chợ phần mềm Softmart… sẽ là cầu nối giúp thế giới có thể biết thêm về nền CNTT của Việt Nam. Đồng thời giúp Việt Nam tạo dựng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với tất cả những sự kiện về chính trị và hợp tác của Chính phủ cùng với một số nhận định của các nhà chuyên môn về CNTT. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng, trong những năm tới số người truy cập Internet phục vụ cho
mục đích học tập và nghiên cứu sẽ tăng do có sự chuẩn bị tốt hơn về kỹ năng khai thác và sử dụng các dịch vụ trên Internet.
Số người truy cập Internet phục vụ nhu cầu giải trí cũng sẽ tăng, trong đó bao gồm cả việc khai thác các trang web sạch và "bẩn", song xu hướng chung là sự lựa chọn thông tin lành mạnh sẽ tăng hơn.