8. Cấu trúc nội dung khóa luận
2.3. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc
Tình yêu, ƣớc mơ về một cuộc sống tốt đẹp, một mái ấm hạnh phúc gia đình đó là những nỗi khát vọng rất bình dị, chân chính và đời thƣờng của con ngƣời. Nguyễn Thị Thu Huệ đã để cho nhân vật thổ lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nỗi khát vọng tình yêu và ƣớc mơ của mình. Khi bƣớc vào ngƣỡng cửa của cuộc đời, họ khao khát một tình yêu chân thành đằm thắm, họ hi vọng về những điều hạnh phúc hay đơn thuần chỉ là sự kiếm tìm những điều “thanh cao” để khỏa lấp đi sự thiếu hụt, trống vắng, bù đắp cho cho niềm đau quá khứ trong cuộc sống thực tại với bao ngổn ngang khốn cùng. Những ƣớc mơ dung dị, những khát vọng đời thƣờng ấy đã tôn lên vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn cho nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ, đặc biệt là ở nhân vật nữ.
Khát vọng thƣờng trực ở ngƣời phụ nữ chính là kiếm tìm một ngƣời đàn ông có thể gây dựng cho họ chỗ dựa vững chắc, an toàn, niềm tin về hạnh phúc của mái ấm gia đình, mà ở đó không tồn tại sự giả dối và bon chen. Hạnh phúc đâu có dễ chọn lựa, Quyên một cô sinh viên trong Tình yêu ơi, ở đâu? đã nghĩ về hạnh phúc khi cô bắt gặp đƣợc ngƣời đàn ông biết lo lắng, vun vén cho hạnh phúc gia đình, có lúc cô nghĩ: “Thời sinh viên. Nàng luôn tưởng tượng ra chàng trai yêu nàng thật lịch lãm, văn hóa và quyến rũ. Chàng ta có tiền nhưng không đặt tiền lên tất cả” [14, 135] nhƣng những suy nghĩ ấy chỉ thoáng hiện lên rồi vụt tắt khi cô không gặp đƣợc ngƣời đàn ông nhƣ ý muốn. Trải qua mối tình thời sinh viên, hay khi yêu chân thành một chàng trai giàu có nhƣng trong cô luôn là sự đau khổ, đã có lúc cô trách bản thân: “Người ta, cái chuyện lấy vợ lấy chồng dễ thế. Sao nàng lại khó…Tại sao đến giờ nàng vẫn cô đơn, khi mà nàng xinh đẹp, có học, không tật nguyền” [14, 136]. Nhƣng khi gặp Bình – anh bộ đội phục viên rất đàn ông, cứng cỏi, sống chân thật, đặc biệt là khi cô đƣợc chứng kiến cử chỉ ân cần của anh, ngƣời đàn ông sống trách nhiệm với hai đứa con, khi này suy nghĩ trong cô đã đổi khác, ƣớc mơ, khao khát về hạnh phúc gia đình trong cô trỗi dậy và
mong muốn đƣợc ở bên anh: “Căn phòng anh ở nhỏ nhưng gọn gàng. Góc học tập của hai đứa trẻ rất ngăn nắp. Nhìn căn phòng biết chủ của nó là người cẩn thận, yêu cuộc sống gia đình, dù nghèo và đạm bạc…Trông sự tất cả của anh, nàng bỗng trào dâng trong lòng một tình cảm thương yêu mà từ trước tới giờ chưa có với ai. Nàng mỉm cười và hình dung một lúc nào đó, người này sẽ là chồng mình” [14, 137]. Gặp ngƣời nhƣ anh, cô muốn đƣợc trao trọn niềm tin, gửi gắm lòng mình. Còn Trúc Biển ấm cô chạy theo khát vọng tình yêu với những rung cảm đầu đời: “Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả tôi gửi gắm nơi anh. Dù