8. Cấu trúc nội dung khóa luận
2.2. Hi sinh và cam chịu
Dƣới ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ, ngƣời phụ nữ hiện lên “đa sắc thái”. Họ đƣợc sinh ra, cảm nhận cuộc sống và có khát vọng. Những nhân vật nữ ấy, họ là những con ngƣời nhỏ bé, đời thƣờng trong xã hội nhƣng lại phải “cam chịu” chấp nhận những trớ trêu, đau khổ, bế tắc trong cuộc sống. Đó là ngƣời phụ nữ trong Tân cảng, là cô gái trong Tình yêu ơi, ở đâu?, là Thảo trong Người đi tìm giấc mơ, hay là ngƣời mẹ trong Hậu thiên đường, …
Ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại dám khẳng định bản thân, dám khao khát tình yêu và hạnh phúc, đôi khi là những ham muốn, dục vọng theo bản năng. Nhƣng đánh đổi lại, sự “hi sinh” là điều tất yếu mà họ phải trả. Phụ nữ ai cũng biết hi sinh và thiêng liêng hơn cả là thiên tính mẫu. Điều đó đƣợc biểu hiện rất rõ qua hình ảnh ngƣời mẹ trong Hậu thiên đường. Vì không muốn con gái đi vào lối mòn mình từng qua, ngƣời mẹ đã cố gắng can ngăn, có lúc ngƣời mẹ đau đớn và dằn vặt, rồi bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông thê thảm “Mời nhận dạng. Công an quận…thông báo. Hồi sáu giờ bốn mươi phút ngày… có một vụ tai nạn xảy ra trên đường. Nạn nhân là một phụ nữ trên bốn mươi tuổi. Mặc áo màu… xe đạp mi ni…chân đi giày…không mang giấy tờ tùy thân… Ai là người nhà xin đến đồn công an… nhận diện”[14, 475]. Phƣợng trong Sơ ri đắng cũng vậy, tình yêu đã khiến cô phải trả cái giá quá đắt và trở thành nạn nhân của tình yêu. Cô yêu Khánh và có con với anh, nhƣng ngƣời đàn ông ấy lại thờ ơ với cô, anh ta đi mà chẳng hề liên lạc, đã có lúc Phƣợng quá yêu anh và lầm tƣởng ngƣời đàn ông khác là Khánh và mong muốn đƣợc trao mình cho họ. Vì tình yêu, cô chấp nhận hi sinh mọi thứ. Nguyễn Thị Thu Huệ đã để cho nhân vật của mình sống trong cam chịu: “Khi vào đây là lúc em đang có bầu với Khánh ba tháng. Khánh đến với em như người khát thấy dòng suối trong mát giữa rừng, vồ lấy uống. Uống no rồi bắt đầu rửa chân tay mặt mũi. Và cả tắm lẫn giặt đồ. Xong xuôi. Là đái”[14, 268]. Và rồi mối tình phút chốc ấy đã khiến Phƣợng ra đi mãi mãi khi còn ở cái tuổi đôi mƣơi, với những suy nghĩ khờ dại: “Phượng đi nạo thai một mình. Thai to quá. Phượng quyết phá. Trước khi đi làm chuyện đó,
Phượng đã phải uống thuốc để cho thai dễ ra…Phượng bị bang huyết mà chết…”[14, 268]. Đến cuối cùng vẫn là sự cô đơn vây quanh, cô chết trong tuyệt vọng vì đã dâng hiến nhầm chỗ. Sự hi sinh ấy của ngƣời phụ nữ thật rẻ mạt. Tình yêu là thứ gì mà khiến con ngƣời trở nên mù quáng, say mê rồi phút chốc trở về với thực tại cô đơn, tuyệt vọng. Hay đến với Của để dành sự hi sinh ấy dƣờng nhƣ trở thành bản năng và thiên tính của ngƣời mẹ mà Nguyễn Thị Thu Huệ muốn xây dựng. Đó là bà Vi, ngƣời phụ nữ vốn dĩ “Chả phải là hiền lành […], nổi tiếng chua ngoa ghê gớm, […], từ xưa đến giờ bà đâu có chịu kém ai?”, đã hi sinh cả cuộc đời mình vì con cái. Bà đúng là ngƣời mẹ toàn tâm, con ngƣời tần tảo, làm việc không biết mệt mỏi “từ năm giờ sáng đến mười giờ đêm”. Cho tới khi