Hiện trạng phát triển tại các điểm du lịc hở Phú Thọ

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở phú thọ giai đoạn 2020 2025 (Trang 51)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH

2.2. Hiện trạng phát triển tại các điểm du lịc hở Phú Thọ

2.2.1. Khách du lịch

Cùng với xu hướng chung về nhu cầu du lịch, trong những năm gần đây, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Phú Thọ ngày càng đông, đặc biệt là khách du lịch nội địa.

Trong những năm gần đây tổng lượng khách du lịch đã tăng vọt, năm 2018 tổng lượng khách du lịch đến Phú Thọ đạt 8,1 triệu lượt khách lưu trú. Trong đó đón và phục vụ 7200 lượt khách lưu trú quốc tế, tăng 10,5% so với năm 2017.

Khách quốc tế đến Phú Thọ rất ít, đến năm 2018 mới chỉ đạt 7.200 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế tăng qua các năm năm 2010 đạt 2.944 lượt khách, năm 2015 đạt 5.583 lượt khách, năm 2018 đạt 7.200 lượt khác.

Theo xu hướng chung của tỉnh, số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng.

Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch tại các điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: nghìn lượt khách

STT Địa điểm Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Toàn tỉnh 7.500 7.800 8.000 8.100 2 KDTLS Đền Hùng 7.100 7.500 7.700 8.000

3 Suối khoáng nóng Thanh Thủy 500,0 550,0 600,0 572,4

4 Đền Mẫu Âu Cơ 65,0 70,0 80,0 85,0

5 VQG Xuân Sơn 18,0 19,0 19,8 20,0

Nguồn:[5],[6],[7],[8],[11],[12],[13] Số lượng lượng khách tại các điểm liên tục tăng qua các năm đặc biệt số khách đến Phú Thọ 2018 đạt 8,1 triệu lượt, trong số đó điểm du lịch đền Hùng đã có đến 8 tỉ lượt khách tới thăm quan. Sở dĩ có sự tăng trưởng nhanh về số khách như vậy là do các điểm du lịch ngày càng mở rộng quảng bá, xúc tiến du lịch.

Tỉ lệ khách quốc tế đến du lịch tại các điểm du lịch của Phú Thọ cũng tăng qua các năm, nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số khách du lịch. Cụ thể tại đền Hùng năm 2015 khách quốc tế đạt 5,1 nghìn lượt, năm 2016 đạt 5,5 nghìn lượt, đỉnh điểm là năm 2017 điểm đón 6,5 nghìn lượt, đến 2018 số lượt khách quốc tế là 6 nghìn lượt chiếm phần rất nhỏ trong tổng số khách đến điểm. VQG Xuân Sơn lượng khách quốc tế cũng tăng qua các năm lượng khách quốc tế đạt khoảng 10 -12% tổng số khách mỗi năm.

Khách nội địa đến các điểm du lịch tại Phú Thọ chủ yếu là khách du lịch trong ngày (chiếm tỷ lệ từ 91-94%) trong tổng lượng khách hàng năm), lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm tỉ lệ thấp (từ 6-9% tổng lượng khách, trong đó lượng khách lưu trú qua đêm chỉ đạt 3 -4% tổng lượng khách, khách có sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 3-5 %, như Tân Sơn năm 2018 lượng khách lưu trú qua đêm chỉ đạt hơn 1% trên tổng lượng khách) và chỉ đứng 8/14 tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc, 36/63 tỉnh trên cả nước.

Hầu hết khách đi du lịch trong ngày là khách du lịch văn hóa tâm linh, hành hương về cội nguồn (chiếm tới 94-96%) số lượng khách hàng năm, đến với mục đích thực hành tín ngưỡng tâm linh là chính, sử dụng rất ít dịch vụ khác; khách đi trong ngày để du lịch sinh thái chiếm tỉ lệ nhỏ.

2.2.2. Doanh thu du lịch

- Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2015- 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn này đạt 5,7%/năm. Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2015 - 2018 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 29,6%/năm.). Tăng trưởng doanh thu du lịch không đều và chưa ổn định qua các năm, có năm giảm so với năm trước (năm 2016) trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong cùng giai đoạn vẫn phát triển khá.

Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng doanh thu Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước

2015 2.166,0 12,96% 2016 2.011,9 -7,1 % 2017 2.155,0 7,11% 2018 2.366,9 9,9% Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 5,7% Nguồn: [5],[6],[7],[8] Trên cơ sở các số liệu trong bảng, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018:

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2015 -2018

Nguồn: [5],[6],[7],[8] - Giá trị đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh: Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp phần lớn giá trị vào tổng giá trị của nền kinh tế toàn tỉnh.

