Lễ hội và di tích huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29)

6. Bố cục đề tài

1.2. Lễ hội và di tích huyện Thanh Thủy

1.2.1. Phân loại

Bảng 1.1: Thống kê các lễ hội huyện Thanh Thủy

STT Tên lễ hội Loại lễ hội Thời gian tổ chức Địa điểm tổ chức Đối tƣợng tƣởng niệm 1 Lễ hội Đình – Đền Đào Xá Dân gian 28/2 9/1 (ÂL) Làng Đào Xá, Xã Đào Xá Thờ Hùng Hải Công ở đình và 3 vị thủy thần ở đền húy là Tam Công là con của Hùng Hải Công

2 Lễ hội bơi chải Tôn giáo 10/7 (ÂL) Xã Đào Xá 3 vị thủy thần và Lý Thƣờng Kiệt 3 Lễ hội rƣớc voi Tôn giáo 28/1 (ÂL) Xã Đào Xá

Hùng Hải Công (thời Hùng Vƣơng)

Bảng 1.2: Danh mục các di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia huyện Thanh Thủy

(Tổng số: 37 di tích) * Cấp tỉnh: 32 di tích

Stt Tên di tích Địa chỉ Số quyết định

1 Đình Hữu Khánh Xã Tân Phƣơng Số 1367/QĐ-UB, ngày

17/12/1992

2 Đình Bì Châu Xã Xuân Lộc Số 1128/QĐ-UB, ngày 1/7/1995

3 Chùa Đông Quang Xã Đoan Hạ Năm 1996

4 Đình Xuân Dƣơng,

chùa Vĩnh Đông Xã Xuân Lộc NT

6 Đình, chùa La Phù Xã La Phù Số 1041/QĐ-UB, ngày 22/5/1998

7 Đình Sơn Vi Xã Sơn Thuỷ Số 2561/QĐ-UB, ngày

10/8/2001

8 Đền Ngọc Sơn Xã Thạch Đồng Số 310/QĐ-UB, ngày 24/1/2002

9 Chùa Hƣng Long Xã Đào Xá Số 2153/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

10 Đình Đào Thôn Xã Đào Xá Số 2156/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

11 Đình Hạ Xã Đào Xá Số 2155/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

12 Chùa Linh Quang Xã Trung Nghĩa Số 2152/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

13 Đình Hạ Bì Hạ Xã Xuân Lộc Số 2151/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

