Biểu tƣợng mang tính nữ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn thị thu huệ từ góc nhìn tính nữ (Trang 57 - 62)

8. Cấu trúc nội dung khóa luận

3.1. Biểu tƣợng mang tính nữ

3.1.1. Về thuật ngữ “biểu tượng”

Biểu tượng là một thuật ngữ đƣợc sử dung rất phổ biến trong nhiều ngành khoa học khác nhau, đã và đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu trên toàn thế giới.

Từ điển Tiếng Việt (GS. Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [19].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tƣợng đƣợc hiểu là: “thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của

một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [23].

Trong đời sống biểu tƣợng đƣợc dùng phổ biến nhƣng với ý nghĩa không nhất quán. Nó có thể là hình ảnh tƣợng trƣng mang tính ổn định (“hoa sen” biểu tƣợng Quốc hoa Việt Nam), có khi đƣợc dùng để chỉ dấu hiệu đặc trƣng, một công trình tiêu biểu nhất định (Tháp Rùa, tƣợng Nữ thần tự do của Mỹ,…) và thậm chí nó còn đƣợc coi là mật mã của sự bí ẩn. Ở đề tài này, trƣớc khi nghiên cứu biểu tƣợng về tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu nội hàm của nó trong văn học.

Trong văn học, biểu tƣợng là phƣơng tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa. Mỗi nhà văn khi sáng tạo đồng thời lại là một nhà tƣ tƣởng. Nhà văn thực hiện việc mã hóa ngôn từ nhằm tạo ra một thế giới hình tƣợng in đậm cảm quan cá nhân, nói rộng hơn là phong cách của chủ thể sáng tạo. Những hình tƣợng nghệ thuật có sức sống sẽ vƣợt lên trên ý nghĩa biểu đạt và làm thành các biểu tƣợng nghệ thuật độc đáo, đa nghĩa. Trong tác phẩm văn học, biểu tƣợng chính là hình tƣợng đƣợc hiểu ở bình diện kí hiệu và là kí hiệu chứa đựng tính đa nghĩa của hình tƣợng. Trở thành biểu tƣợng, hình ảnh sẽ có chiều sâu, tầng ý nghĩa mới và có tính khái quát. Việc nghiên cứu, sáng tạo ra những biểu tƣợng nghệ thuật sẽ mang tới cái nhìn sâu sắc, khắc phục sự đơn giản về hình ảnh đƣợc sao chép từ cuộc đời thật. Biểu tƣợng trong văn học mang tính đa nghĩa nên cần phải phát huy nhận thức cùng với sự liên tƣởng. Nghĩa của biểu tƣợng thậm chí có lúc chỉ tồn tại trong tình thế giao tiếp, vì vậy mà mỗi tình huống lại là một ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi giải mã biểu tƣợng ta cần gắn với ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hóa.

Từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, kế thừa quan điểm và kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi xin đƣa ra quan niệm về biểu tƣợng nhƣ sau:

Biểu tượng là một sự vật đƣợc biểu hiện ra bên ngoài với những hình ảnh mang tính chất thông điệp, theo một tính chất ƣớc lệ. Tính đa nghĩa của biểu tƣợng đƣợc cấu tạo dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tƣởng, mang tính

ƣớc lệ giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt trong biểu tƣợng. Biểu tƣợng là hình ảnh tƣợng trƣng, mang tính khái quát về đối tƣợng. Vì vậy, biểu tƣợng phản ánh đƣợc đặc trƣng của các sự vật, hiện tƣợng.

3.1.2. Biểu tượng mang tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ xây dựng nhiều biểu tƣợng quan trọng. Từ góc nhìn tính nữ, biểu tƣợng tóc đƣợc khai thác triệt để và giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, còn có một số biểu tƣợng khác nhƣ: ngực, mông, nhan sắc, hình thể, khóc – nước mắt, … Đó là những biểu tƣợng tiêu biểu cho tính nữ.

3.1.2.1. Tóc

Tóc là một biểu tƣợng đặc trƣng của phái nữ “Nói đến đàn bà là nói đến tóc. Nói mãi về mái tóc đàn bà mà vẫn không nhàm. Bởi vì tóc đàn bà, chỉ tóc của đàn bà thôi nhé, có phép màu” (Dây neo trần gian – Võ Thị Hảo).