anh đã một lần sang sông”. Vƣợt qua rào cản gia đình, cô đặt trọn niềm tin với Hoạt, ngƣời đàn ông chỉ hơn bố mẹ cô vài tuổi, đã từng bỏ vợ và có một cậu con trai, phận gái một mình cô tìm đến anh dù quãng đƣờng có xa cách: “Buổi chiều. Tôi đã đến bến phà. Chuẩn bị sang song…Nắng đã tắt…Phà chậm chạp trôi. Tất cả thấm đẫm một màu sắc huyền ảo bởi tôi nhìn chúng bằng ánh mắt của một kẻ đang yêu” [14, 142]. Hay đến với My trong Thiếu phụ chưa chồng cô cũng mong muốn có đƣợc hạnh phúc gia đình, bên cạnh ngƣời chồng giống nhƣ anh rể khi cô trông thấy: “Từ cách chăm con đến cách chiều vợ, ở anh toát lên vẻ lịch lãm mà trong đời My chưa từng gặp ai như thế. Anh xách nước cho chị Hảo tắm, lấy hững cái khan bông rất đẹp cho chị lau chân. Anh dọn mâm cơm cho mẹ, lấy nước sôi tráng từng cái cốc, cái bát” [14, 99]. Trong truyện ngắn Cát đợi, nhân vật xƣng “tôi”của Nguyễn Thị Thu Huệ tự nhận mình là ngƣời: “luôn luôn cô đơn, khao khát một cái gì cụ thể”[14, 456] cho tới khi gặp “anh” chị nhƣ bông hoa héo tàn bỗng gặp một cơn mƣa rào. Rồi ngƣời đó cũng ra đi để lại trong chị dƣ vị đắng chát và chỉ biết chấp nhận bởi “tôi là kẻ đến chậm”[14, 459]. Không rũ bỏ quá khứ, ngƣợc lại “tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng bởi tôi đem nó đặt lên bàn thờ và siêng năng thờ cúng”[14, 456]. Nhân vật đã lên tiếng, khẳng định thái độ chủ động trong việc kiếm tìm hạnh phúc: “Trong tình yêu, có lúc phải giành lấy cái để gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thôi, cứ phải cướp cái”[14, 456]. Nhân vật nữ của Thu Huệ đa phần là ngƣời đàn bà
bất hạnh, lận đận tình duyên và đời sống gia đình, nhƣng ở họ luôn sống chân thực với mình, có thái độ chủ động trong tình yêu và làm tất cả những gì mình khao khát, ƣớc muốn.
Khao khát tình yêu, hạnh phúc nó trở thành bản năng trong mỗi con ngƣời. Đặc biệt ở ngƣời phụ nữ, họ phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Vậy nên để xoa dịu đi nỗi mất mát, tổn thƣơng họ tìm đến chốn bình yên, mong muốn đƣợc nƣơng vào bến đỗ gia đình hạnh phúc. Niềm tin vào tình yêu lúc này cũng trở nên tuyệt đối. Hoài trong Xin hãy tin em một cô sinh viên với cái quá khứ chẳng lấy gì làm đẹp đẽ nhƣng khi gặp Thắng cô đã đổi thay hoàn toàn và gửi trọn niềm tin vào anh, họ mong muốn đƣợc hạnh phúc với cuộc sống gia đình: “khi ra trường chúng mình sẽ tổ chức lễ cưới. Sẽ rất vui vì bạn bè em có đủ cả. Hoài sung sướng mê đi trong vòng tay Thắng. Cô nghĩ tới lúc được mặc váy trắng, ôm một bó hoa to bước lên xe hoa trong tiếng pháo, tiếng nhạc dìu dặt. Cô sẽ làm vợ và luôn được sống bên anh, người mà cô tin, yêu và nghe lời hơn cả bố mẹ” [14, 32]. Khi yêu họ sẵn sàng trao đi mọi thứ để thỏa mãn cái đƣợc gọi là “hạnh phúc”, cảm giác rung động đƣa họ vào cơn mê tình yêu và đắm chìm trong đó. Với Trân cũng