8. Cấu trúc nội dung khóa luận
1.3. Nguyễn Thị Thu Huệ và vấn đề “tính nữ”
1.3.1. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 tại Hà Nội. Hiện cô đang sống tại Hà Nội và là Giám đốc trung tâm quyền tác giả văn học.
Thuở nhỏ, Nguyễn Thị Thu Huệ sống hạnh phúc cùng gia đình. Năm cô 17 tuổi thì bố qua đời. Mẹ của cô là nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú. Cái tên Nguyễn Thị Thu Huệ đƣợc bà đặt cho con theo tên của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Cô giáo Huệ - ra đời năm 1964. Nguyễn Thị Thu Huệ là con gái đầu lòng và suy nhất của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú. Với sự nghiệp văn học của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã không phụ lòng mong ƣớc của mẹ.
Năng khiếu văn chƣơng của Nguyễn Thị Thu Huệ sớm nảy nở từ nhỏ song lúc đó, cô lại đam mê hội họa và mong muốn trở thành họa sĩ. Cô tâm sự: “Mình không nghĩ sau này sẽ trở thành nhà văn, thế hệ bọn mình lúc đấy hồn nhiên lắm, không bao giờ có ước mơ phải trở thành một người nổi tiếng, giàu sang gì đâu” [http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Thi-Thu-Hue-chuyen- van-chuyen-doi/10729000/181/]. Dẫu thế, văn chƣơng có lẽ đã đến với chị nhƣ một cái duyên. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp, cô giấu bố mẹ đăng báo hai truyện ngắn Mưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng. Hai truyện ngắn cùng đăng trên tờ báo Văn nghệ danh tiếng, đã khiến tên tuổi của Nguyễn Thị Thu Huệ sớm đƣợc biết đến. Dẫu vậy, con đƣờng trở thành nhà văn chuyên nghiệp chững lại một thời gian sau khi cô cƣới và giành nhiều thời gian chăm sóc gia đình.
Trong cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Huệ, ngƣời mẹ - nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú - có lẽ có nhiều ảnh hƣởng. Khi chị đang làm biên tập viên sân
khấu tại tạp chí Văn hóa Nghệ thuật thì nhận ra nỗi buồn của mẹ. Mẹ của nhà văn thấy tủi thân vì những ngƣời cùng thế hệ với con mình nhiều ngƣời đã có tiếng tăm còn Thu Huệ đang không nhƣ kỳ vọng của bà lúc đặt tên con. Từ đó, Nguyễn Thị Thu Huệ bắt đầu viết. Cô viết hăng say và miệt mài. Sau này, Nguyễn Thị Thu Huệ tâm sự: “lúc đó tôi đã viết như lên đồng, ý tưởng tuôn trào như không kịp nghĩ”. Những phút giây thăng hoa của cảm xúc sau một thời gian ngủ yên đó đã mang đến những truyện ngắn đặc sắc đem dự thi tạp chí Văn Nghệ khiến ban giám khảo không biết lựa chọn truyện nào để trao giải nhất. Sau thành công ấy, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình nhƣ Của để dành và Nước mắt đàn ông. Bộ phim Nước mắt đàn ông đã đoạt huy chƣơng vàng trong liên hoan phim truyền hình. Với những thành công ấy, tài năng và giá trị văn chƣơng của Nguyễn Thị Thu Huệ từng bƣớc đƣợc khẳng định.
Nguyễn Thị Thu Huệ đảm nhiệm nhiều công tác khác nhau khiến thời gian trong ngày của cô dƣờng nhƣng bị choán hết. Dẫu thế, cô vẫn miệt mài sáng tạo bởi văn chƣơng chính là tâm hồn, là ngƣời bạn tâm giao nhƣ cô từng tâm sự: “văn chương luôn làm ấm lòng tôi, viết và đọc là điều không thể thiếu trong cuộc sống” và “văn chương đối với tôi là người bạn chung thủy có thể chia sẻ với mình nhiều điều”[43].
Nguyễn Thị Thu Huệ thuộc thế hệ nhà văn nữ thành công trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Cô là cây bút chuyên tâm cho thể loại truyện ngắn. Dù các sáng tác của cô không gây dƣ luận ồn ào, hay tranh cãi sôi nổi trong giới nghiên cứu phê bình văn học nhƣng vẫn có sức hấp dẫn riêng. Cô đã đƣa vào trang văn nhiều chất liệu hiện thực chân thực đến mức thế giới nghệ thuật trong tác phẩm hiện lên sinh động nhƣ chính cuộc sống thƣờng ngày.
