8. Cấu trúc nội dung khóa luận
3.3. Ngôn ngữ mang tính nữ
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật vừa kín đáo, vừa suồng sã
Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm là lời nói của nhân vật trong giao tiếp hoặc là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
Bên cạnh ngôn ngữ ngƣời trần thuật, thì ngôn ngữ nhân vật cũng giữ vai trò quan trọng, trở thành phƣơng tiện để nhà văn nói lên hiện thực cuộc sống và nêu lên cá tính nhân vật.
3.3.2.1. Độc thoại nội tâm kín đáo
Sau 1975, độc thoại nội tâm trở thành một công cụ, phƣơng tiện để khám phá chiều sâu tâm lí con ngƣời của văn học Việt và thủ pháp này trở thành điểm nội trội trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ. Xuất hiện trong truyện ngắn của chị, độc thoại nội tâm là cơ sở để xuất hiện hàng loạt nhân vật tự ý thức và nhận thức về mình.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì “độc thoại nội tâm chính là cuộc đối thoại với chính mình, qua đó nhân vật bộc lộ chính mình, là một cách khám phá chiều sâu tâm hồn con người, ở đó có những điểm ưu khuyết chưa hoàn thiện nhân cách, hướng thiện con người”. Với việc sử dụng linh hoạt thủ pháp này sẽ làm nổi bật thế giới nội tâm của nhân vật và tạo dựng cho nhân vật nữ những điểm riêng biệt.
Kế thừa và có sự tiếp biến của những ngƣời đi trƣớc, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã tìm cho mình một con đƣờng mới, lối đi riêng để khắc họa rõ nét tính cách, ngôn ngữ nhân vật. Tác giả không chỉ đơn thuần đứng im, tách biệt để nói về nhân vật mà chị thƣờng hòa mình vào chính ngôn ngữ nhân vật để trực tiếp đi sâu khám phá tâm hồn, dựa vào điểm nhìn của nhân vật. Vì vậy, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng hƣớng vào suy nghĩ độc thoại nội tâm nhiều hơn là nói. Nhiều khi nhân vật tự đối diện với mình trong khoảng không vô thức, nhiều suy tƣ. Cho nên, ngôn ngữ độc thoại
đƣợc sử dụng phổ biến để tái hiện tâm trạng nhân vật. “Độc thoại nội tâm cũng chính là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó người đối thoại cũng chính là mình, nói cách khác đó là sự phân thân: mình nói chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe…” [13, 77]. Ngôn ngữ độc thoại này xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ nhƣ:
Tân cảng, Hậu thiên đường, Cát đợi, biển ấm, Thành phố không mùa đông, Người đi tìm giấc mơ, Giai nhân, …
Ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ của chính nhân vật với bản thân mình, đó là lời tự bạch, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong. Mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con ngƣời, viết nhật ký,… có khi gợi lên những nỗi đau sâu lắng trong mỗi con ngƣời.
Độc thoại nội tâm là một cách để nhà văn giãi bày những nối niềm, tâm sự thầm kín cá nhân trƣớc những ngang trái, bất công của cuộc đời. Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, lời tự bạch và ngôi giao tiếp thứ nhất đƣợc sử dụng với tần xuất khá dày đặc. Cụ thể, là khi nhân vật xƣng tôi “điểm quy tâm là ở nhân vật tôi” [43, 7]. Có khi ta bắt gặp sự tự vấn trong chính suy nghĩ nhân vật: “…tôi chợt thẫn người tự hỏi: Tôi thờ ai, thờ cái gì?”[14, 457]. Hay có khi nhân vật hoài nghi thế giới, cảm giác cô đơn bủa vây, tâm trạng đƣợc bộc bạch: “Tôi bỗng sợ con người quá. Tôi biết đi đâu bây giờ?”
