8. Cấu trúc nội dung khóa luận
2.1. Cả tin và yếu đuối
Với quan niệm xƣa, ngƣời phụ nữ luôn nổi bật bởi sự dịu dàng, ngoan ngoãn, thụ động, cả tin và yếu đuối. Còn ngày nay, ngƣời phụ nữ hiện đại dƣờng nhƣ đã thoát khỏi cái bản năng ấy và trở nên mạnh mẽ và bình đẳng hơn. Những bức tranh về ngƣời phụ nữ đã đƣợc tô đậm dƣới ngòi bút của nhiều nhà văn nhƣ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y ban, Thùy Dƣơng, Nguyễn Thị Thu Huệ...
Ngƣời phụ nữ trong trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện với nhiều sắc thái, nhƣng liệu mấy ai có thể thoát khỏi vòng xoáy của “ái tình”, rồi nhận lại nhiều đắng cay, xót xa bởi sự “cả tin và yếu đuối”. Đến với truyện ngắn Hậu thiên đường sự cả tin ấy đƣợc biểu hiện rất rõ. Vì tin và yêu phải một ngƣời đàn ông đã góa vợ khi còn quá ngây thơ, nên ngƣời phụ nữ ấy đã dấn sâu vào mối tình mù quáng, mắc vào cạm bẫy mà ngƣời đàn ông đã cài đặt, lần lƣợt mất đi hạnh phúc, trinh tiết, niềm tin. Đã có lúc ngƣời phụ nữ ấy tƣởng rằng mình đang bƣớc vào thiên đƣờng của tình yêu. Đâu ai biết rằng, sau cái thiên đường ấy là địa ngục đầy rẫy đau thƣơng, sự buồn tủi “Hai mươi tư tuổi. mẹ mới biết thế nào là hạnh phúc thì lập tức chuỗi đau khổ kéo theo” [14, 467]. Bỏ lại niềm đau, ngƣời phụ nữ giờ đã trở thành mẹ đơn thân mà
chẳng còn cảm giác an toàn, chị lo cho đứa con gái bé bỏng khi dẫm lên dấu chân mình từng đi “Tôi lặng người nhìn nó. Thôi. Xong rồi. Con gái tôi thành đàn bà mất rồi. Cái mặt nó ngây dại vì hạnh phúc. Ánh mắt nó như người có lỗi. Ngượng ngùng đờ đẫn. Đây là ánh mắt của tôi mười mấy năm về trước. Lúc ấy, tôi như đi trên chin tầng mây, mười tầng gió” [14, 467], “Con tôi bước vào cái gọi là thiên đường của tôi, cách đây mười sáu năm. Lại những vòng hào quang như tôi đã gặp. Đến lúc nào. Sẽ là một cái hang sâu hun hút?” [14, 469]. Dù ngƣời mẹ có can ngăn nhƣng đứa con đâu nghe, số phận của hai mẹ con thật trùng hợp “đó là trò đùa của số phận hay là một sự trừng phạt lớn nhất đối với mình?”. Cũng vì sự cả tin mà đôi khi con ngƣời ta lại rơi vào cái bẫy của cuộc đời mà chẳng thể làm lại đƣợc, giống nhƣ ngƣời mẹ trong Hậu thiên đường. Cả tin là một đặc tính thuộc về bản năng của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ, vì ở họ luôn tồn tại những khao khát đời thƣờng. Nhƣng đâu phải lúc nào “niềm tin” ấy cũng dẫn lối ta đến ánh sáng, mà có khi lại trở thành mù quáng. Truyện ngắn Cát đợi Nguyễn Thị Thu Huệ đã để cho nhân vật của mình đƣợc hạnh phúc trong giấy lát với những niềm tin tƣởng chừng rất mãnh liệt nhƣng rồi lại khiến ngƣời ta rơi vào ảo vọng. Ngƣời con gái ấy luôn kiếm tìm cho mình bến đỗ hạnh phúc và rồi cô gặp anh, ngƣời cho cô sự tin tƣởng tuyệt đối và sẵn sàng dâng hiến mình “Tôi tự động nằm xuống cát. Tôi cần anh, đã tìm thấy anh và cần dâng hiến cho anh”[14, 458]. Vì “tin” mà cái gọi là thanh xuân tốt đẹp nhất của ngƣời con gái cô đã trao gửi anh, và rồi anh lại rời đi, trở về với gia đình, những ảo vọng trong cô giờ cũng tan biến “Ôi dào, ảo vọng cuối cùng của ta là tin rằng không còn ảo vọng gì sất…”[14, 458].