14 Đình Thƣợng Xã Đào Xá Số 2154/QĐ-CT, ngày 21/7/2003

15 Di tích LNCT HCM Xã Đào Xá Số 2565/QĐ-UB, ngày

10/8/2002

16 Đình Phú Xuân Xã Đào Xá Số 406/QĐ-CT, ngày 7/2/2005

17 Chùa Linh Thắng Xã Đào Xá Số 461/QĐ-CT, ngày 7/2/2005

18 Chùa Thiên Long Xã Xuân Lộc Số 459/QĐ-CT, ngày 7/2/2005

19 Đình Võng La Xã Xuân Lộc Số 3317/QĐ-CT, ngày

28/10/2005

20 Đình, chùa La Hào Xã Xuân Lộc Số 2151/QĐ-UB, này 27/8/2007

21 Đình, đền Viễn Lãm Xã Bảo Yên Số 2748/QĐ-UBND, ngày

26/10/2007

22 Đền Nhà Bà Xã Yến Mao Số 385/QĐ-UBND, ngày

23/2/2009

23 Đền Nam Trang Xã Đào Xá Số 4705/QĐ-UBND, ngày

29/12/2009

24 Đền Hạ Mã, chùa Tập

Phúc Xã Tu Vũ

Số 341/QĐ - UBND, ngày 3/2/2010

26/9/2012

26 Đền Thƣợng Lộc, chùa

Hƣng Phúc Xã Bảo Yên

Số 117/QĐ-UBND , ngày 17/1/2013

27 Đình Long Phụng Xã Bảo Yên Số 114/QĐ-UBND ngày

17/1/2013

28 Đền Sồi Xã Yến Mao Số 264/QĐ-UBND, ngày

27/01/2014

29 Đền Quốc Tế Xã Thạch Đồng Số 556/QĐ-UBND, ngày

19/3/2015

30 Đình Phú An Xã Tân Phƣơng Số 457/QĐ ngày 24/3/1993

31 Đình Đồng Luận, chùa

Nghiêm Quang Xã Đồng Luận

239/QĐ-UBND, ngày

29/01/2016

32 Đền Dốc Nghè Xã Phƣợng Mao 230/QĐ-UBND ngày 30/1/2019

* Cấp Quốc gia: 05 di tích

Stt Tên di tích Địa chỉ Số quyết định

1 Đình Đào Xá Xã Đào Xá QĐ 06 - VH/QĐ ngày

15/01/1984

2 Chiến thắng Tu Vũ Xã Tu Vũ Số 3211/QĐ/BT, ngày

12/12/1994

3 Đền Đào Xá Xã Đào Xá Số 08/QĐ-BVHTT, ngày

23/2/2004

4 Đền Lăng Sƣơng Xã Trung Nghĩa Số 25/2005/QĐ-BVHTT, ngày

12/7/2005 5

Đình Hạ Bì Trung Xã Xuân Lộc Số 3997/2005/QĐ-BVHTTDL

1.2.2. Một số di tích, lễ hội tiêu biểu ở Thanh Thủy

1.2.2.1. Di tích đình làng Đào Xá và hội voi truyền thống

Đình Đào Xá thuộc xã Đào Xá huyện Thanh Thủy là ngôi đình cổ đƣợc xây dựng vào thời vua Lê Gia Tông niên hiệu Đức Nguyên (1674 – 1675), theo kiểu chữ nhất (-), gồm tòa Đại Đình năm gian có 48 cột gỗ đứng đất. Cột cái có đƣờng kính 60cm, cột con 55cm, cột hiên 40cm. Bốn góc xây mỗi bề chỉ rộng ra 1,2m lên sát mái, xung quanh để trống, trông ngôi đình vừa vững chắc, bề thế vừa rộng rãi, thoáng mát. Đình gồm bốn mái lợp ngói mũi hài. Trên nóc, phần giữa đắp hình “Lƣỡng long chầu nguyệt”, bốn đƣờng giáp bốn góc mái chạy từ nóc đình xuống gần mái hiên tạo hình rồng uốn cong lƣỡi mác tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi đình.

Đình Đào Xá thờ Hùng Hải em thứ 19 Vua Hùng có công dạy dân trị thủy làm ăn. Sau này với đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn” nhân dân Đào Xá đã tôn ông là Thành Hoàng làng, lập đình thờ tại đây và hàng năm tổ chức lễ hội rƣớc voi truyền thống.

Lễ hội đình Đào Xá đƣợc tổ chức hàng năm vào 3 ngày 27, 28 và 29 tháng giêng âm lịch, gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ tiến hành rƣớc voi, hƣơng án, long báu, bài vị hòm sắc và tế Thành Hoàng. Phần hội tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại, cổ và kim nhƣ đánh vật, kéo co, cờ ngƣời, nấu cơm thi, đánh bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá... Hình ảnh đôi voi rƣớc trong ngày hội đã trở thành trung tâm chú ý, hấp dẫn của nhiều ngƣời vì vậy nhân dân trong vùng quen gọi hội đình Đào Xá là hội voi Đào Xá.

