CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH
3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ
3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh
GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ
3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Các bản Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều đã có những dự báo về bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước, phân tích những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch Việt Nam trong những năm tới. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã đưa ra dự báo tình hình và phân tích cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời gian tới. Những phân tích, đánh giá, dự báo này được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu công phu, khách quan, khoa học và đối chiếu với những diễn biến thực tế của tình hình cho đến nay, vẫn cơ bản phù hợp. Tác giả thống nhất với các dự báo, đánh giá tình hình, phân tích về những cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức đã được nêu trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, đồng thời khái quát, bổ sung, điều chỉnh một số nhận định, đánh giá phù hợp với những diễn biến thực tế tác động đến phát triển du lịch của Phú Thọ cho đến thời điểm hiện nay.
3.1.1.1 Tình hình quốc tế ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
- Xu hướng hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới trong thế kỷ XXI. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, thu hút, thúc đẩy các nước, các vùng lãnh thổ vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng trong mọi hoạt động, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Nhu cầu du lịch trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh. Xu hướng du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch
vụ phát triển nhanh nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng.
- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống nguyên bản, giá trị tự nhiên nguyên sơ, giá trị sáng tạo và công nghệ cao
- Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của UNWTO, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm.
3.1.1.2 Tình hình trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
- Kinh tế đất nước tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển khá. GDP bình quân hàng năm tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực gắn với chuyển đổi chất lượng và đổi mới mô hình tăng trưởng; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức về du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng nhanh.
- Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định, hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện, thuận lợi cho phát triển du lịch. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, đất nước, con người thân thiện, mến khách, là điểm đến an toàn đối với khách du lịch quốc tế. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập thúc đẩy quan hệ ngày càng đa dạng, sâu rộng trên tất cả các mặt trong đó có du lịch. Việc tham gia ngày càng nhiều hiệp định, thỏa ước, gia nhập nhiều định chế quốc tế đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch phát triển.
Hệ thống pháp luật từng bước hoàn thiện. Nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia
có tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam được xếp thứ 15/149 nước trên thế giới; về tài nguyên nhân văn Việt Nam được xếp 25/149 nước. Mặt khác, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) có thu nhập cao và xu hướng công dân lựa chọn đến Việt Nam du lịch đang tăng mạnh. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng ngày càng tăng.