CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM DU LỊCH
2.1. Tiềm năng phát triển tại các điểm du lịc hở tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Các điểm du lịch văn hóa
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch tại Phú Thọ. Hiện nay trên địa bản tỉnh Phú Thọ đã được công nhận hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đó là: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung quanh, thể hiện sự sinh động trong quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống thêm đa dạng và phong phú. Qua thời gian các di sản đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn
hóa, tôn giáo và xã hội loài người. việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành quả của loài người trong các thời kì lịch sử không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại, mà còn tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể được khai thác trong các mục đích du lịch của tỉnh.
Ngày 6/12/2012, tại kỳ họp thứ 7, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lần đầu tiên một di sản văn hóa của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng.
Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Bằng đề án và kế hoạch hành động cụ thể, sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của nhân dân và đặc biệt của các cộng đồng Xoan, tỉnh Phú Thọ đã phục hồi và tạo sức sống mãnh liệt cho di sản Hát Xoan. Theo Ủy ban liên chính phủ, Hát Xoan Phú Thọ đảm bảo đủ 5 tiêu chí vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tinh thần Công ước năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Các di tích lịch sử - văn hóa được coi là một trong những tài nguyên văn hóa vô giá. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch tại Phú Thọ. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của tỉnh Phú Thọ, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn
hóa có khả năng to lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của tỉnh Phú Thọ.
2.1.2.1. Khu di tích lịch sử đền Hùng
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng nằm trên vùng đất Việt Trì, Phú Thọ. Hàng năm cứ vào dịp mồng 10 tháng 3 Âm lịch, triệu triệu người con lại hướng về nơi thờ Quốc Tổ; hàng trăm ngàn người từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương về Đền Hùng để tưởng nhớ và tri ân công lao dựng nước của Tổ tiên.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên địa bàn hai xã Hy Cương và Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Phía đông giáp xã Kim Đức và xã Vân Phú (Thành phố Việt Trì); phía Tây giáp xã Tiên Kiên; phía Nam giáp xã Chu Hóa và thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao); phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh). Nằm trong một khu vực có địa hình phần lớn là đồi núi, đây là vùng bán sơn địa chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng cho nên cảnh quan khá đa dạng: có cả rừng núi, đồi gò và đồng bằng. Không phải tới bây giờ mà ngay từ buổi đầu định đô, dựng nước, Vua Hùng đã nhìn thấy vùng đất này là một kỳ quan của tạo hóa, là nơi “Sơn chầu, Thủy tụ”, mang đậm khí thiêng của đất trời, sông núi.
Tổng diện tích quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng là 845 héc-ta; bao gồm 4 điểm tham quan chính là: đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn và Bảo tàng Hùng Vương trên đồi Công Quán.
Các công trình trên núi Nghĩa Lĩnh:
Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi là núi Hùng: Đây là ngọn núi cao nhất trong vùng, có độ cao 175m so với mực nước biển, lúc đầu dân cư địa phương gọi là núi Cả. Về sau, khi các ngôi đền được xây dựng trên núi để thờ các Vua Hùng thì nhân dân gọi là núi Hùng. Phía Đông (bên tả) là dãy Tam Đảo trùng điệp, phía nam là dãy Ba Vì cao ngất. Ngày nay, trên núi Hùng có các công trình thờ
tự bao gồm: Cổng Đền, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng mộ Vua Hùng thứ 6, đền Giếng và một ngôi chùa tên chữ là Thiên Quang thiền tự.
Cổng đền: Được xây dựng năm Khải Định thứ hai (năm 1917) do gia đình bà Phạm Thị Thịnh ở Hà Nội cung tiến toàn bộ tiền xây dựng.
Đền Hạ: Theo sử sách thì Đền Hạ do dân làng Vi Cương, xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao (nay thuộc thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII).
Đền Hạ có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=), gồm hai toà Tiền bái và Hậu cung; mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m; Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa, bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn. Hậu cung Đền Hạ có ba gian, hai bên đầu đốc có đắp Hổ phù gắn chữ Thọ. Tường hậu giáp bệ thờ đắp hình “Long chầu nguyệt”. Hậu cung của ngôi đền là nơi đặt thờ các Long ngai bài vị thờ Thần núi, thờ các Vua Hùng và thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái Hùng Vương thứ 18. Năm 2010, ngôi đền được đầu tư tôn tạo vững chãi, khang trang hơn.
Chùa Thiên Quang: Di tích chùa Thiên Quang bao gồm: Chùa, Mộ tháp, Tam quan - gác chuông.
Chùa được xây dựng vào thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV) với tên gọi là Viễn Sơn Cổ tự. Thế kỷ XV, chùa được đổi tên là Thiên Quang Thiền tự. Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVI), chùa được tôn tạo lại, đến thời Tự Đức năm thứ 3 (1850), chùa được làm lại theo kiến trúc kiểu nội công, ngoại quốc. Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị tàn phá, chỉ còn kiến trúc kiểu chữ Công. Năm 1999 - 2000 chùa được đại trùng tu giữ nguyên kiểu dáng cũ. Năm 2015 chùa được tu bổ, tôn tạo, phục dựng lại bằng chất liệu bền vững, đồng thời xây dựng thêm nhà Tổ và hai dãy hành lang đặt tượng các vị La Hán. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu “Nội công, ngoại quốc”.