Thu Huệ đã kết hợp việc miêu tả nhân vật kèm theo biểu tƣợng để làm nổi bật lên tính cách, con ngƣời của nhân vật trong từng ngữ cảnh. Và trong các trang truyện của chị có rất nhiều nhân vật đã gây ấn tƣợng với độc giả bằng biểu tƣợng tóc. Có thể là tóc dài đẹp, có thể là tóc xơ rồi... Quan trọng là qua mái tóc, Thu Huệ bộc lộ tâm trạng nhân vật. Chẳng hạn, trong truyện Phù Thủy: “Nó ở trong tư thế nửa nằm nửa ngồi như vậy đến lúc mẹ về. Khuôn mặt bà phờ phạc, tóc rối tung trên đầu như vừa đi đánh nhau. Hai mắt bà còn hoen nước và đôi môi khô nứt ra”[14, 208]; “Mẹ nó đi đâu về, mặt mũi mờ mịt bụi. Tóc xơ lại chứ không mềm mại óng ả. Mẹ chui vào buồng tắm và xối nước ào ào. Mùi xà phòng thơm bay loang trong phòng” [14, 215]. Mái tóc còn giúp Nàng trong Tình yêu ơi, ở đâu? dấu đi sự ngƣợng ngùng trên khuôn mặt khi đối diện với ngƣời đàn ông đã từng góa vợ cách đây sáu, bảy năm mà cô đã thầm yêu “Nàng cúi đầu, xõa tóc che một bên mặt và đạp nhanh” [14, 136]. Đến với Em trong Sơ ri đắng, mái tóc đƣợc hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, thƣớt tha: “Tóc em đổ dài xuống hai vai, ánh một màu nâu nhẹ”[14, 263]. Có thể thấy, khi miêu tả, xây dựng chân dung nhân vật nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ đã không máy móc trong từng chi tiết, mà chỉ với vài nét phác họa

thoáng qua của biểu tƣợng tóc mà có ý nghĩa lớn trong bộc lộ tâm trạng của chính nhân vật. Ngƣời xƣa có nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Khi nhìn vào mái tóc, ta không những có thể cảm nhận đƣợc vẻ đẹp hình thức mà còn cảm nhận đƣợc vẻ đẹp tính cách, tâm hồn, phẩm chất của con ngƣời. Mái tóc trở thành một biểu tƣợng không thể thiếu của ngƣời phụ nữ.

3.1.2.2. Khuôn mặt, đôi mắt, môi

Thu Huệ đã rất tỉ mỉ trong việc phác họa nhân vật nữ với vẻ đẹp đầy ấn tƣợng, có sức cám dỗ qua “khuôn mặt”. Đây là gƣơng mặt “giết người” của ngƣời con gái (Rượu cúc): da “căng bóng”, đầy sức sống, “má hồng hây hây”, “nụ cười say như men thường trực”[14, 133]. Cũng trong Rượu cúc ngƣời mẹ đẹp với gƣơng mặt “như hơi sương” huyền ảo.

“Đôi mắt” cũng trở thành biểu tƣợng trong truyện ngắn Thu Huệ. Chị đã khai thác triệt để chi tiết đôi mắt nhƣ một đặc trƣng nổi trội của phái nữ: mắt tơ tròn nhƣ My (Thiếu phụ chưa chồng), mắt long lanh vui tƣơi (Rượu cúc) hay “đôi mắt đầy nước” của Phƣợng đƣợm buồn (Sơ ri đắng). Đó là đôi mắt của ngƣời con gái khi còn xuân sắc. Với những ngƣời đàn bà, đôi mắt lại đẹp ở một khía cạnh khác. Ngƣời đàn bà trong Giai nhân có đôi mắt “hút hồn”; Vân (Những đêm thắp sáng) có đôi mắt “rực sáng”; “cười tít lại dưới đôi lông mày nâu dài”[14, 387] khi cô hạnh phúc bên chồng. Cũng có lúc là cặp mắt đầy mƣu tính “lóe sáng, ma mãnh” của My – “ánh mắt chợt vụt sáng. Đấy là ánh mắt của người đàn bà chứ không phải là của thiếu nữ” (Sơ ri đắng)[14, 280].

