Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở phú thọ giai đoạn 2020 2025 (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH

2.1. Tiềm năng phát triển tại các điểm du lịc hở tỉnh Phú Thọ

2.1.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có 1 tuyến đường cao tốc, 5 tuyến đường Quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh, trên 11.000km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn. Các tuyến đường Quốc lộ đều mang tính huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường tỉnh đạt trên 94%. Các tuyến đường huyện

lỵ, giao thông liên xã có tỷ lệ cứng hoá trên 82%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 60%.

Đường thủy gồm 3 tuyến giao thông lớn trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà, với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là 226 km, ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Bứa, sông Chảy....

Hạ tầng giao thông huyện Hạ Hòa phục vụ phát triển du lịch Đền Mẫu Âu cơ: Mạng lưới giao thông huyện Hạ Hòa phân bố khá đều. Việc phân bố đều giúp vận chuyển khách và sự gắn kết giữa các điểm du lịch thuận lợi hơn. Trên địa bàn huyện có 1500km đường bộ gồm 2 tuyến quốc lộ, 7 tuyến đường tỉnh, 13 tuyến đường huyện,… Hai tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn huyện từ Minh Côi đến Hiền Lương và quốc lộ 70 Hạ Hòa lên Yên Bái. Địa bàn huyện có 24,75 km đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua 12 xã, thị trấn thuộc địa phận huyện Hạ Hòa, có 2 ga là ga Ấm Thượng (thị trấn Hạ Hòa) và ga Đan Thượng. Mạng lưới sông ngòi cũng tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển, sông Hồng là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất từ tỉnh Yên Bái chạy qua địa phận Hạ Hòa với chiều dài 31,5 km.

Từ Hà Nội du khách có thể đến đền Mẫu Âu Cơ theo tuyến quốc lộ 70A lên thẳng Thị trấn Hạ Hòa, qua cầu Hạ Hòa đi du khách tiếp tục đi theo quốc lộ 32C lên đền Mẫu Âu Cơ thuộc địa phận xã Hiền Lương.

Cũng từ thủ đô Hà Nội du khách lên đến cầu Phong Châu (Tam Nông) thì gặp quốc lộ 32C tiếp tục chạy thẳng chạy men theo sông Nam sông Hồng lên huyện Cẩm Khê, đi qua một số xã của cẩm khê du khách sẽ đến huyện Hạ Hòa và tiếp tục đến đền Mẫu Âu Cơ.

Từ ga Hà Nội du khách có thể lên đến ga Ấm Thượng (thị trấn Hạ Hòa) sau đó đi theo đường bộ để đến đền Mẫu Âu Cơ. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào cai tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển khách du lịch từ Hà Nội đến với đêng Mẫu Âu Cơ, đồng thời tạo sự liên tỉnh giữa Phú Thọ với Lào Cai.

Hạ tầng giao thông Tp. Việt Trì phục vụ phát triển du lịch đền Hùng: Hệ thống giao thông đô thị với mật độ cao. Việt trì có 3 loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Các tuyến đường bộ chính như quốc lộ 2, quốc lộ

32C, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, và hệ thống đường huyện. Việt Trì có 3 cảng sông: cảng Việt Trì, cảng An Đạo và cảng Dưu Lâu. Khách du lịch muốn đến điểm du lịch đền hùng có thể di chuyển theo đường bộ trên các tuyến quốc lộ hoặc di chuyển bằng tàu từ ga Hà Nội đến ga Việt Trì là 80km.

Hạ tầng giao thông huyện Thanh thủy phục vụ phát triển du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy: hệ thông giao thông Thanh Thủy có 815,7 km đường các loại, trong đó có 9 tuyến đường tỉnh, chiều dài 74 km, chiếm 9,1%; 10 tuyến đường huyện, dài 41,1km chiếm 5%. Khi đên với suối khoáng nóng Thanh Thủy du khách có thể đi theo quốc lộ 32.

Hạ tầng giao thông huyện Tân Sơn phục vụ phát triển du lịch VQG Xuân Sơn: Các tuyến quốc lộ đang được sử dụng như: đường 316 nối Thanh Sơn với Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc qua đường 6; đường 32 nối Thu Cúc với Yên Bái, Sơn La.

Các tuyến giao thông đã được phân bố xây dựng tương đối hợp lý, có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của các điểm du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch.

b. Thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông của các huyện gắn với các điểm du lịch những năm qua đã từng bước phát triển, đến nay 100% các huyện, thành phố đều có bưu điện.

Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới trao đổi thông tin rộng khắ, trong đó đáng kể nhất là mạng lưới internet. Số máy cố định trên toàn tỉnh tính đến năm 2018 là 21.500 máy, bình quân số máy đạt 112 máy/ 100 dân (cả điện thoại di động). Hiện nay song di động với các dịch vụ cung cấp của VNPT, Viettel, Vinaphone,… đã phủ sóng trên toàn tỉnh. Thông tin liên lạc có sự tiến bộ đáng kể, tại khu vực các điểm đều có bưu điện, truyền thanh, truyền hình phủ sóng rộng rãi trên toàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc của khách du lịch khi đến với Phú Thọ. Bên cạnh đó Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, địa hình phức tạp, nền kinh tế nông nghiệp nên việc

lắp đặt, phủ sóng còn nhiều hạn chế, đặc biệt một số bản của người dân tộc thiểu số tại VQG Xuân Sơn.

c, Hệ thống điện nước

Hiện nay 100% các điểm du lịch đã có mạng lưới quốc gia phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát trển kinh tế. Nguồn điện của tỉnh chủ yếu từ nguồn điện lưới chung quốc gia, với 2 nguồn chính: nguồn điện 220kv cấp theo 3 lưới tuyến: Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, Sơn La - Việt Trì và Yên Bái - Việt Trì; nguồn điện 110kv được cấp từ 2 tuyến Việt Trì - Đông Anh và Việt Trì - Thác Bà.. Từ năm 2003 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp hàng năm đến năm 2015 đạt 1,67 tỷ KWh điện

Là môt tỉnh trung du miền núi có địa hình phức tạp dân cư phân bố không đồng đều, nguồn nước sử dụng chủ yếu theo kiểu giếng đào, giếng khoan và giếng từ sông suối. Trên toàn tỉnh những năm qua đã đưa vào sử dụng nước sạch sinh hoạt. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch tính đến năm 2018 là 83,7%.

Như vậy tại khu vực các điểm du lịch của Phú Thọ đã bước đầu được đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng tương đối đầy đủ, bao gồm hệ thống giao thông khá thuận lợi trên cả 3 phương diện: Đường bộ, đường sắt, đường thủy. Thông tin liên lạc có sự tiến bộ đáng kể tạo nên đổi mới trong ngành thông tin liên lạc. Hệ thống cấp điện, nước đảm bảo tương đối tốt cho sinh hoạt sản xuất và kinh doanh.

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác phát triển điểm du lịch chưa phát triển một cách đồng bộ còn cần được đầu tư để tạo điều kiện khai thác phát triển nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là hệ thống các điểm du lịch tại Phú Thọ.

2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch. Đây là yếu tố tạo nên sự độc đáo và khác biệt của ngành du lịch và cũng là hình ảnh cho một điểm du lịch để thu hút khách.

Bảng 2.1: Số cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống tại tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: cơ sở

TT Địa điểm Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Toàn tỉnh 5.500 5.589 6.025 5.561 2 Số lượng khách sạn 30 30 32 33 3 Số lượng phòng lưu trú (phòng) 3.445 3.470 3.650 3.770 Nguồn:[15]

Hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh Phú Thọ đã phát triển và tăng nhanh theo từngnăm về cả số lượng và chất lượng.

Số lượng khách sạn tăng qua từng năm nhưng phân bố không đồng đều tập chung chủ yêu gần các điểm như đền Hùng và suối khoáng nóng Thanh Thủy. Tại thành phố Việt Trì tính đến năm 2018 có 19 khách sạn và 133 nhà nghỉ trong đó nổi bật như khách sạn (KS) Mường Thanh Phú Thọ, KS Hà Nội, KS Sài Gòn – Phú Thọ, KS X2 VIBE Việt Trì,… Trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã hình thành hệ thống các Resort như: Sông Thao, Thanh Lâm, Sơn Hải, Tre Nguồn,… đặc biệt là khu biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua. Toàn huyện hiện có 257 cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 27 cơ sở lưu trú với 5 khách sạn và 22 nhà nghỉ. Ngược tại tại điểm du lịch đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa) lại chưa có khách sạn nào, phục vụ nhu cầu lưu trú chủ yếu là nhà nghỉ hiện nay có 232 cơ sở. Tại VQG Xuân Sơn loại hình lưu trú homestay đang được đầu tư khai thác mở rộng, hiện nay đã có 20 hộ tham gia đề án du lịch cộng đồng, trong đó đã có 8 homestay được hoàn thiện và đi vào hoạt động đáp ứng khoảng 400 khách lưu trú và 1500 khách ăn uống tham quan trong ngày.

Số lượng trung tâm thương mại, dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cũng tăng qua các năm; năm 2016 1 cơ sở, 2018 3 cơ sở, trong đó tập trung ở khu vực thành phố Việt Trì như Vincom, Big C,… Tại các điểm còn lại nhu cầu mua sắm được phục vụ bởi các chợ truyền thống, các của hàng bách hóa.

Các cơ sở ăn uống bao gồm các nhà hàng, các quán cà phê, quán ăn nhanh. Hầu hết các nhà hàng đều hoạt động độc lập với các cơ sở lưu trú. Các cơ sở phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, số nhà hàng phục vụ lượng khách lớn còn ít. Năm 2017 có 5 nhà hàng/ 50.000 lượt khách, năm 2018 có 5 nhà hàng / 60.000 lượt khách, còn đại đa số phục vụ với số lượng nhỏ, phục vụ chinh nhu cầu của người dân địa phương, bên cạnh đó các nhà hàng với các món ăn truyền thống mang hương vị của vùng đất Tổ.

Tại đền Hùng một số nhà hàng có tiềm năng phục vụ số lượng lớn khách du lịch như: nhà hàng Cổ tích với khả năng phục vụ 1000 khách cùng thời điểm, Sen vàng palace với khả năng phục vụ trên 1000 khách,… Tại điểm du lịch suối nước nóng Thanh Thủy một số nhà hàng với sức chứa lớn như: nhà hàng Thành Công sức chứa 300 -400 khách, nhà hàng sông Đà, nhà hàng Dũng Râu. Một số cơ sở khác như: nhà hàng Quang Hiển (Hạ Hòa), nhà hàng Hoàng Thủy (Tân Sơn)…

Ngoài cơ sở lưu trú, ăn uống thì tại các khu vực có điểm du lịch còn có các khu vui chơi giải trí như: Vincom, Thu Cúc Gaden ( Việt Trì), Thanh Lâm, Đảo Ngọc Xanh (Thanh Thủy),… Các tiện nghi này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn với các điểm du lịch tại Phú Thọ. Xong hầu hết các điểm vui chơi giải trí đều có quy mô vừa và nhỏ, một số khu vui chơi chưa có sự liên kết với các điểm du lịch, sản phẩm còn đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí còn thiếu nhiều, chưa kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở phú thọ giai đoạn 2020 2025 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)