2166 2011.9 2155 2366.9 1700 1800 1900 2000 2100 2200 2300 2400 năm 2015 2016 2017 2018 (Tỷ đồng)

Bảng2.7: Giá trị của ngành du lịch trong tỉ trọng nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2018

Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu

ngành du lịch GRDP toàn tỉnh Tỷ trọng giá trị của ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh (%) 2015 2.166,0 43148,6 5,01 2016 2.011,9 47868,2 4,2 2017 2.155,0 51706,1 4,16 2018 2.366,9 57351,7 4,12 Nguồn : [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8]

Qua bảng số liệu có thể thấy giá trị đóng góp vào GRDP toàn tỉnh có thay đổi qua các năm có sự thay đổi, năm 2015 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch tỉ lệ thuận với doanh thu và tổng GRDP, giai đoạn 2016 – 2018 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch tỉ lệ nghịch với doanh thu và tổng GRDP do sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở bảng, có thể biểu đồ hóa giá trị đóng góp của ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2018

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2015 -2018 giai đoạn 2015 -2018 Nguồn : [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8] 5.01 4.2 4.16 4.12 0 1 2 3 4 5 6 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 năm 2015 2016 2017 2018 %

Bảng 2.8: Doanh thu du lịch tại các điểm du lịch

STT Địa điểm Doanh thu (tỉ đồng)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 KDTLS đền Hùng 6,0 6,5 6,8 7,1

2 Đền Mẫu Âu Cơ 5,4 5,5 5,9 6,1

3 Suối khoáng nóng Thanh Thủy

95,5 158,0 160,0 168,5

4 VQG Xuân Sơn 5,4 5,5 5,8 6,0

Nguồn:[11],[12],[13],[28] Qua đây có thể thấy doanh thu của các điểm du lịch tại Phú Thọ liên tục tăng qua các năm. Trong đó tăng nhiều nhất tại điểm suối khoáng nóng Thanh Thủy 2015 – 2018 tăng 1,7 lần. Chi tiêu của khách du lịch ở các điểm du lịch tại phú thọ tương đối thấp.

2.2.3. Sản phẩm du lịch

Các điểm du lịch tại tỉnh Phú Thọ có tiềm năng xây dựng và phát triển ba nhóm sản phẩm du lịch: du lịch gắn với văn hóa (du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, ẩm thực..); du lịch gắn với sinh thái (tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí...); du lịch gắn với sự kiện (hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...). Trong các sản phẩm đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tâm linh, lễ hội, về cội nguồn gắn với các điểm văn hóa, tâm linh như đền Hùng hay đền Mẫu Âu Cơ; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức hút với du khách.

Với các đặc thù về tài nguyên du lịch, việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của các điểm du lịch tại tỉnh Phú Thọ như vậy là phù hợp. Thực hiện các giải pháp cụ thể xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, cho đến nay du lịch Phú Thọ đã đạt một số kết quả nhất định, trong đó đã xây dựng được thương hiệu “du lịch về cội nguồn” đặc trưng của tỉnh. Thương hiệu này ngày càng được khẳng định, tạo được một số điểm hút khách du lịch như Đền Hùng,

suối khoáng nóng Thanh Thủy, xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện với du khách; chất lượng, tính đa dạng của dịch vụ du lịch dần được nâng lên; tạo kết nối thuận tiện hơn giữa thị trường nguồn khách với một số điểm đến du lịch lớn trong tỉnh như Đền Hùng,suối khoáng nóng Thanh Thủy, VQG Xuân Sơn; mở rộng liên kết, tham gia và đóng vai trò quan trọng trong một số chương trình, dự án liên kết phát triển sản phẩm du lịch và tạo được một số tour, tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh.

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch còn những hạn chế: Số điểm hút khách đã được tạo dựng và khẳng định về hình ảnh, thương hiệu còn rất ít so với tiềm năng tài nguyên; tính đa dạng của sản phẩm không cao, các dịch vụ bổ sung nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm ít và chưa có nhiều điểm nhấn hoặc bản sắc riêng nên chưa tạo được sức hút bền vững đối với du khách; khả năng tiếp cận một số tài nguyên du lịch tiềm năng (như vườn quốc gia Xuân Sơn,suối khoáng nóng Thanh Thủy...) còn hạn chế do giao thông chưa thực sự thuận lợi; các quan hệ liên kết tour, tuyến mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa mở rộng được nhiều, tỷ lệ thời gian lưu giữ khách theo tour trên địa bàn Phú Thọ thấp so với tổng thời gian của các tour du lịch liên tỉnh mà Phú Thọ có tham gia liên kết tour.