[14, 299] hoặc là những vô vọng trong quyền lựa chọn ngƣời yêu: “Sao người mỗi ngày một đông như kiến mà tôi thì thấy cô đơn thế này…cái thời mà mình được quyền chọn lựa qua rồi sao?”[14, 420]. Cũng có lúc là sự đau đớn vô vọng: “bỗng nhiên, chiều nay tôi muốn chết một cách kì lạ” [14, 406]. Nhiều khi nhân vật cũng khao khát tình yêu và thì thầm với bản thân mình: “Ôi tôi yêu cuộc sống này. Yêu đêm nay và yêu anh quá” [14, 58]. Dƣờng nhƣ, hình bóng của tác giả đã bị che khuất, thay vào đó là sự bộc bạch trân thành của nhân vật với những cung bậc khác nhau. Từ những lời tự vấn, bộc bạch đó, cũng chính là những quan điểm mà tác giả muốn truyền tải tới ngƣời đọc qua cảm xúc của nhân vật. Cho thấy, Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn rất quan tâm tới việc khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật, tiếng nói cá nhân đƣợc đề
cao và những tiếng nói ấy tập trung biểu hiện ở ngƣời phụ nữ với những ham muốn rất đời thƣờng.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đƣợc tác giả sử dụng để khám phá chiều sâu bản thể con ngƣời dƣới dạng những trang nhật ký với bao cảm xúc chân thực. Hậu thiên đường một truyện ngắn song song với việc miêu tả tâm trạng, cảm xúc của ngƣời mẹ, thì đó còn sự bộc lộ trạng thái tâm lý của một đứa trẻ mới lớn qua những trang nhật ký. Một cô bé mới lớn với tâm hồn trong sáng, thơ ngây, nhƣng lại thiếu vắng sự quan tâm từ mẹ và vắng bóng hình ảnh ngƣời cha. Từng dòng nhật ký chính là lời độc thoại nội tâm chân thật mà cô gái này muốn gửi gắm, từ những cái tƣởng chừng nhƣ rất nhỏ bé, vặt vãnh đến những cái lớn lao về cuộc đời và tình yêu: “Ngày…- Hôm đang ngồi trong lớp đợi mưa tạnh, chợt thấy cuối đường có một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết…”, “Ngày…- Sao mẹ hay về khuya thế? Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng”, “Ngày…- mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng nhiên anh ấy hiện ra ở đầu đường: bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá, phải đón em đấy. Ối giời ơi sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi…mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loài đểu cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết. Nhất là anh ”[14, 465]. Những lời tâm sự thầm kín ấy dƣờng nhƣ bao trùm lên ngƣời mẹ toàn sự lo âu, đứa con gái bé bỏng ngày nào đang lao vào một tình yêu mù quáng khi yêu một ngƣời đàn ông đã có gia đình một vợ, hai con. Hắn là kẻ sở khanh, bòn rút tiền của cô gái. Tâm trạng ngƣời mẹ suy sụp trƣớc sự khờ dại của con gái “tôi thẫn người”, “tôi lặng người”, “tôi có cảm giác như mình bỗng hóa thành đá”, “tôi trở thành một người khác” và rồi “giống như một người điên”, “cuồng điên, tiếc nuối và bất lực”. Qua trang nhật ký, giúp bản thân nhìn nhận đƣợc nhiều khoảng thời gian mà ta đã từng trải. Từ những tâm sự ấy, giúp ta ý thức đƣợc chính mình, đó là trách nhiệm mà ngƣời mẹ trong
Hậu thiên đường nhận thấy: “Hóa ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà đi”.
Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, phần nào đã lƣợc bớt đi số lần xuất hiện của các sự kiên, nhƣng việc sử dụng thứ ngôn ngữ ấy lại là điều tất yếu. Góp phần tạo nên nhịp điệu cho cốt truyện mà vẫn đảm bảo tính liên kết và sự logic cho mạch văn bản. Đồng thời, khi đi sâu vào suy nghĩ bên trong, ngôn ngữ nhân vật đã thể hiện đƣợc trạng thái tâm lý của con ngƣời thực tại. Những con ngƣời cô đơn, thƣờng trực sự bất an, lo lắng,…trƣớc cạm bẫy của xã hội hiện đại. Việc kết hợp và sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhƣ độc thoại nội tâm đã giúp Nguyễn Thị Thu Huệ thể hiện đƣợc cái nhìn đa diện, sắc sảo về ngƣời phụ nữ trong sáng tác nghệ thuật của mình.
3.3.2.2. Đối thoại khẩu ngữ đời thường
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ khi xây dựng ngôn ngữ nhân vật chị thƣờng hƣớng tới cái cô đọng và hàm xúc nhất. Mặc dù ít đi sâu miêu tả, nhƣng chị lại hƣớng ngòi bút của mình tới những cuộc đối thoại có chứa đựng trạng thái cảm xúc, tâm lý của con ngƣời. Nhân vật của chị dù chỉ xuất hiện với số lần ít ỏi, với vài lời thoại nhƣng luôn gây đƣợc dấu ấn và để lộ rõ bản chất, tâm hồn của mình trƣớc thực tại. Chẳng hạn, khi nói về một kẻ luôn quan tâm tới vật chất, tiền bạc: “vứt mẹ cái bằng đại học của cô đi, sử với chả sách. Ông giáo chủ nhiệm tôi năm lớp mười hôm nọ tôi thấy đi bán sổ số kia kìa, tôi thương hại mua cho vài bộ, thiếu nước ông ta vái sống tôi” [14, 133] đó là lời của kẻ chỉ biết tới đồng tiền với ngôn ngữ tàn độc. Hay khi tác giả xây dựng ngôn ngữ cho một cô gái quê với đầy sự dung tục, một con ngƣời ít học: “Ấy bà biết không? Cháu “nà” có bốn đám hỏi nhưng cháu “nà” đéo ưng đám nào. Toàn là đồ chó dái; “Nàm” thử vài việc chả ra cái gì mà về quê “nại” gặp bọn chó dái. Đéo về nửa. Đéo có tiền tiêu khổ “nắm” [14, 237]. … Chị rất táo bạo khi đƣa nhiều khẩu ngữ nhƣ: “thằng kia”, “thằng khốn nạn”, “thằng đàn ông”, “lũ đàn ông”, … vào tác phẩm. Trong cuộc đối thoại của nhân vật đan xen nhiều ngôn ngữ đời thƣờng “Oắt con, ta đừng quên nhau. Đồ con khỉ. Tao cấm mày lảm nhảm như thế đấy”[14, 270] hoặc “Tôi đang cúi lom khom lên bàn tay lão, thì rất nhanh và điêu luyện như thao tác của một nghệ nhân làm gốm, lão thò tay vào váy tôi”.
Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng những từ ngữ mang đầy sự dung tục, lối nói suồng sã nhƣng phần nào đã gây đƣợc sự chú ý, hấp dẫn với bạn đọc bởi chính ngôn ngữ gần gũi với đời thƣờng. Mặt khác, tác giả đã giúp cho nhân vật của mình lột tả chân thực bản chất của mình.
Việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm khẩu ngữ đời thƣờng, dung tục nhƣ vậy đã giúp cho tác phẩm của chị đi sâu chiêm nghiệm đời sống thực tế, gẫn gũi hơn với độc giả và đƣa văn chƣơng đến gần hơn với cuộc sống. Nhƣng để lạm dụng quá nhiều thì sẽ gây sự nhàm chán, khó chịu, thô tục, trơ trẽn,… cũng nhƣ làm giảm tính nghệ thuật của truyện. Ta cũng thấy rằng, việc sử dụng ngôn ngữ dung tục trong văn xuôi ở giai đoạn này ngày càng trở nên dày đặc hơn so với các thế hệ trƣớc.Với Nguyễn Thị Thu Huệ, chị rất sắc xảo trong việc lựa chọn ngôn ngữ, dung tục nhƣng không sa đà nhƣ Y Ban hay Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời, khẳng định rằng chị là một nhà văn nữ bản lĩnh, biết vận dụng sáng tạo tối đa nhất ngôn ngữ trần thuật để lột tả bản chất nhân vật. Trong truyện Cẩm cù Y Ban đã không ngần ngại để cho bà Nhanh, nhân vật của mình sử dụng từ ngữ dung tục để miêu tả rất rõ chi tiết “cái quần lót” của mình: “ Quần em bé cứ rách đũng mà vứt đi thì lấy đâu cho xuể. Cái đũng nào rách cô thay bằng cái đũng khác,… mặc vào vẫn tốt chỉ có điều cái cục nổi bị to quá khi nằm hơi bị cộm”.Hay đến với trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, những lời nói, câu chửi thế, tục tĩu cũng xuất hiện rất nhiều, để lột tả bản chất nhân vật mà tác giả muốn xây dựng, đó là lời của lão Kiền: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à?”, “Mẹ cha mày,, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ gì không?” (Không có vua)
Việc lựa chọn ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ đã lột tả chân thực đƣợc bản chất của nhân vật mà không quá “lố”, tránh gây cảm giác “sốc” khi ngƣời đọc lần đầu tiếp xúc. Đó chính là điều đáng khen, đáng ghi nhận trong phong cách của nhà văn, sự điều khiển ngôn từ phù hợp với ý tƣởng của chính tác giả.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua phân tích truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ từ phƣơng diện hình thức giúp chúng ta thấy đƣợc một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, đa tính cách dƣới ngòi bút của chị. Với nghệ thuật trần thuật độc đáo, nhân vật trong câu chuyện của Thu Huệ hiện lên với những cảm xúc, tâm tƣ, tình cảm đa sắc thái. Kết hợp phân tích biểu tƣợng, giọng điệu, ngôn ngữ mà tính nữ trong truyện ngắn của chị đƣợc biểu hiện sắc nét hơn.
