CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH
2.1. Tiềm năng phát triển tại các điểm du lịc hở tỉnh Phú Thọ
2.1.4. Nguồn nhân lực
Số lượng lao động phục vụ phát triển du lịch Phú Thọ có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2015 lực lượng lao động du lịch của tỉnh là 11.600 người; đến năm 2017 tăng lên 12.600 người. Tốc độ tăng trưởng lao động giai đoạn 2015 - 2017 là 8,6%. Ngoài số lao động phục vụ trong các cơ sở lưu trú,
nhà hàng, lữ hành, còn một số lượng lớn lao động phục vụ du lịch thông qua các hoạt động có liên quan đến du lịch như cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Cụ thể tại KDTLS đền Hùng có 280 cán bộ nhân viên, đền Mẫu Âu Cơ là 45 người. Tại VQG Xuân Sơn do chưa thực sự trở thành một điểm du lịch nên lực lượng lao động trong ngành du lịch có thể coi như không có. Mọi hoạt động hướng dẫn đều do công ty lữ hành thực hiện hoặc có sự tham gia của cán bộ kiểm lâm và cộng đồng dân cư địa phương nhưng chỉ với vai trò người dẫn đường chứ không phải nhân lực du lịch.
Tổng số lao động du lịch nhìn chung tương đối phù hợp với hiện trạng lượng khách du lịch đến địa phương. Chất lượng lao động trong các cơ sở lưu trú và lữ hành được cải thiện hàng năm, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu trình độ của lao động, trong đó số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ đại học, cao đẳng tăng lên nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của lao động phổ thông. Số lao động có trình độ đại học tăng bình quân 25,5%/năm; trình độ cao đẳng và trung cấp tăng bình quân 15,7%/năm; lao động phổ thông chỉ tăng 6,5%/năm.
Lao động trong các cơ sở ăn uống và làm các dịch vụ khác trình độ khá đa dạng, tuy không thống kê được chính xác nhưng qua khảo sát thực tế ở một số cơ sở, địa bàn du lịch cho thấy, theo xu thế phát triển chung, mặt bằng trình độ văn hóa, học vấn, kỹ năng nghề của nhóm lao động này cũng tăng dần.
Nhân lực làm quản lý tại các cơ sở kinh doanh du lịch lớn có trình độ chuyên môn đại học trở lên chuyên ngành du lịch hoặc các ngành kinh tế. Đội ngũ quản lý ở phần lớn các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác trình độ đa dạng nhưng kiến thức nền tảng ít chuyên sâu về du lịch, chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm và một số được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch theo chương trình ngắn hạn.
Song hiệu quả sử dụng nhân lực du lịch còn những hạn chế:
Cơ cấu lao động theo loại hình dịch vụ còn những bất cập: Số lao động trong cơ sở lưu trú quá ít so với số buồng (0,63 người/phòng), trong khi lao
động dịch vụ gián tiếp khác khá nhiều. Đây là bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nhưng phản ánh đúng thực tế là ở Phú Thọ tỷ lệ khách du lịch trong ngày không sử dụng dịch vụ lưu trú lớn hơn nhiều so với số khách lưu trú.
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học còn thấp, số lao động phổ thông vẫn chiếm nhiều trong tổng số lao động du lịch. Số lao động phổ thông này hầu như chưa qua trường lớp về du lịch. Trong số lao động du lịch có qua đào tạo, lao động được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành về du lịch cũng chiếm tỷ lệ thấp (khảo sát cho thấy đến nay, chỉ khoảng 20% lao động trong các cơ sở du lịch có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành du lịch ở các cấp độ.
Số lao động có trình độ ngoại ngữ thực sự đáp ứng được yêu cầu giao tiếp, phục vụ khách du lịch quốc tế rất ít và phần lớn đều theo chuyên ngành tiếng Anh, số ít chuyên ngành tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và một số ngoại ngữ khác.