2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế

2.3.1. Những kết quả đạt được

Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu ngành du lịch những năm qua đạt 5,7%/năm; đóng góp bình quân 4,37% trong tổng GRDP toàn tỉnh.

Số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch ở Phú Thọ liên tục tăng, đền Hùng năm 2018 đạt gần 8 triệu lượt khách.

Ngành du lịch đã có những đóng góp nhất định trong tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo của địa phương: Số việc làm được tạo ra từ du lịch có xu hướng tăng hàng năm, từ 11.600 người năm 2015 lên đến 12.600 năm 2017.

Các điểm du lịch đã thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và có cố gắng tạo cơ hội cho cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch.

Công tác quy hoạch điểm tài nguyên du lịch được thực hiện đầy đủ: vùng, khu, điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nằm trong định hướng phân kỳ thu hút đầu tư từ năm 2005 – 2020.

Các khu, điểm du lịch đều đã xây dựng quy chế quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên và quy chế bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư du lịch đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

2.3.2. Hạn chế, yếu kém

Có thể đánh giá tổng quát về hạn chế trong phát triển du lịch tại các điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ là tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, biểu hiện qua các chỉ số và dấu hiệu sau:

Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch.

Các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao còn thấp và mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch.

Thu từ các dịch vụ quan trọng như lưu trú, chi tiêu của khách du lịch tuy có tăng nhưng giá trị tuyệt đối còn rất thấp.

Tổng lượng khách tăng nhanh và đạt cao nhưng thời gian lưu trú trung bình và chi tiêu bình quân đạt rất thấp. Lượng khách quốc tế rất ít, tăng trưởng thấp.

Chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư có năng lực tài chính vào du lịch. Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng người dân tộc tại VQG Xuân Sơn vào hoạt động du lịch còn hạn chế, bất cập, chưa có những giải pháp phù hợp để huy động sự tham gia rộng rãi của người dân địa phương vào trong các hoạt động du lịch.

Chất lượng quy hoạch hạn chế: Một số quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã không còn đồng bộ với các chủ trương, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới ban hành hoặc đã bất cập so với thực tế nhưng chưa được rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp nên đã gây khó khăn đối với công tác quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch có những thời điểm vượt giới hạn ở một số trung tâm du lịch như Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ đã gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường.

Đầu tư bảo vệ môi trường từ thu nhập của ngành du lịch còn hạn chế: Tốc độ tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng du lịch, chưa đạt yêu cầu phát triển du lịch bền vững nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu, trình bày một cách cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng đến điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ như: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, dân số và lao động, quy mô tăng trưởng kinh tế,… Chương 2 đã đi sâu nhấn mạnh và phân tích khá kĩ tiềm năng và thực trạng phát triển điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ dựa trên các chỉ số về doanh thu, số lượng khách nội địa và quốc tế; số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú; lực lượng lao động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó cho thấy, trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, làm cho đời sống nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng lớn.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển du lịch Phú Thọ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều hạn chế vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Do đó, trong những năm, ngành du lịch Phú Thọ cần có những định hướng và giải pháp cụ thể để đưa ngành du lịch phát triển xứng tầm với khả năng vốn có, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ THỌ

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ

3.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Các bản Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều đã có những dự báo về bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước, phân tích những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch Việt Nam trong những năm tới. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã đưa ra dự báo tình hình và phân tích cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời gian tới. Những phân tích, đánh giá, dự báo này được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu công phu, khách quan, khoa học và đối chiếu với những diễn biến thực tế của tình hình cho đến nay, vẫn cơ bản phù hợp. Tác giả thống nhất với các dự báo, đánh giá tình hình, phân tích về những cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức đã được nêu trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, đồng thời khái quát, bổ sung, điều chỉnh một số nhận định, đánh giá phù hợp với những diễn biến thực tế tác động đến phát triển du lịch của Phú Thọ cho đến thời điểm hiện nay.

3.1.1.1 Tình hình quốc tế ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

- Xu hướng hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới trong thế kỷ XXI. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, thu

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển tại các điểm du lịch ở phú thọ giai đoạn 2020 2025 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)