CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH
2.1. Tiềm năng phát triển tại các điểm du lịc hở tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Các điểm du lịch tự nhiên
2.1.1.1. Suối khoáng nóng Thanh Thủy
Nguồn nước ở tỉnh Phú Thọ được khai thác phục vụ phát triển hoạt động du lịch (với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao và chữa bệnh), bao gồm: mạng lưới sông, hồ, các nguồn nước nóng, nước khoáng.
Ở tỉnh Phú Thọ có tài nguyên nước khoángvà nước nóng rất đa dạng về thành phần hóa học, kể cả các nguyên tố vi lượng, độ khoáng hóa, nhiệt độ cũng như khả năng sử dụng làm nước uống, chữa bệnh và phục vụ du lịch. Nhiều nguồn nước khoáng có chất lượng cao như ở xã La Phù, huyện Thanh Thủy. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, suối nước khoáng nóng Thanh Thuỷ được hình thành và dẫn lên gần mặt đất từ đứt gãy ngầm Sông Đà, nơi giao nhau với đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam với diện tích trên 1km2 , trữ lượng gần 20 triệu m3 . Sau đó nguồn nước khoáng này được các công ty du lịch khai thác, hút lên trên mặt đất qua một quá trình lọc tối thiểu loại bỏ những cặn bã dư thừa để rồi đưa vào các bể tắm khoáng nóng Thanh Thủy để sử dụng .
Thành phần nước khoáng nóng Thanh Thủy là một dung dịch hỗn hợp chứa nhiều chất ion hóa mạnh, các chất men và hầu hết các nguyên tố hóa học cấu thành vỏ trái đất, nổi bật có thành phần khoáng chất lưu huỳnh. Việc dùng nước suối khoáng từ lòng đất phun lên để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và tăng cường sức khỏe. Tác dụng điều trị của nước suối khoáng được tạo nên bởi nhiệt độ của nước, các ion, tính phóng xạ, các muối hòa tan, các kim loại và á kim, các nguyên tố vi lượng, các khí hiếm…Các loại nấm, rong li ti trong bùn suối khi đắp lên người cũng có công dụng điều trị.
Theo tài liệu đã nghiên cứu của các nhà địa chất tỉnh Phú Thọ. Suối khoáng nóng thanh thủy là nguồn nước nóng thiên nhiên có nhiều thành phần khoáng chất như lưu huỳnh. Đặc biệt nguồn nước nơi đây đã được liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận là vùng suối nước nóng Radon (Rn) đầu tiên ở
miền Bắc nước ta, nước khoáng có Rn rất quý cho điều dưỡng. Rn là khí phóng xạ có tính phân rã cao, điều đó giải thích vì sao Rn chỉ phát hiện được ở những trung tâm dị thường có nhiệt độ cao, nhưng ra xa trung tâm nguồn nước khoáng thì nhiệt độ của nước nóng giảm, Rn không còn phát hiện được.
2.1.1.2. Vườn quốc gia Xuân Sơn
Xuân Sơn là vườn quốc gia (VQG) đứng thứ 12 trong tổng số 25 VQG đã được chính phủ phê duyệt nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. VQG Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn. Vườn được ví là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ.
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1884: khu vực VQG có các quá trình phát triển địa chất phức tạp, các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông mưa. Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi, nham thạch gồm nhiều loại có độ tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp. Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích, biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura – creta.
Từ trung tâm xã Xuân Sơn theo hướng Tây Bắc có các dãy núi đá vôi khá cao, cao nhất trong các đỉnh 1.200m. Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung làng Lạng, làng Dù và làng Lấp,… các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Các thung biến thành cánh đông dạng này khá rộng và trở thành bình địa phù sa màu mỡ.
VQG nằm trong một vùng núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi đây kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng đồi núi thấp này lan tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nhìn toàn cảnh, các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 – 700m. Hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá biến chất quen thuộc, hướng nghiêng chung của địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Cao nhất là đỉnh núi Voi (1.368m), tiếp đến núi Ten (1.244m) và núi Cẩn chia cắt sâu khá lớn các sườn dốc bình quân 200, nhìn chung địa hình trong khu vực
có những dạng chính sau: Kiểu trung bình (cao từ 700 – 1368 m), Kiểu địa hình núi thấp (300 – 700m), kiểu đồi ( dưới 300m), thung lũng và bồn địa.
Kiểu địa hình đa dạng đã tạo cho VQG Xuân Sơn một số lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch. Ở Xuân Sơn có hệ thống hang động đá vôi kì thú do quá trình phong hóa, thủy hóa tạo thành. Vào thăm hang động ở đây chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các nhũ đá rủ xuống tạo nên muôn hình vạn trạng, nhiều hang còn có suối chảy qua lại them vẻ đẹp hữu tình kỳ vỹ. Có thể nói, hang động là một nét nhấn khá nổi bật đối với một số loại hình du lịch, các hang động ở đây điển hình là: Hang Lạng, hang Lun,…
Theo thống kê bước đầu, VQG Xuân Sơn có 726 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 475 chi và 134 họ trong đó có 52 loại thuộc ngành quyết và ngành hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn còn có các loài nổi tiếng như: re, dẻ, sồi và mộc lan … Ngoài ra, ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như: táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ, chò chỉ, vầu đắng… Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc. tại đây có 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong sách đỏ thế giới.
Ngoài các điểm trên Phú Thọ còn rất nhiều các điểm du lịch tự nhiên khác như: đầm Ao Châu (Hạ Hòa), Ao Giời – Suối Tiên (Hạ Hòa), hồ Đồng Mậu (Đoan Hùng),...