Bên cạnh vẻ đẹp hồn nhiên, mang chiều sâu tâm hồn của đôi mắt thì đôi môi cũng là một biểu tƣợng, mang đặc trƣng gợi cảm của riêng ngƣời phụ nữ. Những đôi môi ấy đƣợc xuất hiện với nhiều trạng thái khác nhau. Thu Huệ đã dành những đôi môi gợi cảm, xinh đẹp cho cô gái trẻ nhƣ My (Thiếu phụ chưa chồng) với cặp môi “hơi cong”, “dày” và “đỏ mọng”. Hay ngƣời đàn bà trong Giai nhân dù đã ở tuổi 42 mà đôi môi vẫn gợi cảm “gọn gọn cƣời”.

3.1.2.3. Một số biểu tượng hình thể

Ở góc độ tính nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng nhìn nhận ngƣời phụ nữ thuộc về vẻ bề ngoài. Truyện của chị quan tâm nhiều tới vẻ đẹp cơ thể và những bản năng sẵn có của ngƣời phụ nữ. Những vẻ đẹp tự nhiên mà họ đƣợc tạo hóa ban tặng, đó là những đƣờng cong quyến rũ, làn da trắng, mái tóc dài mềm mƣợt, bộ ngực hay đôi chân trắng nõn. Và khi họ thấy đƣợc vẻ đẹp đó tức họ cũng ý thức đƣợc giá trị của chính bản thân mình. Xuất hiện với những đƣờng cong, làn da trắng mịn màng, Em trong Sơ ri đắng: “cặp đùi nhỏ, tròn, vươn dài ra cuối giường. Quần soọc nâu pha đỏ ngắn, bó lấy đùi. Áo nâu dài thả chùng, một chiếc cúc ở cổ bật ra, hở một khoảng ngực trắng, loáng thoáng lấp lóe dây chuyền vàng tây nhỏ xíu mảnh mai” [14, 263]. Hay đến với Giai nhân ngƣời phụ nữ hiện lên với vóc dáng: “Bà ta đang khỏe mạnh, tóc cặp cao, mặc bộ váy đen, hai cánh tay hở ra trắng nõn đứng tưới những chậu hoa. Sao ngơ ngẩn như thể ngắm một bức tranh nghệ thuật” [14, 413].

Trong Thiếu phụ chưa chồng My, cô gái mang một vẻ đẹp quyến rũ: “vẻ đẹp của cô gái thôn quê khỏe mạnh đang tuổi dậy thì…Người My thấp, chắc lẳn…khuôn mặt tròn. Hai mắt to. Môi dày và đỏ. Ngực to hông nở. Bà Ngài bên hàng xóm bảo My có bộ ngực và cái mông giết đàn ông…” [14, 91]; “Áo cô mặc mỏng dính bó chặt lấy người lộ nguyên hai đầu vú căng thây lẩy. Quần lụa đen bó chặt lấy đùi, nước theo ống quần chảy thành vũng dưới đất”[14, 99], Hay Phượng trong Sơ ri đắng với cái “cổ cao và thanh, những ngón tay bé xíu…Cặp đùi nhỏ và tròn…kẻ thèm khát dục vọng thì thấy ở em sự đam mêm cuồng dại…”[14, 263]. Trong Rượu cúc vẻ đẹp hình thể ấy lại hiện lên với nét đẹp duyên dáng, gợi cảm của ngƣời con gái 16 tuổi với cái “hông nở” để trở thành cô thiếu nữ. Hay khi Thu Huệ miêu tả vẻ đẹp của cô gái (Phù thủy) với cặp vú: “Trắng ngần và phổng phao như ngực thiếu nữ”[14, 229]...

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta thấy rằng ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm của cốt truyện, ngoài việc miêu tả vẻ đẹp nội tâm thì vẻ đẹp ngoại hình là không thể thiếu để tạo điểm nhấn cho cá tính từng

nhân vật của chị: khuôn mặt, tóc, ngực, mông, môi, đôi mắt, … Nhân vật của chị hiện lên với sự gợi cảm, xinh tƣơi. Đó là vẻ đẹp duyên dáng, tƣởng chừng mỏng manh nhƣng đã trở thành vũ khí để ngƣời phụ nữ chiếm đoạt lấy hạnh phúc, giành giật tình yêu cho mình. chúng đều mang vẻ đẹp riêng biệt gợi nhục thể.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn nguyễn thị thu huệ từ góc nhìn tính nữ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)