2.2.1. Thực trạng cung dịch vụ Internet
- Dịch vụ bán buôn
Hiện nay có nhiều hãng cung cấp dịch Internet lớn (khoảng 30 hãng - phụ lục ). Trong đó 3 đơn vị là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty FPT và Công ty viễn thông quân đội (Viettel) đang chiếm tới 98% thị trường cung cấp ADSL, trong đó VNPT chiếm thị phần lớn nhất.
- Dịch vụ bán lẻ
Các cửa hàng cho thuê dịch vụ hay còn gọi là các đại lý Internet ở các phố bặc biệt là những tuyến phố có nhiều trường đại học hay những tập trung dân cư đông.
Đặc trưng lớn nhất của địa bàn là tính tập trung theo cụm của các cửa hàng dịch vụ Internet gần kề các trường đại học, các cơ quan, trường học...
Cụ thể như: 12 cửa hàng liền nhau nằm ngay trên mặt phố Nghĩa Tân thuộc dẫy nhà A11, A14 và nhà C1, 3 cửa hàng nằm trên đường Nguyễn Phong Sắc. 5 cửa hàng nằm trên đường Xuân Thủy (nằm ngay trước cổng trường Nguyễn Tất Thành và Đại học Sư phạm Hà Nội) và 2 cửa hàng cũng nằm trên đường Xuân Thủy. Gồm 9 cửa hàng nằm trong khuôn viên của trường Đại học Quốc gia gần khu ký túc xá sinh viên và trường phổ thông trung học chuyên ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. 11 cửa hàng nằm trên đường Nguyễn Trãi và khu vực xung quanh trường Đại học Kiến trúc và Đại học Ngoại ngữ thuộc địa bàn quận Thanh Xuân.(Xem phụ lục 4)
Qua thực tế khảo sát tại địa bàn ba quận, đặc biệt chú ý tới các tuyến phố tập trung nhiều quán cafe Internet, điểm truy cập Internet công cộng như phố Nghĩa Tân, phố Tô Hiệu, đường Xuân Thủy (thuộc địa bàn quận Cầu Giấy), khu vực xung quanh trường Đại học Ngoại thương và Học viện Quan hệ quốc tế (thuộc địa bàn quận Đống Đa) hai bên đường Nguyễn Trãi đoạn từ Ngã Tư Sở đến đường Lương Thế Vinh, đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) là nơi tập trung đối tượng sử dụng chính là HSSV. Qua con số thống kê tại các điểm Internet công cộng, kết quả cho thấy có 80,5% số người truy cập tại các điểm này là HSSV. Chỉ có 1/3 trong số là SV, còn lại là đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hoặc không còn đi học nhưng chưa có việc làm.
- Giá cả
Giá cả có sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng và các điểm cho thuê lẻ dịch vụ Internet:
+ Giá thuê bao của một số hãng lớn như của Viettel, FPT, VNPT là 24.000đ-40.000đ/tháng theo cước cho cá nhân và 100.000đ-350.000đ với thuê bao dùng dung lượng lớn (xem phu lục 5)
+ Giá thuê dịch vụ Internet ở các điểm bán lẻ giao động từ 3000đ- 7000đ/giờ tuy thuộc cá trang thiết bị của cửa hàng và địa điểm cung cấp. Hiện nay ở các cửa hàng cho thuê dịch vụ Internet đã lắp cáp quang để nâng cao chất lượng đường truyển.
Thị trường Internet băng rộng hứa hẹn sẽ còn phát triển sôi động trong thời gian tới vì giá dịch vụ đã khá phù hợp với điều kiện người dân, nhu cầu tìm hiểu thông tin toàn cầu trong bối cảnh hội nhập ngày càng cao, các dịch vụ ứng dụng trên Internet như game online, email, chat, mua sắm trên mạng, thương mại điện tử,… ngày càng phát triển.
- Địa điểm cung cấp dịch vụ
Thời điểm năm 2003-2005 chỉ có Internet ở một số hộ gia đình, cơ quan lớn và cửa hàng ở một số tuyến phố. Hiện nay, địa điểm cung cấp dịch vụ Internet rất phong phú:
+ Gần như 100% các công ty, cơ quan, trường đại học lắp đặt mạng Internet cho cán bộ công nhân viên, giảng viên.
+ Các quán Internet ở các phố + Các hộ gia đình
- Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ Internet ngày càng được nâng cao.
Giai đoạn 2003-2005, chất lượng đường truyền chậm, nhiều khi ở những hộ gia đình dùng đường truyền VNN1269 ở hộ gia đình thường có tình trạng nghẽn mạng, ngồi đợi 30 phút cùng không truy cập được.
+ Các hãng cung cấp dịch vụ phong phú cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ và giá cả nên từ giá cả đến chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, hiện nay các cửa hàng cho thuê dịch vụ Internet, cơ quan, công ty, trường đại học thường lắp đặt đường cáp quang với thuê bao tùy thuộc dung lượng sử dụng, thông thường các trường đại học hay sử dụng thuê bao trọn gói khoảng 10.000VNĐ/tháng nên tốc độ đường truyền nhanh hơn.
+ Những cá nhân sử dung USB 3G hoặc sử dụng điện thoại di động kết nối Internet có những mức giá kèm theo chất lượng đường truyền để lựa chọn.