7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Giọng điệu, thể thơ và nhịp thơ
3.1.1. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào
Giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả cũng nhƣ nội dung của tác phẩm. Giọng điệu giúp thể hiện nội dung, tƣ tƣởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi đến trái tim bạn đọc. Để khi những trang thơ cuối cùng khép lại, đọng lại trong tâm trí bạn đọc là những hình ảnh hay, những ngôn từ đẹp, những lời khuyên bổ ích... và dƣ vị của giọng thơ.
Một điểm đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ. Cũng nhƣ thơ viết về tình yêu mang một giọng điệu rất riêng thì trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh mang cái nét chất phác, hồn nhiên của những bài dân ca, những khúc đồng dao, những câu chuyện cổ tích về với thời hiện đại. Tuổi thơ Xuân Quỳnh đƣợc đắm mình, đƣợc nuôi dƣỡng bằng những lời hát ru, những câu chuyện thần tiên của bà và khi lớn lên rồi làm mẹ, Xuân Quỳnh
càng thấm đƣợm những điệu ru con. Chị đã lấy đúng cái âm điệu ấy để lên để làm thơ.
Giọng điệu thơ Xuân Quỳnh là những lời ru ngọt ngào, tha thiết. Có
thể nói cảm hứng tiếng ru không bao giờ thiếu vắng trong các tập thơ của chị, là hình thức, phƣơng tiện thơ ca thích hợp để biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn thơ Xuân Quỳnh.
Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng
(Truyện cổ tích về loài người)
Không chỉ vậy, đó còn là lời thủ thỉ tâm tình, đối đáp dí dỏm giữa hai
mẹ con.
Mẹ ơi mẹ có biết
Sao trăng khuyết trăng đầy? Trăng khuyết là trăng gầy Lúc buồn trăng khuyết thế
(Muốn trăng luôn tròn)
Cũng nhƣ trong bài thơ “Mẹ và con” mà Xuân Quỳnh viết cho Tuấn Anh, giọng điệu thủ thỉ, đối đáp ấy càng làm cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự gần gũi của hai mẹ con.
- Mẹ ơi, bông hoa kia Là của ai hở mẹ?
Cứ thế, lần lƣợt từng câu hỏi vang lên dồn dập trong giọng điệu hào hứng, thích thú của con. Đến khi mẹ giải đáp “đều của con đấy con ơi” thì Tuân Anh vẫn không ngừng thủ thỉ bên mẹ cho đến khi cậu chàng thấy thỏa mãn và đƣa ra kết luận cuối cùng
Vì tất cả của con Mà con là của mẹ.
Chúng ta thấy giọng điệu tự nhiên dí dỏm, ngộ nghĩnh, tâm tình trò chuyện là một đặc điểm nổi bật trong lời nói nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Giọng điệu đó bắt nguồn từ một sự am hiểu sâu sắc về tâm lý trẻ thơ. Từ giọng điệu đó, Xuân Quỳnh cũng tạo cho mình cách nói hồn nhiên, dí dỏm, chân thật.
Qua những bài thơ viết cho con, Xuân Quỳnh đã góp thêm cho nền thơ văn Việt Nam hiện đại một giọng điệu mới, đặc sắc mà chỉ Xuân Quỳnh mới có đƣợc và cũng tạo cho nhà thơ một phong cách riêng, đặc trƣng và mới mẻ.
3.1.2. Thể thơ
Thơ chị không gò bó, không theo khuôn mẫu, thƣờng đƣợc viết bằng những thể thơ truyền thống nhƣng lại đƣợc vận dụng một cách linh hoạt, mới lạ vì thế nó cũng mang cả phong cách hiện đại. Đó là những bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn và những câu thơ ngắn chỉ là bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ hay thể thơ lục bát. Những lời thơ giản dị và hoàn toàn không có ẩn ý nhƣng ở đó có sự chọn lọc ngôn từ và chứa đựng thông tin vừa đủ, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của các con thơ về thế giới xung quanh.
Bảng 3.1. Bảng liệt kê một số bài thơ được viết theo thể thơ ngắn gọn
STT Tác phẩm Thể thơ
1 “Ngủ ngoan bé ơi” 4 chữ
2 “Con chả biết đƣợc đâu” 5 chữ
3 “Trăng hƣ lắm” 3 chữ
4 “Bầu trời trong quả trứng” 5 chữ
5 “Tuổi ngựa” 5 chữ
6 “Con yêu mẹ” 5 chữ
7 “Tuổi thơ của con” Lục bát
8 “Chuyện cổ tích về loài ngƣời” 5 chữ
Dù không phải là điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho con nhƣng sự thành công trong việc sử dụng các thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ và thể thơ lục bát của chị không chỉ giúp các con dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm mà còn góp phần giúp cho những bài thơ viết cho con có sức sống lâu bền trong lòng ngƣời đọc. Ở mỗi thể thơ, ta đều nhận thấy đƣợc sự thông minh tài tình, khéo léo của tác giả. Và chính sự vận dụng linh hoạt các thể thơ này đã giúp mang lại hiệu quả to lớn trong việc truyền tải nội dung tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả đến với ngƣời đọc một cách sinh động và sâu sắc. Mỗi câu thơ, bài thơ đều mang một vẻ đẹp riêng, luôn có sức hấp dẫn cuốn hút kì lạ đối với ngƣời đọc.
3.1.3. Nhịp thơ
Nhịp thơ trong thơ Xuân Quỳnh rất đa dạng, biến hoá, cách ngắt nhịp rất phù hợp. Nhịp thơ đôi khi giống nhƣ bƣớc chân của trẻ lũn chũn, lon ton, hấp tấp, vội vàng, cuống quýt, rụt rè, nhút nhát khi mới bắt đầu rời xa tay mẹ, tự khám phá thế giới. Để sau đó trở nên tƣơi vui, thích thú, sôi động khi phát hiện những điều mới lạ. Cũng có lúc, nhịp thơ lại trở nên đằm thắm, lắng sâu khi diễn tả tình cảm, cảm xúc và những kỉ niệm của nhân vật trữ tình. diễn tả tâm lí, tình cảm, tính cách trẻ thơ.
Chờ trăng đƣợc viết bằng thể thơ lục bát nhƣng có sự phối hợp nhịp chẵn lẻ, vừa thể hiện đƣợc cái tình cảm đằm thắm với thiên nhiên của bé, đồng thời là tiếng reo vui bất ngờ khi bắt gặp ông trăng “tròn ơi là tròn”. Cụ thể: nhịp thơ chẵn 2/2; 2/2/2 thể hiện tình cảm mong mỏi chờ đợi của các em với ông trăng rằm:
“Mồng năm em thấy ông cƣời Chỉ còn cái miệng gầy ơi là gầy Mƣời một ông đã hơi đầy
Có khi ông vắng mấy ngày vì mƣa”
Nhƣng đến hai câu lục bát cuối, nhịp thơ chuyển thành nhịp lẻ 3/3 và 3/3/2 hết sức tự nhiên:
Khi ông trăng/ đã lên rồi
Vừa trăng sáng/ lại tròn ơi là tròn!
(Chờ trăng)
Thế giới tự nhiên đƣợc Xuân Quỳnh lí giải phù hợp với cách nghĩ, cách nói của trẻ:
- Ban ngày/ làm bằng nắng Màu xanh/ làm bằng cây Quả ớt/ làm bằng cay Tiếng ồn/ sinh tàu điện
(Cắt nghĩa)
Với cách cắt nghĩa nhƣ vậy hẳn Xuân Quỳnh sẽ làm cho con trẻ bất ngờ, thích thú không chỉ bởi tƣ duy “phi lôgíc” ấy mà còn bởi nhịp thơ 2/3 vui tƣơi, sôi nổi đã diễn tả tâm lí, tình cảm, tính cách trẻ thơ.