8. Cấu trúc nội dung khóa luận
3.3. Ngôn ngữ mang tính nữ
3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật dịu dàng đằm thắm
Trong cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học, W.Kayser đƣơng thời mình đã khẳng định: “Người trần thuật - đó là một hình hài (Figur) được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học” [216, 429]; “ở nghệ thuật kể, không bao giờ người trần thuật là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [217, 91]
Ngôn ngữ ngƣời trần thuật chính là lời văn, lời dẫn dắt của chính tác giả. Đó thƣờng là lời tả, kể, bình luận ngoại đề, … Trong những văn bản tự sự, tác giả giữ vai trò là ngƣời dẫn dắt, chủ thể của câu chuyện. Hay trong truyện ngôn ngữ ngƣời kể ở vị trí hƣớng dẫn, gợi ý: “Trong tác phẩm tự sự, nhà văn dùng ngôn ngữ người kể chuyện, xây dựng người vả cảnh, thể hiện tư tưởng, tình cảm, phát biểu ý kiến khác nhau, đánh giá, chú giải những ngôn
ngữ đó, tổ chức tất cả lại thành một chỉnh thể thống nhất là tác phẩm văn học” [27, 184]. Vậy nên, ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là con đƣờng mà tác giả truyền tải những quan điểm, cảm hứng, ý tƣởng về mọi mặt của đời sống.
Ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ bên cạnh việc thể hiện sự “táo bạo”, sắc sảo thì còn là sự dịu dàng, đằm thắm. Tác giả không chỉ đi sâu vào hiện thực trần trụi của đời sống để phân tích, khám phá mà còn hƣớng cái nhìn tới vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời thông qua những cảm nhận đời thƣờng đầy chất trữ tình, sâu lắng. Những bức tranh thiên nhiên trữ tình thơ mộng đƣợc hiện lên với muôn vàn màu sắc hay thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong con ngƣời đƣợc khai thác một cách triệt để, tất cả đều đƣợc gói gọn trong những ngôn từ thật đằm thắm và dịu dàng. Trong bối cảnh văn học giai đoạn này, có một số tác giả nữ có phong cách giống và gần gũi với Nguyễn Thị Thu Huệ nhƣ Phan Thị Vàng Anh về sự táo bạo, sắc bén. Trong thơ Phan Thị Vàng Anh, ngôn ngữ đƣợc sử dụng đầy nhạy bén và bạo liệt, nhƣ “dao cứa”, đi thẳng vào trực diện của hiện thực, có khi ngƣời đọc cảm thấy căng thẳng. Nhƣng với truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, ta cảm giác đƣợc sự “an toàn”, không căng thẳng bởi những đoạn trữ tình ngoại đề, lối miêu tả khung cảnh thiên nhiên với ngôn ngữ đầy chất trữ tình, sâu lắng. Mọi cung bậc cảm xúc, tâm hồn con ngƣời dƣới ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ dƣờng nhƣ trở nên lắng đọng, mơ hồ, nó sẵn sàng vang lên những thanh âm trƣớc sự dịch chuyển của cuộc đời. Những cảm xúc ấy, tâm hồn ấy đƣợc biểu hiện qua một số nhân vật trong các tác phẩm: Thành phố không mùa đông, Biển ấm, Dĩ vãng, … Trong Dĩ vãng, Linh một cô gái với tâm hồn trong sáng đã có lúc ngạc nhiên, run lên vì xúc động khi đứng trƣớc một khu vƣờn thơ mộng của ông Xung, vị thủ trƣởng cũ: “Bốn góc vườn là bốn cái cột điện. Ánh sáng vàng vàng tỏa tràn lan trên các lối đi, vườn hoa, tán lá. Đúng là thần tiên. Tôi bỗng run lên vì xúc động” [14, 73]. Hay những trạng thái cảm xúc của một cô gái với những rung động đầu đời khi đứng trƣớc một chàng trai đƣợc nhà văn tái hiện rất chân thực: “Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả tôi gửi gắm nơi anh”[14, 142]; “Người con gái đến
tuổi dậy thì có những đụng chạm đầu tiên với một người đàn ông thường bị xúc động ghê gớm”[14, 148].
Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng từ ngữ dịu dàng, sâu lắng nhƣ: thoáng nghĩ, thoáng thấy, thoảng thốt, rộn ràng, bỗng dƣng, ý thức, thoáng nghe, thoáng nhìn,… để chỉ những cảm xúc của con ngƣời. Đƣợc biểu hiện qua những từ ngữ tinh tế, sắc sảo, sâu lắng, dịu dàng, chẳng hạn nhƣ: “Chị thoảng thốt như tưởng gió đùa ngoài cửa…Tim chị đập rộn ràng một cảm giác xa xưa, ngày anh còn sống” [14, 304], “Tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước”[14, 469]. Với việc sử dụng từ ngữ tinh tế, đã giúp nhà văn khắc họa đƣợc tâm hồn nhân vật một cách sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Biên cạnh việc sử dụng từ ngữ tinh tế để miêu tả, khắc họa tâm hồn nhân vật, nữ nhà văn còn sử dụng ngôn từ mƣợt mà, sâu lắng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống. Thiên nhiên vốn là một bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc, và khá quen thuộc, nhƣng khi đi đặt dƣới ngòi bút của chị nó trở nên sống động, tha thiết, mà gần gũi đến lạ dƣới ánh nắng của mùa thu: “Nắng cuối thu óng vàng. Nhữn cây điệp bông vàng dài rũ xuống như những sợi dây vàng ròng ngả nghiêng trong gió. Mặt hồ xanh. Mênh mông sâu hiền hòa. Phía xa, bên kia hồ là những dãy núi, mây trắng viền xung quanh” [14, 431]. Hay ta bắt gặp hình ảnh thiên nhiên huyền ảo với ánh trăng lung linh quen thuộc, chứ không còn là sự tĩnh lặng: “Trăng lên cao và vàng rực góc trời. Ánh sáng vàng chảy như dải lụa từ trời cao mênh mông gió trải xuống mặt hồ”[14, 436], “Đêm nay. Trăng mười sáu. Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực tưới ánh sáng xuống song nước như thể lần đầu hiển hiện trên đời”[14, 456]. Từ không gian nhỏ bé của mặt hồ bình yên, huyền ảo cho tới khung cảnh của biển rộng bao la nhƣng êm đềm thơ mộng đều đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ phác họa rất tinh tế, miêu tả thông qua từ ngữ rất đỗi dịu dàng:
“Thành phố Tuy Hòa nhỏ nhắn, êm đềm quanh năm vỗ sóng. Thắng thuê phòng trong một căn nhà nghỉ sát bên bờ biển, dưới tán xanh mát rượi của một rừng dừa và phi lao. Làng xóm yên bình, con người hiền hậu…Họ ở ngoài bãi biển là chính. Cát mịn màng, nước xanh ngắt” [14, 446].
Có thể thấy, Nguyễn Thị Thu Huệ đã rất tinh tế khi lựa chọn từ ngữ để miêu tả tâm hồn, suy nghĩ của con ngƣời, miêu tả khung cảnh thiên nhiên căng tràn sức sống. Góp phần làm điểm sáng trong các tác phẩm của nhà văn với ngôn ngữ trữ tình dịu dàng, đằm thắm.