Đình Đào Xá với hội voi truyền thống là di sản văn hóa quý báu đƣợc Bộ văn hóa kiểm tra công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. [18;tr.39 - 42]

1.2.2.2. Đình La Phù và lễ hội truyền thống

La Phù - Huyện Thanh Thủy là một xã ven bờ sông Đà, đƣợc bao bọc

bởi 42 ngọn núi nổi liền với rừng núi Thanh Sơn hiểm trở.Trung tâm xã là một phố nhỏ đông vui bên đƣờng tỉnh lộ 316, thƣờng đƣợc gọi là phố La Phù. Ở đây có hai di tích lớn là đình La Phù và chùa Phƣơng Lâm đã đƣợc Nhà

nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1998. Hiện nay, ngọc phả của đình bị thất lạc nhƣng truyền thuyết về các vị thần đƣợc thờ tại đình vẫn lƣu truyền trong nhân dân địa phƣơng. Đó là ba vị: Tản Viên, Bản cảnh Thành Hoàng và Mẫu.

Ở La Phù có một số hèm kỵ liên quan đến tên của vị thần đƣợc thờ. Ngƣời ta kiêng chữ Cù (tên Mẫu), kiêng chữ Bủ (mẹ còn gọi là bà bủ), kiêng chữ Cộc (tên bản cảnh thành hoàng) và thậm chí ngƣời ta tránh gõ những tiếng cộc, cộc... Đặc biệt ngƣời dân ở đây rất kiêng kỵ nuôi những con vật cộc đuôi trong nhà, coi đó là điều xấu và xúc phạm đến vị thành hoàng của làng mình.

Mỗi năm tại đình La Phù diễn ra ba ngày tiệc chính:

Ngày mồng 7 tháng giêng là tiệc đầu xuân, dân làng cử những thanh niên khỏe mạnh, trong nhà không có việc tang, việc xấu đi bắt lợn đen tuyền về làm lễ cúng. Cứ ba năm một lần, đến ngày 12 tháng giêng làng lại tổ chức rƣớc kiệu từ đình ra đền Mẫu và rƣớc giữa ba thôn: Bảo Yên, Thanh Lâm và La Phù.

Ngày mồng 3 tháng 3, làng mổ lợn tế lễ và tổ chức bơi chải trên sông Đà. Đây cũng là hình thức lễ hội thƣờng gặp ở các đình, đền thờ thủy thần ven sông. Trƣớc đó vài tháng, dân ba làng đã náo nức chuẩn bị chọn thuyền tốt, trai đinh khỏe mạnh và tập dƣợt. Đến ngày hội, mỗi làng cử một đội thuyền thi nhau bơi chải vƣợt sông Đà sang bờ Bất Bạt. Dân các làng đứng bên bờ sông hò reo cổ vũ làm náo động cả một khúc sông Đà. [15;tr.43 - 47]

1.2.2.3. Đền Sồi Yến Mao

Theo tỉnh lộ 317 đến cây 16 + 300 rẽ phải đi vào phía núi Trạc Nai độ 2 cây số ở thung lũng phía tay phải nhô ra một gò đồi nhƣ đầu một con rùa, trên gò đất ấy có ngôi đền, đó là đền Sồi. Gọi là đền Sồi vì nơi này trƣớc đây mọc toàn cây Sồi.

Theo bản sắc phong triều Tự Đức thứ 6 – 1853 đền thờ Thƣợng Đẳng thần Huỳnh Văn Khuông. Ông là ngƣời làng Phù Ủng huyện Mỹ Hào – tỉnh Hải Dƣơng là bộ tƣớng của Phạm Ngũ Lão. Tƣơng truyền ông đƣợc Phạm

Ngũ Lão cử chặn đánh quân Nguyên Mông, trên một tuyến dài suốt từ Yên Bái đến Hòa Bình. Trong một trận chiến phối hợp với quân của các lang đạo địa phƣơng: Đinh Công Lan, Đinh Công Liên ông mải giết giặc, không ngờ bị chúng phục kích chém đứt đầu. Ông bèn lắp lại, một tay giữ, một tay cầm kiếm thúc ngựa chém đến tên giặc cuối cùng. Giặc tan ngựa chạy đến khu rừng này gặp ngƣời đàn bà đang cấy dƣới thung lũng ông hỏi: “Ngƣời mất đầu liệu có sống đƣợc không? Ngƣời đàn bà ngạc nhiên “Mất đầu thì sống làm sao đƣợc!”. Ông buông tay, ngã xuống. Nơi ông nằm mối đùn thành ngôi mộ. Dân làng lập đền thờ từ đó. Các triều đại kế tiếp nhau đều có sắc phong ghi nhận công trạng của ông.