ốm yếu, thậm chí lúc nằm liệt bà cũng gắng gƣợng để các con yên tâm công tác, không ai phải vƣớng bận vì bà. Nhƣng khi chứng kiến sự vô tâm của các con “Cả ba đều quên mất một điều khi họ xông ra chén cơm bụi thì bà Vi ăn gì vì nằm liệt? Lúc đấy. Nằm nghe các con bàn bạc sôi nổi như trong một cuộc hội thảo nâng cao chất lượng một đề tài cấp bộ”[14, 244], lúc ấy bà chỉ biết “lén thở dài và chùi nước mắt”. Cho đến cuối cùng bà Vi vẫn phải hứng chịu nỗi cô đơn khi ba đứa con tranh cãi về việc trông nom mình. Tuy vậy, bà chẳng hề mắng mỏ, hé răng trách đứa nào mà chỉ “sụt sùi” khóc, vì bà sợ con mình phải lo lắng và than thở với bà hàng xóm. Sự cô đơn, buồn tủi vây quanh, nhƣng ngƣời mẹ ấy vẫn phải gắng gƣợng từng ngày cho tới lúc “rũ như tàu lá” rồi “rụng về cội”, với bà con cái là “của để dành”, phòng khi ốm yếu ở tuổi già có ngƣời chăm sóc. Nhƣng ốm yếu vậy, bà cũng đâu dám lấy ra “dùng”. Cuộc đời bà cho tới hơi thở cuối cùng vẫn mãi chẳng thoát khỏi sự “lo lắng và hi sinh”. Đọc truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, ta cảm nhận đƣợc một điều cao cả rằng: Thiên tính mẫu và bản năng ngƣời mẹ luôn thƣờng trực trong hoàng loạt các nhân vật nữ. Ở họ, sự hi sinh luôn trở nên bất diệt, mặc dù đánh đổi lại bằng nỗi trống vắng, cô đơn, sự lo lắng bủa vây. Nổi bật cho thiên tính ấy với sự bao dung, hi sinh, ta cũng có thể thấy rất rõ ở nhân vật ngƣời chị trong Chị tôi. Chị, một ngƣời phụ nữ đã dám lựa chọn con đƣờng lam lũ, khổ cực,
không màng tới tƣơng lai, số phận của bản thân chỉ vì đứa em trai duy nhất. Chị chấp nhận một cuộc sống bƣơn trải đầy lo toan với vẻ ngoài “nhếch nhác” để đƣợc theo dõi và nâng niu cho tƣơng lai của em mà chị đâu có thấy đƣợc “trên khuôn mặt mình chằng chịt nếp nhăn như rổ sạch bầu trời mỗi khi mưa to gió lớn”[14, 241]. Lặng thầm hi sinh, nhƣng chị không mong điều gì cho mình, không chút toan tính mà chỉ hi vọng hƣớng tới một tƣơng lai với cuộc sống tƣơi đẹp, niềm hạnh phúc của đứa em trai. Ngƣời chị, nhƣ một hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông, dù nhỏ bé nhƣng mãi ám ảnh trong lòng ngƣời với sự đau đớn.
Cũng vì sự yêu thƣơng mà ngƣời phụ nữ luôn phải cam chịu, họ hứng trọn những nỗi đau, cô đơn, buồn khổ. Người đi tìm giấc mơ đã phản ánh đƣợc số phận ngƣời phụ nữ cả một đời phải cam chịu qua nhân vật bà “Bà sống là vì cháu, bà có khổ nhưng dù sao cũng giống cái cây mục cho một cái cây leo bám vào. Cháu vịn vào bà ngày nào đỡ khổ ngày ấy. Nhục mấy bà cũng nhịn miễn là có cháu”[14, 249]. Một ngƣời phụ nữ suy nghĩ thấu hiểu, cam chịu nhƣ vậy mà họ lại không đƣợc sống hạnh phúc, vui vẻ “Bà tốt thế sao đời mãi khổ?”