Biểu tƣợng là thuật ngữ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong văn học. Khi nghiên cứ về tính nữ, đi sâu phân tích các biểu tƣợng: tóc, ngực, mông, … sẽ giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn, đó là đặc điểm nhận biết giới tính nữ. Cho thấy, tác giả đã lấy con ngƣời làm trung tâm của sáng tạo nghệ thuật và chất liệu của nhận thức.
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng nghiêng về chiều sâu biểu hiện tâm trạng, cảm xúc tâm hồn. Với việc sử dụng linh hoạt và có sự đan xen giữa các hình thức nghệ thuật nhƣ: độc thoại nội tâm, đối thoại hay nhật kí tự truyện,… mà điều đó đã đƣợc biểu hiện rất chi tiết, phù hợp với từng ngữ cảnh, đi sâu vào thế giới nhân vật phù hợp với biểu đạt tâm trạng.
Khi đọc truyện, ta thấy giọng điệu mà tác giả sử dụng rất đa dạng. Có khi là giọng nhỏ nhẹ, cảm xúc, dịu dàng pha lãng mạn. Cũng có lúc giọng điệu bất ngờ thay đổi trở nên lạnh lùng, mỉa mai, châm biếm và đắng đót. Thậm chí là việc sử dụng ngôn ngữ dung tục, nhƣng không tạo thành điểm “lố” của tác phẩm. Có thể thấy rằng, Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút rất sáng tạo, có sự linh hoạt trong giọng điệu, lúc nhẹ nhàng, thật thà, khi lại đỏng đảnh,…khơi gợi dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc và sự suy ngẫm.
Nghệ thuật trần thuật đã đƣơc Thu Huệ vận dụng linh hoạt. Ngôn ngữ mang tính nữ đƣợc biểu hiện thông qua: Ngôn ngữ trần thuật dịu dàng đằm thắm, cũng có khi là ngôn ngữ kín đáo, suồng sã đƣợc biểu hiện khi nhân vật độc thoại nội tâm dƣới dạng tự bạch, hay khi đối thoại khẩu ngữ đời thƣờng
giữa các nhân vật. Với phong cách và lối viết riêng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong nền văn học nƣớc nhà, góp phần làm cho bức tranh văn xuôi nữ đƣơng đại ngày một phong phú hơn, tạo sự mới mẻ trong bút pháp thể hiện và cảm hứng sáng tạo.
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Thị Thu Huệ đến với văn học và tạo đƣợc tiếng vang ngay
từ ngày đầu, chị là một cây bút sung sức không biết mệt mỏi và đầy ắp sự sáng tạo. Hòa vào dòng chảy của nền văn học hiện đại sau 1975 sáng tác của Thu Huệ thƣờng tập trung vào ngƣời phụ nữ và đó cũng là đề tài quen thuộc đƣợc nhiều nhà văn nam – nữ khác nhƣ Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, … khai thác. Và để làm nổi trội lên đƣợc đặc trƣng tính nữ thì đến với Nguyễn Thị Thu Huệ ta sẽ thấy rõ hơn cả, nhân vật của chị xuất hiện với nhiều dòng tâm trạng đan xen, con ngƣời cũng khác lạ, mỗi nhân vật là một gam màu riêng biệt không đồng nhất. Với tập truyện 37 truyện ngắn thì ở đó có 31/37 truyện viết về ngƣời phụ nữ. Các sáng tác của chị luôn thể hiện đƣợc sự sáng tạo, mới mẻ và độc đáo về loại hình nhân vật, vậy nên Thu Huệ đã đạt đƣợc nhiều thành công nhất định trong thi đàn văn học. Khi này, việc nghiên cứu “tính nữ” nhƣ một đặc trƣng nổi trội để đào sâu phân tích và tìm hiểu về nhân vật nữ trong trang viết của Thu Huệ một cách sâu sắc hơn. Tính nữ
đƣợc hiểu là những đặc trƣng xã hội của những ngƣời thuộc giới nữ và là những đặc trƣng thuộc về bản chất sinh học của ngƣời thuộc giới nữ.
2. Tính nữ - nhìn từ phƣơng diện nội dung, đã đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ đặt dƣới lăng kính của cái nhìn chủ quan và khách quan. Đó là cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Thế giới nhân vật của chị hiện lên chân thật, đời thƣờng