vậy: “Trân nhắm mắt và tim cô đạp rộn ràng. Môi cô bỗng khô ran lên, như muốn nứt ra vì bỏng. Cô thấy nóng toàn thân. Rồi cô chợt chùng người xuống khi đôi môi người đàn ông đặt lên môi cô, cũng nóng bỏng và cuống quýt. Hai người hôn nhau” (Cầu thang), dƣờng nhƣ khát vọng bản thể tồn tại trong Trân đã trỗi dậy khi cô bắt gặp đƣợc tình yêu của mình và sẵn sàng dâng hiến cho ngƣời đàn ông ấy. Hay đến với truyện ngắn Sơ ri đắng khát vọng tình yêu lúc này đã trở thành khát vọng thân xác, khi ngƣời con gái muốn dâng trọn mình cho đối phƣơng: “Em nhắm mắt lại. Đôi môi em chợt mọng lên. Em thở gấp gáp hơn. Người em run rẩy hơn. Em giơ tay kéo tôi đè lên người em. Hãy hôn và yêu em đi. Em muốn thế…Em mềm mại, quyến rũ” [14, 266], “cắn lên đôi môi mọng đỏ như quả sơ ri, hôn lên triền cổ trinh nữ và vùi mặt vào mớ tóc hoe nâu mềm mại như râu ngô kia” [14, 264]. Đó là những khao khát rất đỗi đời
thƣờng, dung dị nhƣng dƣới ngòi bút và sự cảm nhận, truyền tải của nhà văn đã đƣa con ngƣời đi đến một thế giới bình yên, ngập tràn hạnh phúc, giúp họ quên đi những muộn phiền, lo toan của cuộc sống thƣờng nhật.
Khát vọng ở ngƣời phụ nữ hiện đại bây giờ cũng không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức đời thƣờng nhƣ vậy nữa. Mà lúc này, khát vọng ấy trở thành ham muốn, Sex, họ đã can đảm vƣợt mọi rào cản để đƣợc tự do, sống với cảm xúc của bản thân. Đến với ngƣời vợ Tân cảng chị đã quyết định rời bỏ ngƣời chồng chỉ lo làm ăn mà không hiểu điều chị cần là gì để đến với ngƣời đàn ông Pháp, bởi ông ta đã đánh thức đƣợc những bản năng trong ngƣời đàn bà với những khao khát vô thức “Vô thức nói. Vô thức cười. vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đập nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng trở thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi chỉ còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra”[14, 11]. Bản năng ngƣời phụ nữ đã thôi thúc chị ra đi, dứt bỏ mọi sự ràng buộc , gia đình, điều ấy đâu phải ai cũng đủ can đảm để làm. Hay đến với ngƣời phụ nữ trong Dĩ vãng, vì chiến tranh mà chồng cô đã mất đi cái năng lực, bản năng thiêng liêng của mình. Những khao khát thầm kín trong cô không đƣợc giải tỏa, bù đắp, vậy nên “những đêm trăng thật là trăng. Cô ấy trần truồng ra vườn khóc nức nở như người điên. Cô ấy là người đàn bà suốt đời đam mê cái gì đó chính cô ấy không hiểu” bởi “Cô ấy chưa bao giờ được hưởng tình yêu nơi chú. Chú đi quanh năm, đến khi về chú không còn là chú ngày xưa nữa”[14, 84] và rồi cô đến với ngƣời đàn ông khác mặc dù chẳng xung sƣớng gì “Chẳng qua, cô ấy cứ lấy đau khổ cũ lấp đầy lên những đau khổ cũ”[14, 85]. Khi đọc và quan sát, có lẽ ngƣời đọc sẽ thấy cô là ngƣời nông cạn, nhƣng đâu ai biết rằng đó cũng là một khát vọng, nhu cầu bản năng vốn có của con ngƣời.
Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta cũng có thể tìm hiểu khát vọng tình yêu, hạnh phúc thông qua đời sống tâm linh vố thức, nơi đây
giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn những điều kì diệu của cuộc sống. Giấc mơ là một thế giới vô thức, phản ánh trạng thái tâm lý rất đặc biệt của con ngƣời, đây là chiều sâu tâm hồn mà chẳng ai có thể lí giải đƣợc. Thu Huệ đã tìm đến với giấc mơ để tạo nên những điều mới mẻ và dƣờng nhƣ cũng muốn gửi gắm tới ngƣời đọc một quan niệm mới mẻ nào đó. Với cách tiếp cận này sẽ giúp văn bản tiến gần với hiện thực, tạo nên phong cách riêng trong cách thể hiện. Người đi tìm giấc mơ là một truyện ngắn điển hình cho điều này, chuyện kể về cô gái có số phận bất hạnh, “đầu thai nhầm chỗ”. Sinh ra không có cha, mẹ đi lấy chồng, cô sống với thân phận là con hoang. Cùng là phụ nữ, là con ngƣời đƣợc sống và trƣởng thành trong ai chả tồn tại những khao khát riêng cho mình. Cô cũng vậy, cô cũng khao khát đƣợc yêu nhƣng đâu có ai đến với cô. Rồi cũng có ngƣời đàn ông kiếm tìm cô, nhƣng chẳng phải xuất phát từ “tình yêu” mà vì muốn duy trì “nòi giống”. Dù anh ta không lành lặn, bị bại liệt chân và là con của gia đình giàu có nhƣng cô vẫn lấy đó làm niềm vui, niềm hạnh phúc an ủi mình vì trƣớc tới giờ cô chƣa từng có đƣợc. Từ đó, giấc mơ thƣờng trực xuất hiện trong cô, mỗi giấc mơ là một ƣớc muốn. Ƣớc nhặt đƣợc vàng, ƣớc đƣợc tặng hoa và có ngƣời cầu hôn mình, đó là những điều còn thiếu mà trong đời thực cô sẽ chẳng có đƣợc. Mà chỉ đến với giấc mơ cô mới nhận đƣợc, với cô: “Tôi sống ban ngày như một cái bóng. Ban đêm mới là cuộc sống thực. Trong mơ, tôi được yêu. Được đi ra khỏi ngôi nhà ẩm đạm không ánh sáng. Được làm những gì cuộc sống thực tôi không có…Giấc mơ của tôi là những gì tôi không có ở ban ngày nhưng không thực hiện được” [14, 258]. Cuộc sống của cô chẳng mong chờ ánh sáng của buổi bình minh mà chỉ “mong cho ngày qua để đêm đến, tôi nằm thẳng trên giường, chuẩn bị cho cơn mộng mị. Tôi thích sống trong những cơn mê ngủ” [14, 257]. Chờ đợi những điều tốt đẹp xuất hiện trong mơ nhƣng đâu phải sẽ là cái đẹp tồn tại mãi, giấc mơ của cô kết thúc với cảnh tƣợng khủng khiếp, sợ hãi. Giấc mơ cuối cùng mà cô thấy là đƣợc gặp mọi ngƣời trong gia đình nhƣng họ là ngƣời đã chết, xuất hiện và dội vào đầu cô những chiếc gầu dính
đầy phân, “tôi hét lên và tỉnh dậy…người tôi ướt đẫm mồ hôi. Tôi sợ hãi ngồi bật lên, ngửi quần” đó là những lời nói kết thúc cho chuỗi giấc mơ dài đẹp đẽ nhƣng ám ảnh đầy nỗi sợ trong cô. Đƣợc thỏa mãn khát vọng yêu thƣơng, có đầy đủ mọi thức, bừng tỉnh sau cơn mê cô lại mặc cảm với thân phận của đứa con đầu thai nhầm chỗ, đó là nỗi ánh ảnh cứ bám giết, luẩn quẩn quanh cô mãi chẳng hết “tính sợ người cố hữu, cái nghèo hèn của đứa trẻ mồ côi từ bé” xuất hiện nhiều lần trong giấc mơ của cô “tôi mơ thấy mình đi ra đường bằng đôi chân như hai củ sắn bóc trắng đã ngâm trắng cho hết nhựa, đôi chân người ấy…” [14, 257]. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc – đời thƣờng, nhƣng đâu phải ai cũng nhận đƣợc. Bởi vậy, đến với giấc mơ con ngƣời mới đƣợc thỏa mãn. Thông qua cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho ta thấy đƣợc ở đâu đó vẫn có những ngƣời phụ nữ lầm lụi, với số phận đau thƣơng bất hạnh, nhƣng trong họ vẫn trỗi dậy những khát vọng bản thể và đó chính là một đặc trƣng tiêu biểu cho tính nữ.