[14, 249]. Bƣớc vào cánh cửa của hôn nhân gia đình, cô gái trong Người đi tìm giấc mơ cũng có cuộc sống chẳng lấy gì làm tốt đẹp, hạnh phúc đâu chẳng thấy mà chỉ toàn đau thƣơng, buồn tủi “Những trận phang gậy vào người gần hai năm nay tôi đã quen. Tôi tưởng tượn ra nó như những cơn mưa đá bất chợt rơi xuống đầu. Rơi mãi cũng có lúc hết. Mới đổ xuống thì đau, để lâu thì tan thành nước ngấm vào người. Tôi đã cố chịu đựng” [14, 248]. Nhƣng phận đàn bà “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, cô phải cam chịu, nhẫn nhịn để sống qua ngày, chấp nhận thực tại buồn đau. Có lúc cô xót xa về cuộc đời mình, ngƣời cho cô hi vọng, là điểm tựa nay đã không còn “Tôi còn lại một mình. Cái thân cây mục ruỗng lâu nay tôi bám vào để sống đã tan rữa rồi. Tôi cô độc giữa bầy người và thú”[14, 250]. Cuộc sống cô độc từ đây bủa vây quanh cô. Nguyễn Thị Thu Huệ dƣờng nhƣ đặt mình vào chính nhân vật để giãi bày những trạng thái mà ngƣời phụ nữ nào cũng từng trải qua trong cuộc sống hiện đại, hi sinh và cam chịu đó là đức tính điển hình
của ngƣời phụ nữ. Họ hi sinh, cam chịu để đánh đổi lại cái gọi là “yêu thƣơng và hạnh phúc”. Nhân vật ngƣời đàn bà trong Dĩ vãng cũng vậy, con ngƣời cô đơn, luôn khao khát kiếm tìm bản thể “Cô ấy đi rồi. Cô ấy khao khát một cuộc sống mà tình yêu phải là ngọn lửa thiêu đốt. Cô ấy có thể đau đớn, bị quật ngã nhưng đây là cuộc sống”[14, 84]. Cô ấy cam chịu mọi nỗi đau đớn để kiếm tìm bản thể, để cảm nhận cái gọi là cuộc sống, đôi khi vì quá cô đơn và đau khổ cô chẳng biết làm gì ngoài việc lấp khoảng trống của nỗi đau khổ này bằng nỗi đau khổ khác “Cô ấy cứ lấy cái đau khổ mới, lấp lên cái đau khổ cũ và gọi đấy là hạnh phúc”[14, 85]. Sự cam chịu, nhẫn nhịn thậm chí tới nhu nhƣợc, đó chính là ngƣời mẹ trong Ám ảnh. Vì danh dự của gia đình, con cái mà chị sẵn sàng hi sinh, sống lam lũ, chấp nhận lấy ngƣời chồng vũ phu để rồi mỗi ngày chị phải gánh chịu những cơn điên man rợ từ ngƣời chồng vũ phu “sống cho con chứ không thể sống cho mình”, tất cả vì tƣơng lai của con. Với chị, giây phút vui sƣớng nhất mà chị phải đánh đổi cả cuộc đời để có là “lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no”. Ngƣời mẹ trong Đôi giày đỏ cũng vậy, chị chấp nhận từ bỏ tình yêu, hi sinh 14 năm tuổi xuân để ở vậy nuôi con và thờ chồng trong nỗi cô đơn. Sự hi sinh, cam chịu ấy ta thƣờng thấy ở tình cảm mẫu tử, của những ngƣời phụ nữ, ở họ luôn tồn tại sự tận hiến thầm lặng, tự nguyện gánh chịu nỗi đau, sự thiệt thòi cho bản thân. Với họ, cuộc sống với mùi vị hạnh phúc chỉ đơn giản và tầm thƣờng nhƣ vậy. Nhà văn Thu Huệ đã xây dựng thành công với kiểu nhân vật tính cách. Họ là ngƣời phụ nữ điển hình cho nhiều ngƣời đang sống trong xã hội thực tại phải chịu nhiều cay đắng. Những cam chịu, hi sinh ấy sẽ đổi lại cho họ có đƣợc tình yêu thƣơng, có hạnh phúc gia đình và trở thành một đặc trƣng riêng biệt trong tác phẩm của Thu Huệ.
Ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng rất nhạy cảm và tinh tế, họ sống thiên về nội tâm. Vậy nên việc đi sâu vào đời sống tâm hồn để cảm nhận là điều tất yếu trong trang viết của chị. Con ngƣời trong sáng tác của Thu Huệ đều khao khát có đƣợc hạnh phúc, mong muốn kiếm tìm đƣợc chốn bình yên. Nhƣng ngƣợc lại họ phải đánh đổi với nhiều mất
mát, sự hi sinh và cam chịu. Đó là đức tính mà bất cứ ngƣời phụ nữ nào cũng có, và nó điển hình cho đặc trƣng của tính nữ mà chúng tôi đang nghiên cứu.