Trước cửa chùa có cây vạn tuế ba ngọn độc đáo, gần 800 năm tuổi. Ngày 19/9/1954, khi đến thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã ngồi trước thềm chùa, dưới gốc cây vạn tuế để nghe đồng chí Thanh Quảng (Chánh văn phòng Quân ủy Trung
ương) và đồng chí Song Hào (Chính ủy Đại Đoàn quân Tiên Phong) báo cáo về tình hình Đại đoàn quân Tiên Phong và kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Đền Trung: Đền Trung có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu (Miếu thờ Tổ Hùng Vương). Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII). Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền. Năm 1998, đền Trung được trùng tu vẫn giữ nguyên kiểu dáng chữ Nhất, một tòa, 03 gian quay về hướng Nam. Năm 2009, đền Trung được tu bổ, tôn tạo lại, kiểu dáng chữ Nhị (=), hai tòa, gồm: Tiền bái và Hậu cung. Trong Hậu cung có đặt ngai, bài vị thờ Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và các đời Vua Hùng để nhân dân hương khói phụng thờ.
Khi Lang Liêu dâng lên vua cha, hai loại bánh ấy được Vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết định truyền ngôi cho chàng, đồng thời Vua Hùng đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh giày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng. Kể từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng Tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn Trời Đất.
Đền Thượng: Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện”, dịch là “Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh”.
Đền Thượng có kiến trúc theo kiểu chữ Vương, có ba cấp: phía trước là nghi môn, đại bái (cấp I), tiền tế (cấp II) và hậu cung (cấp III). Trong đó nghi môn được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn gồm 4 trụ lớn tạo thành ba cổng mái vòm. Chính giữa là cổng lớn; hai cửa phụ hai bên nhỏ hơn. Ở các cột trụ phía trên đắp lồng đèn, bốn mặt đắp hình tứ linh, đỉnh cột hai bên đắp nghê chầu; hai cột giữa trên đỉnh mỗi cột là bốn con phượng cách điệu; ở giữa phía trên nóc cổng có đắp hình trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt”, hai bên có tượng võ sỹ. Phía trước ở chính giữa cửa đền có bức đại tự: “Nam Việt Triệu tổ”; hai bên cửa phụ có hai cuốn thư, cửa bên trái đề “Nguyệt Minh”, cửa bên phải đề “Nhật Ánh”.
Lăng Hùng Vương: Tương truyền đây là lăng mộ của Hùng Vương thứ VI, theo lời căn dặn của nhà vua với con cháu trước khi mất: "Khi ta chết, hãy
chôn ta trên đỉnh núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".
Xưa kia là mộ đất có mái che. Năm Tự Đức thứ 27 (1874) mộ và lăng được xây dựng lại, lăng được tôn tạo vào năm 1914 và năm 1922. Năm 2008 được trùng tu như hiện nay.
Đền Giếng: Đền Giếng có tên chữ là “Ngọc tỉnh”, nằm ở phía Đông Nam chân núi. Đền Giếng được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Công (工), gồm hậu cung và tiền bái kiến trúc kiểu chuôi vồ. Tiền bái có ba gian, toàn bộ khung và cánh cửa đều được làm bằng gỗ lim bền chắc, mái lợp ngói mũi. Gian đại bái có một giếng nước hình tròn, được gọi là Giếng Ngọc. Giếng sâu gần 2m, nước trong mát quanh năm. Thành giếng được làm từ một khối đá liền đục ra.
Kể từ khi được xây dựng vào thế kỷ XVIII, đến nay đền Giếng cũng đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần (1922, 1998). Năm 2010, đền Giếng đã được xây dựng lại khang trang và bền chắc hơn, nhưng vẫn giữ theo lối kiến trúc của đền cũ.
2.1.2.2. Đền Mẫu Âu Cơ
Nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng, tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam.
Sử sách kể lại…
Khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “Tiên nữ giáng trần”. Lớn lên Nàng Âu Cơ rất xinh đẹp, “So hoa hoa biết nói, so ngọc, ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật.
Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ từ động Lăng Sương về núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm
người con. Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khó mà hoà hợp...bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền đựơc lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần. Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng trị vì đất nước trong 2621 năm (Từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).
Bà Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây.Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Giếng Loan, giếng Phượng, gò Thị, gò Cây Dâu...là những cái tên từ thủa xa xưa đến nay vẫn còn đọng mãi trong ký ức người dân nơi đây.
Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình. Tương truyền ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, bà Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.
Để tri ơn công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc, cách đây hơn 500 năm, thế kỷ thứ XV thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương - huyện Hạ Hoà; Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.
Ngày lễ chính của Đền Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng bảy tháng giêng, ngoài ra trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10-11 tháng 2, ngày 12 tháng 3, ngày 13 tháng 8... Nhân dân trong vùng từ già, trẻ, gái, trai ai cũmg thuộc câu ca:
Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời...
Nghi lễ của ngày hội: Vào sáng sớm mồng 7 tháng giêng tổ chức lễ tế Thành Hoàng ở Đình, đây là đội tế toàn nam giới; Đến giờ Thìn (từ 7 đến 9 giờ) đoàn rước kiệu từ Đình Đức Ông vào đến sân Đền, phường Bát âm chỉ dùng Đàn, Sáo, Nhị, Trống, phách....Lễ vật dâng Mẫu bao gồm: cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy ngũ sắc ...Đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và học vấn, mặc áo dài với các mầu sặc sỡ và tế theo nghi lễ truyền thống.
Dẫu vật đổi sao dời, dẫu thời gian có biến thiên, không gian có xoay vòng thì từ bao đời nay, truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vẫn chảy mãi trong tình mỗi người con đất Việt. Miếng cơm hôm nay bắt nguồn từ cây lúa ngày xưa mẹ Âu Cơ dạy ta cày cấy, áo quần ta mặc cũng từ cây dâu, con tằm Mẹ dạy ta trồng. Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn dân tộc là đạo đức, tình cảm là lẽ sống, là đạo lý mà ông cha đời đời căn dặn con cháu. Đó cũng là sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng quyết tâm bảo về giang sơn tổ tiên để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh và