Đến khát vọng cƣu mang

Một phần của tài liệu Thơ viết cho con của Xuân Quỳnh từ góc nhìn tính mẫu (Trang 45 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khát vọng cƣu mang

2.1.2. đến khát vọng cƣu mang

Trong thơ Xuân Quỳnh, khát vọng cƣu mang của tính mẫu đƣợc thể hiện qua lời ru, đặc biệt đây không chỉ là lời ru ngọt ngào thƣờng trực mà còn

làm lời ru trải dài qua năm tháng chiến đấu, truyền tải những khát vọng mong muốn của mẹ dành cho con.

Có thể thấy mẫu tính đã làm nên âm êm đềm, ngọt ngào của lời ru và là một phần quan trọng không thể thiếu trong tuổi thơ con:

“ Nhƣng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm… “

(Truyện cổ tích về lồi người)

Lời ru ấy thể hiện sự vỗ về, che chở của ngƣời mẹ dành cho đứa con yêu. Từ bao đời nay, lời ru luôn là biểu hiện sâu sắc của tình mẫu tử, là sợi dây gắn kết tình yêu thiêng liêng giữa mẹ và con. Xuân Quỳnh cũng khẳng định:

"Dẫu con đi đến suốt đời

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru"

(Lời ru)

Lời ru khiến cho tất cả trở thành yêu thƣơng của Xuân Quỳnh, đặc biệt là trẻ thơ, là những ngƣời con. Lời ru trong thơ chị là sản phẩm của tâm hồn

ngƣời mẹ, ngƣời chị nhân ái, bao dung. Lời ru ấy không chỉ ngọt ngào, ấm

áp mà còn trải dài qua năm tháng. Chị ru con từ trong mƣa bom bão đạn của

chiến tranh đến khi đất nƣớc thay hình đổi trạng, chào đón một chiến thắng mới cho tƣơng lai của con.

Năm 1966, Quỳnh sinh con trai đầu lòng, mặc dù trải qua giây phút hiểm nghèo, mệt nhọc, đau đớn nhƣng khi nghe tiếng khóc chào đời của đứa bé chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Giờ đây khi đƣợc làm mẹ, Quỳnh hiểu hơn ai hết ngƣời mẹ đối với con cần thiết nhƣ thế nào. Trƣớc mắt Quỳnh cuộc đời nhƣ mở rộng ra những chân trời tƣơi sáng, "Mƣa khơng cịn lạnh nữa những lời ru" (Gửi mẹ). Lúc Quỳnh sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc Mĩ leo

thang tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Trong những năm tháng chiến tranh đạn bom quyết liệt, chị đã đem những chiếc tã trắng của con nhuộm màu xanh để ngụy trang tránh sự phát hiện của máy bay:

"Khi con sinh cái tã đã nhuộm xanh Cái nôi mắc trƣớc cửa hầm trú ẩn Lửa đạn giặc sém cành hoa đậu ván Bên bờ ao con chuồn chuồn mất chỗ chơi Đã có trƣớc tiếng đầu tiên con khóc

Là tiếng rú cuồng điên của bọn giặc trời..."

(Khi con ra đời)

Xuân Quỳnh đã ru con trong bom đạn, lời ru của chị càng mênh mông thắm thiết và trở thành sức mạnh vật chất, thành chiến hào chở che. Lời ru ấy đã gửi gắm tình yêu thƣơng, niềm hi vọng đối với con cũng nhƣ tình yêu thƣơng đối với con ngƣời, đất nƣớc trong quá khứ cũng nhƣ tƣơng lai.

"Hàng mi tơ vẫn khép giấc ngon lành Con đâu biết máy bay thù gầm rít Con chỉ nghe lời mẹ ru quấn quýt

Bom chuyển hầm con ngỡ tiếng nôi đƣa Hơi đất vào man mát giấc mơ

Con nào hay hơi lửa thù rát mặt!... …

Ngủ yên con, ngủ đẫy giấc con nghe Lời ru mẹ làm chiến hào che chở Ơi bàn chân, ơi bàn chân nho nhỏ Theo lời ru con đi suốt ngày mai" (Lời ru)

Cái nét ngây thơ của đứa trẻ đƣợc đặt bên cạnh sự dã man tàn bạo của kẻ thù làm cho ngƣời đọc vừa cảm thấy thƣơng xót những đứa con mình mà lại căm ghét hơn gấp bội bọn giết ngƣời không biết ghê tay. Cho nên lời ru

của ngƣời mẹ lúc này không thể chỉ ngọt ngào, tha thiết mà đồng thời cũng là lời nhắc nhở:

"Đã có trƣớc tiếng đầu tiên con khóc

Là tiếng rú cuồng điên của bọn giặc trời..." Và

"Cũng nhƣ bao nhiêu anh hùng dũng sĩ Con hôm nay trong lửa đạn ra đời,"

(Khi con ra đời)

Điều nhắc nhở ấy thật là quan trọng, để các con ta khi lớn lên đều biết nhiệm vụ của chúng là phải kế tục sự nghiệp của cha anh, chống lại thế lực tàn bạo để cho những đứa trẻ mai sau trên đất nƣớc này khơng bao giờ cịn khổ nữa, để cho những ngƣời mẹ lại có thể hát ru con những lời êm dịu, ngọt ngào.

"Mẹ lại hát ru con những bài ca đất nƣớc: Vợ cấy... chồng cày... đồng cạn, đồng sâu Và yêu nhau cởi áo cho nhau

Khi đã yêu mấy núi đèo cũng vƣợt Tháp Mƣời ta có hoa sen đẹp nhấy Đất nƣớc mình tên Bác cũng nhƣ hoa..."

(Lời ru)

Trong những giờ phút nghỉ ngơi, lời ru ấy lại thủ thỉ tâm tình, khi dạt dào mạnh mẽ nhƣng cái chính là trân thành dịu nhẹ và điệu hát ru thƣờng trở về với những gì bình dị nhất. Lời ru ấy bao trùm cả không gian, đi vào trong giấc mơ con:

“ À ơi... Cái ngủ đang về cùng con Từ trong lá cỏ tƣơi non

Vƣợt lên mảnh vẫn cịn mảnh bom Từ ngơi nhà mới vừa làm

Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vơi Ngủ đi qua suối qua đồi

Qua trong lịng đất, những lời ru, qua...”

Có rất nhiều bài thơ khác của chị không hát, không ru mà vẫn là giọng điệu hát ru. Chị nói với con, nói về tuổi thơ của con trong những ngày đất nƣớc chiến tranh thật cảm động: Con ở hầm, ông trăng sơ tán theo, con chơi với đất, con vịn vách hầm con đi...

"Có làn gió sớm vào thăm

Có ơng trăng rằm sơ tán cùng con

...

Chiến hào mặt đất dọc ngang

Sẽ dài nhƣ những con đƣờng con qua Hầm sâu giờ quý hơn nhà

Súng là tình nghĩa, đạn là lƣơng tâm".

(Tuổi thơ của con) Nhƣ vậy, có thể thấy tính mẫu đƣợc thể hiện qua lời ru, ở đây đó là lời ru của Xuân Quỳnh. Vốn tiếp thu một cách sáng tạo từ ca dao, dân ca của dân tộc, Xuân Quỳnh đã tạo nên một lời ru rất riêng trong thơ chị.

Một phần của tài liệu Thơ viết cho con của Xuân Quỳnh từ góc nhìn tính mẫu (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)