Thành công trong sự nghiệp sáng tác với những chuỗi nhân vật đa tính cách, tình yêu là điều thƣờng trực trong mỗi con ngƣời. Nhƣng đâu phải ai cũng mạnh mẽ vƣợt qua cánh cửa ấy để chạm tới hạnh phúc, ở đâu đó trong trang viết của chị vẫn còn những con ngƣời nhỏ bé tỏ ra yếu đuối trƣớc thực tại của “tình yêu”. Những yếu đuối ấy thƣờng đƣợc xuất phát từ bản năng của
ngƣời phụ nữ, họ chỉ biết khóc sau những lần vấp ngã và cảm thấy thất vọng “Anh không đón tôi. Mắt tôi bắt đầu cay. Đây là nơi nhiều người qua lại nên tôi cố nhịn, chứ phải chỗ vắng vẻ, có lẽ tôi khóc từ lâu rồi. Sai cũng khóc. Tranh luận để đúng về mình xong cũng khóc. Bực cũng khóc. Nói chung, tôi là đứa kém bản lĩnh”[14, 144]. Đó là lời kể của nhân vật Trúc, dù là cô gái mạnh mẽ dám một mình rời xa nhà để tìm đến với tiếng gọi của tình yêu, nhƣng trƣớc sự thờ ơ của Hoạt cô không thể kìm đƣợc cảm xúc và cảm thấy cô đơn. Hay trong Đêm dịu dàng, ngay phần mở đầu Nguyễn Thị Thu Huệ đã để cho nhân vật của mình bộc lộ sự yếu đuối “Tôi luôn ám ảnh về cái chết. Bởi tôi là kẻ yếu đuối, lại bất hạnh. Những người sinh ra tôi trên đời không thích sự có mặt của tôi…cái gì tôi cũng phải trải qua. Hạnh phúc. Đau khổ Cô đơn. Hờn giận có hết. Mỗi chết là chưa biết thôi”[14, 406]. Nhà văn đã sử dụng giọng “bất cần” để có thể phác họa đƣợc toàn bộ cảm xúc của nhân vật. Và có lần cô đau đớn, bẽ bàng trƣớc sự thật ngƣời đàn ông cô yêu đã thay lòng đổi dạ với mình, cô đã từng nghĩ tới cái chết để đƣợc thoải mái “Chiều muộn. Tôi đi ra đường. Đi mãi. Đi mãi và chỉ nghĩ đến cái chết. Chết đi, linh hồn tôi sẽ bay vi vu, sẽ làm những thứ mình thích vì khi cái linh hồn đó dính đeo vào thể xác, tôi không làm được. Sẽ quẩn quanh xem không có tôi, anh sẽ ra sao?”[14, 407]. Đây là tâm trạng mà dƣờng nhƣ nhiều cô gái trẻ sẽ từng trải qua. Nguyễn Thị Thu Huệ đã khéo léo lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để đặc tả tâm lý kèm theo một chút lãng mạn pha chua xót. Vì yêu mà con ngƣời trở nên yếu đuối, bế tắc, và chẳng thấy lối ra.
Viết về ngƣời phụ nữ hiện đại, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng giọng điệu mang đậm hơi ấm nữ tính. Mỗi câu truyện nhƣ lời tâm tình của chính tác giả gửi gắm vào nhân vật. Ngƣời phụ nữ trở thành trung tâm trong sáng tác của chị, nhƣng lại xuất hiện với những trạng thái đan xen. Và nổi trội nhất cho biểu hiện của tính nữ đó chính là sự cả tin và yếu đuối. Ở họ, luôn tồn tại niềm khao khát cho bản thể, họ muốn vƣợt ra khỏi thực tại ảm đạm để đến với ƣớc muốn cá nhân. Cũng chính vì tế mà nhân vật thƣờng rơi vào hố sâu cuộc đời hơn là những gì tốt đẹp đang chờ mong.