Cuộc sống cứ trôi theo dòng chảy của thời gian, kéo theo đó là sự ngột ngạt, những vấn đề nhức nhối. Con ngƣời phải đối trọi với bao khốn khó của đời thƣờng, vƣợt qua thử thách để tồn tại, mƣu sinh khi mà cơ chế thị trƣờng bị chi phối bở quyền lực, vật chất, đồng tiền lên ngôi. Nó chi phối toàn bối cảnh thực tại, cái ác nổi lên và nuốt đi những cái gọi là “tình - tình ngƣời”. Dù vậy, nhƣng khát vọng tình yêu và hạnh phúc của ngƣời phụ nữ vẫn luôn đƣợc đề cao. Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã lột tả đƣợc thực trạng bất ổn đó, khi giá trị của con ngƣời ngày một đi xuống. Tồn tại sự lo lắng, sợ hãi bủa vây, nhƣng niềm tin hƣớng vào cuộc sống và con ngƣời không bao giờ mất. Nhƣ cô gái trong Thành phố đi vắng mong muốn kiếm tìm lại hạnh phúc của tình ngƣời. Sau ba năm xa cách, cô trở lại phố xƣa chẳng hề đổi khác, vẫn là con đƣờng ấy, hàng cây đó, nhà hàng,...nhƣng tình ngƣời thì lại đổi thay, đổ vỡ. Con ngƣời với tâm hồn tồn tại nhƣ “ngƣời máy”.
Khát vọng tình yêu và hạnh phúc của ngƣời phụ nữ luôn đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ quan tâm tới trong các trang viết của mình. Tuy nhiên, mỗi
ngƣời một số phận, đâu phải hạnh phúc luôn thƣờng trực bên ta. Ở đâu đó vẫn tồn tại những con ngƣời bất hạnh, khổ đau. Không còn nỗi cô đơn của ngƣời phụ nữ khi chƣa tìm thấy bến đỗ cho tình yêu (Tình yêu ơi, ở đâu?, Cát đợi), của ngƣời phụ nữ thiếu thốn tình yêu nhƣng dƣ thừa vật chất (Tân cảng), hay những thế hệ trong gia đình đang dần đánh mất đi giá trị truyền thống trong xã hội hiện tại (Của để dành). Không còn những cảm đau khổ, trống trải khi gia đình tan vỡ (Thành phố không mùa đông),…
Có thể khẳng định rằng, nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ họ đã dám làm tất cả, dám yêu đến tận cùng với một thái độ chủ động. Họ tự ý thức đƣợc hạnh phúc. Với ngƣời phụ nữ, hạnh phúc chính là sống thật với lòng mình và dám đấu tranh để giành lấy “cái hạnh phúc” ấy. Họ xứng đáng đƣợc nhận tình yêu và hạnh phúc chân thành.
Khát vọng tình yêu và hạnh phúc, đây chính là đặc trƣng tiêu biểu nhất thể hiện cho đặc trƣng của ngƣời phụ nữ hiện đại. Nếu đặt trong tƣơng quan