Nhiều năm cầm bút, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tạo dựng đƣợc một vị trí trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại với phong cách riêng. Các sáng tác của cô đã trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên hay luận văn thạc sĩ. Điều đó đã khẳng định vị trí và giá trị của các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ trong dòng chảy văn học Việt Nam đƣơng đại.
Các sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ cho đến nay bao gồm bảy tập truyện ngắn: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006) và Thành phố đi vắng (2012).
Tài năng văn chƣơng đã mang đến cho Nguyễn Thị Thu Huệ nhiều giải thƣởng cao trong các cuộc thi: giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Hội văn học Nghệ thuật Hà Nội (1986), giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh báo Tiền phong (1993), giải nhất cuộc thi truyện ngắn Nhà xuất bản Hà Nội (1994), giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ Quân đội (1994). Những giải thƣởng cao là sự ghi nhận, tôn vinh tài năng, đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ trong đời sống văn học.
1.3.2. “Tính nữ” như một đặc trưng nổi trội trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
Tính nữ là một đặc trƣng nổi trội trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Tính nữ kiến tạo nên các nhân vật, các biểu tƣợng, ngôn ngữ và giọng điệu. Hầu nhƣ trong bất cứ truyện ngắn nào của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng đều có thể tìm thấy nữ tính nhƣ một sự biểu hiện cụ thể của tính nữ.
Theo quan niệm tính nữ nhƣ Simone de Beauvoir đề xuất - tính nữ là những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ - và gắn nó với nhu cầu đòi hỏi bình đẳng cho giới nữ. Tính nữ và những sự biểu hiện của nó trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành tiếng nói bênh vực, sự khẳng định vị thế của giới nữ. Thái Phan Vàng Anh trong bài viết văn xuôi các thế hệ nhà văn nữ sau 1975 nhìn từ diễn ngôn giới” đã khẳng định điều này: “Không chấp thuận cái kín cổng cao tường...nhiều nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho giới nữ, kể cả “nổi loại tính dục” để khẳng định vị thế. Nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ “luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu” (Người xưa); “Tôi cóc cần sống vì ai. Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu” (Thiếu phụ chưa chồng)” [38, 285].
Ảnh hƣởng bởi quan điểm của Beauvoir về tính nữ, Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại” đã khẳng định nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ và của nhiều nhà văn nữ khác đã cố gắng thoát ra khỏi những gì mà nam giới giới định về giới nữ hay nói cách khác là tính nữ đƣợc nam giới thiết lập: “Không bạo liệt, gai góc, nhưng cũng không kém sắc sảo là các cây bút Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ... Bạn đọc khi đọc Tình yêu ơi ở đâu, Nào ta cùng lãng quên (Nguyễn Thị Thu Huệ), Nàng tiên xanh xao, Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo) bạn đọc chắc khó quên ấn tượng về những nhân vật nữ chủ động chấp nhận cô đơn để không hận thù, để tha thứ, hoặc để thở than về những người đàn ông “đơn giản, tốt bụng đến phát ghét...sống bình lặng như dòng nước lúc nào cũng trong vắt giữa khe núi chẳng làm ai đỡ khát” (Tân Cảng-Nguyễn Thị Thu Huệ). Chấp nhận hay nổi loạn, họ đều khác mẫu phụ nữ truyền thống ở sự tự ý thức sâu sắc về việc mình đang bị nhào nặn thành phụ nữ theo những tín điều nam giới áp đặt như thế nào”. [38, 306-307]. Theo Nguyễn Đăng Điệp thì các nhà văn nữ nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ
“chẳng còn ý nhị, kín đáo như xưa” [38, 307] và họ “bắt đầu nhận thức lại về nữ tính, bắt đầu bất mãn với thân phận bị lệ thuộc, và họ muốn khẳng định khẳng định tư thế chủ động trước tình yêu, đòi quyền sở hữu thân thể mình”. [38, 307]. Nguyễn Thị Thu Huệ đã mƣợn lời nhân vật để triết lý về sự chủ động: “trong tình yêu, có lúc phải giành lấy cái để gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thù thôi, cứ phải cướp cái” [38, 307]. Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Nguyễn Đăng Điệp và cho rằng, khi nhà văn nữ có sự “nhận thức lại về nữ tính” nhƣ cách nói của nhà nghiên cứu này thì cũng có nghĩa nhà văn đã có ý thức từ trƣớc đó về cái mà giờ đây họ đang nhận thức lại. Nhân vật đƣợc họ xây dựng để phá đi một ranh giới hay để thiết lập một giá trị khác - nhƣ sự chủ động-thì đồng nghĩa với việc xác nhận rằng cái ranh giới kia tồn tại và sự thụ động cũng tồn tại. Cái tồn tại mà chúng tôi nói đến ở đây là tính nữ.
Chúng tôi quan niệm rằng, tính nữ là những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ và những đặc trƣng tâm - sinh lý của họ cùng tồn tại trừu tƣợng- tồn tại trong ý thức và trong vô thức; nữ tính là sự biểu hiện cụ thể của tính nữ ra bên ngoài - tồn tại cụ thể; giới nữ đặc trƣng sinh học tự nhiên của ngƣời nữ. Với quan niệm đó có thể thấy tính nữ đã chi phối Nguyễn Thị Thu Huệ trong sáng tác.
Nghiên cứu tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi sẽ khảo sát nó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm - bao gồm mọi phƣơng diện của nội dung và hình thức - chứ không nghiên cứu nó nhƣ một diễn ngôn chi phối việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, tính nữ đƣợc biểu hiện ở cả nội dung và hình thức. Trong đó, nó vừa là một giá trị khuôn mẫu vừa là sự phá bỏ khuôn mẫu - muốn phá bỏ khuôn mẫu thì khuôn mẫu phải tồn tại trƣớc. Trên phƣơng diện nội dung, với trung tâm là nhân vật, có thể thấy tính nữ trong đời sống ý thức và đời sống vô thức của nhân vật. Trên phƣơng diện hình thức nghệ thuật, có thể thấy tính nữ trong các biểu tƣợng, giọng điệu và ngôn ngữ.
Tiểu kết chƣơng 1
Tính nữ là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống nhƣng trong học thuật nó chƣa có một ranh giới rõ rệt với các thuật nhữ khác nhƣ giới nữ, nữ tính...
Trên cơ sở quan niệm của Beauvoir, chúng tôi quan niệm tính nữ là những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ và những đặc trƣng tâm lý của họ cùng tồn tại trừu tƣợng-tồn tại trong ý thức và trong vô thức; nữ tính là biểu hiện cụ thể của tính nữ ra bên ngoài - tồn tại cụ thể; và giới nữ là đặc trƣng mang tính sinh học.
Với quan niệm về tính nữ nhƣ trên, chúng tôi cho rằng: Thứ nhất, đặc trƣng của tính nữ. Theo nhƣ Simon de Beauvoir là sự yếu đuối, vô tích sự, thụ động, ngoan ngoãn. Đây là điểm chung trong quan niệm có tính xã hội về ngƣời thuộc giới nữ ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Cùng với quan niệm của Beauvoir về tính nữ nhƣ một đặc trƣng xã hội, thì tính nữ còn là một đặc trƣng tâm lý. Ngƣời phụ nữ sinh ra với thiên chức làm mẹ nên cùng với đó sẽ là tâm lý yêu thƣơng che chở. Thứ hai, biểu hiện của tính nữ tức nữ tính. Nữ tính rất phong phú và đa dạng trong bản thân một nền văn hóa và trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nữ tính là biểu hiện ra bên ngoài của sự tồn tại trừu tƣợng của cả đặc trƣng xã hội và đặc trƣng tâm lý. Nữ tính với bản chất nhƣ vậy có thể thấy trong ứng xử của giới nữ với những ngƣời xung quanh, với bản thân và thậm chí với môi trƣờng tự nhiên. Điều đó có nghĩa nữ tính thuộc về phạm trù văn hóa.
Tính nữ trong văn học là sự chi phối của đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ và những đặc trƣng tâm lý của họ vốn cùng tồn tại trừu tƣợng- tồn tại trong ý thức và trong vô thức đối với việc tạo dựng hình tƣợng nhân vật, xây dựng biểu tƣợng, sử dụng ngôn ngữ và sử dụng giọng điệu.
Ngay ở văn học dân gian đã có thể thấy sự xuất hiện của tính nữ và trong các thời kỳ, giai đoạn tiếp theo vẫn có thể nhận thấy sự hiện diện của tính nữ. Tuy nhiên, ở mỗi bộ phận, thời kỳ và giai đoạn văn học khác nhau
tính nữ sẽ có những biểu hiện thành những nét nữ tính khác nhau. Càng gần thời kỳ hiện đại, tính nữ càng có nhiều biểu hiện phong phú hơn. Văn học trong những năm trƣớc 1975, nhất là giai đoạn 1954 - 1975, có xu hƣớng tránh né một phƣơng diện quan trọng của tính nữ nhƣ một đặc trƣng tâm sinh lý: sex - tình dục. Sau 1975, trong văn học biểu hiện đầy đủ hơn các phƣơng diện của tính nữ qua sáng tác của nhiều nhà thơ nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ nhƣ: Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Thị Thu Huệ.
Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, không biết mệt mỏi. Truyện ngắn của chị đã phản ánh một cách chân thực đời sống hiện thực và đời sống tâm lý nhân vật. Trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, tính nữ đƣợc biểu hiện ở cả nội dung và hình thức. Từ phƣơng diện nội dung, nhân vật mang tính nữ trong đời sống ý thức và đời sống vô thức, đó là sự cả tin và yếu đuối; hi sinh và cam chịu; thƣờng trực khát vọng tình yêu và hạnh phúc và đƣợc biểu hiện ra bên ngoài. Từ phƣơng diện hình thức nghệ thuật, tính nữ biểu hiện ở các biểu tƣợng, giọng điệu và ngôn ngữ.
Chƣơng 2
TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN THỊ THU HUỆ - NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG
Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút trẻ, tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn sau 1975, với các tập truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của chị là ngƣời phụ nữ, họ hiện lên với nhiều sắc thái khác nhau cả về chiều sâu tâm hồn và tính cách, suy nghĩ. Khi nghiên cứu “Tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - nhìn từ phƣơng diện nội dung”, chúng tôi sẽ tập trung khai thác ở những đặc trƣng tiêu biểu nhất của tính nữ, đó là sự cả tin, yếu đuối; hi sinh, cam chịu; khát vọng tình yêu và hạnh phúc.
2.1. Cả tin và yếu đuối
Với quan niệm xƣa, ngƣời phụ nữ luôn nổi bật bởi sự dịu dàng, ngoan ngoãn, thụ động, cả tin và yếu đuối. Còn ngày nay, ngƣời phụ nữ hiện đại dƣờng nhƣ đã thoát khỏi cái bản năng ấy và trở nên mạnh mẽ và bình đẳng hơn. Những bức tranh về ngƣời phụ nữ đã đƣợc tô đậm dƣới ngòi bút của nhiều nhà văn nhƣ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y ban, Thùy Dƣơng, Nguyễn Thị Thu Huệ...
Ngƣời phụ nữ trong trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện với nhiều sắc thái, nhƣng liệu mấy ai có thể thoát khỏi vòng xoáy của “ái tình”, rồi nhận lại nhiều đắng cay, xót xa bởi sự “cả tin và yếu đuối”. Đến với truyện ngắn Hậu thiên đường sự cả tin ấy đƣợc biểu hiện rất rõ. Vì tin và yêu phải một ngƣời đàn ông đã góa vợ khi còn quá ngây thơ, nên ngƣời phụ nữ ấy đã dấn sâu vào mối tình mù quáng, mắc vào cạm bẫy mà ngƣời đàn ông đã cài đặt, lần lƣợt mất đi hạnh phúc, trinh tiết, niềm tin. Đã có lúc ngƣời phụ nữ ấy tƣởng rằng mình đang bƣớc vào thiên đƣờng của tình yêu. Đâu ai biết rằng, sau cái thiên đường ấy là địa ngục đầy rẫy đau thƣơng, sự buồn tủi “Hai mươi tư tuổi. mẹ mới biết thế nào là hạnh phúc thì lập tức chuỗi đau khổ kéo theo” [14, 467]. Bỏ lại niềm đau, ngƣời phụ nữ giờ đã trở thành mẹ đơn thân mà
chẳng còn cảm giác an toàn, chị lo cho đứa con gái bé bỏng khi dẫm lên dấu