- Liên kết với một số nước có công nghệ thông tin phát triển
3.2.2. Giảipháp về nâng cao kỹ năng và bản lĩnh sử dụng internet
- Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ, trau dồi kiến thức chuyên ngành
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại đều được áp dụng trong đời sống hàng ngày. Sự tác động của nền kinh tế tri thức, kinh tế số hóa và xã hội thông tin toàn cầu đã làm chuyển đổi mạnh nhu cầu văn hóa vừa theo hướng dân tộc hóa, vừa theo hướng quốc tế hóa. Sự ra đời và phát triển của Iternet tại Việt Nam nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng đặt ra
một bài toán cho những người quản lý văn hóa. Khi mà những địa điểm Internet công cộng mọc lên như nấm sau mưa cùng với những sản phẩm văn hóa tràn ngập trên mạng mà không một Nhà văn hóa, hay một thư viện, bảo tàng nào có nhiều dữ liệu như vậy thì vai trò của các thiết chế văn hóa càng phải được đặc biệt quan tâm. Nên chăng ngoài việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động văn hóa ngoài trời, các câu lạc bộ sở thích chúng ta đưa internet đến từng thiết chế văn hóa cấp cơ sở như mô hình "Điểm bưu điện hóa xã" đang tồn tại. Nếu các cán bộ văn hóa có đủ trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu giáo dục và hướng dẫn cho người sử dụng Internet ở những điểm công cộng này thì hiệu quả sẽ càng lớn hơn.
- Thực hiện tốt nội dung quản lý sự nghiệp văn hóa là: Quản lý nghiệp
vụ và hướng dẫn nghiệp vụ
Quản lý nghiệp vụ ở đây được hiểu theo từng chuyên ngành hoạt động. Việc quản lý nghiệp vụ thực chất là quản lý nội dung và chất lượng hoạt động chuyên môn, chuyên ngành đó. Từ quản lý, đề xuất xây dựng kế hoạch đến tổ chức hoạt động, kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện và hiệu quả hoạt động. Nắm chắc phương thức, phương pháp hoạt động của chuyên ngành. Muốn quản lý tốt nghiệp vụ phải am hiểu nghiệp vụ như vậy, mặc dù việc tổ chức, cung cấp, khai thác và quản lý Internet là nhiệm vụ của liên ngành, liên bộ nhưng phải thừa nhận rằng ngành văn hóa không thể đứng ngoài cuộc. Như vậy, cán bộ văn hóa, ngoài những kiến thức chuyên ngành, một đạo đức chính trị, cách mạng còn phải là người có đủ trình độ về tin học, ngoại ngữ để đáp ứng công tác nghiệp vụ để có thể tham gia giáo dục, hướng dẫn cho mọi đối tượng tham gia sử dụng dịch vụ Internet.
- Mỗi người khi truy cập mạng Internet phải có một bản lĩnh vững vàng, để phân biệt những thông tin độc hại và thông tin có ích để tiếp cận có hiệu quả.
Bản thân mỗi người khi truy cập Internet phải tỉnh táo khi khai thác, cập nhật thông tin. Khuyến khích mọi người sử dụng khai thác tài nguyên Internet vào công tác chuyên môn, trong học tập, nghiên cứu để góp phần tạo ra những sản phẩm, công trình khoa học, những ứng dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày, làm giàu kiến thức cho bản thân để mỗi người sẽ có ích hơn cho xã hội. Tránh tình trạng thừa thông tin mà thiếu tri thức.
Kỹ năng tin học phải được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ. Đảm bảo đầu tư hạ tầng cơ sở về CNTT để phục vụ công tác quản lý nghiệp vụ.
Dù đã có nhiều nỗ lực của các ngành liên quan như: ngành giáo dục, ngành Bưu điện nhưng những người dân được tiếp cận với máy tính và Internet chủ yếu vẫn là người dân thành thị, tập trung chính ở thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...). Chúng ta không thể phủ nhận được rằng Việt Nam vẫn bị xếp vào danh sách các nước có nền kinh tế lạc hậu, năng suất lao động thấp, trong khi chi phí dịch vụ cao. Hoạt động thương mại phát triển chậm, mức độ giao dịch cả trong và ngoài nước còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảng và nhà nước chúng ta chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rất nhiều nghị định, chính sách đã ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương này. Chính sách mở cửa "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước", hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đặt nền văn hóa Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn. Với vai trò là nền tảng và động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội thì việc quan tâm giáo dục, rèn luyện, xây dựng con người Việt Nam về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn minh, tri thức khoa học là nhiệm vụ cần thiết mang tính cấp bách.