Hội đền mùng 7 tháng giêng Nhâm Ngọ (2002) đƣợc tổ chức sau 58 năm sái lễ. Chiều mùng 6, các cụ áo khăn về đền cáo lễ. Sáng mùng 7 rƣớc sắc phong, tế, lễ, đọc chúc văn, sau đó mở hội vui chơi, có ném đúm, kéo co, đấu vật. Mở đầu cuộc chơi hai cụ già đầu tóc bạc phơ tuổi ngoài thất thập, quang quẻ, song toàn, đề huề con cái, ăn chay, nằm mộng ra vật khai mạc, tiêu biểu cho tinh thần thƣợng võ của dân tộc. Sau đó lần lƣợt các đôi vật trẻ đua nhau tranh tài. Vui chơi thỏa sức, mọi ngƣời dự bữa cơm truyền thống có thịt lợn thui, bày trên lá chuối, chấm với muối trắng, có cơm lam nấu trong ông nứa và ngôi ăn ngay trên bãi cỏ quanh đền. Bữa ăn đạm bạc nhƣng lƣu giữ đƣợc truyền thống văn hóa dân tộc. [18;tr.31 - 33]

1.2.2.4. Đình làng Sơn Vi

Đình thờ Thánh Tản Viên Sơn Tinh để tƣởng nhớ công ơn của ngài với làng với nƣớc, đời sau dân làng dựng đình thờ phụng, tôn Sơn Tinh làm thành hoàng. Nguyễn Hồng Vân và Nguyễn Hùng Dũng lập bàn thờ. Đình tọa lạc trên thế đất cao, thoáng, hƣớng nam. Sau lƣng là đồi núi, trƣớc mặt là cánh đồng. Xa xa là sông Đà núi Tản, phong cảnh: Sơn thủy hữu tình. Lúc đầu đình làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Sau nhiều lần tu sửa, đến giữa thế kỷ XIX đình đƣợc xây dựng kiên cố, gồm ba gian, hai trái, bốn góc có bốn đầu đao cong vút, lợp ngói mũi. Trên ngọn hai cột cổng lớn, đắp bốn con phƣợng quay đầu

về bốn hƣớng. Hai cánh phong đắp voi, ngựa chiến rất uy nghiêm. Hai nhà tả, hữu mạc đều bốn gian thoáng rộng.

Từ năm 2001 đình đƣợc cấp bằng di tích năm nào cũng mở lễ hội vào mồng 3 và mồng 4 tháng 2. Năm năm làm lớn một lần. Lễ hội năm 2005 mở lớn đầu tiên với sự có mặt của các vị lãnh đạo huyện, các xã bạn, cán bộ, nhân dân lƣơng, giáo trong thôn, trong xã và đồng bào Kinh, Mƣờng ngoài xã, ngoài huyện nô nức về dự. Sau phần rƣớc ảnh Bác Hồ, rƣớc kiệu thần, có đội trống, đội cờ, đội cồng chiêng, dàn nhạc bát âm từ các làng khácđến làm cho lễ hội ngày hoành tráng uy nghi. Sau phần tế, lễ thần, cầu cho mƣa thuận, gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, quốc thái dân an, giáo lƣơng Kinh, Mƣờng đoàn kết, nhà nhà ấm no hạnh phúc... Tiếp theo là phần hội, có đánh đu, đánh cờ ngƣời, đấu bóng chuyền, kéo co.. và những trò chơi truyền thống khác, vui tƣơi, lành mạnh, náo nhiệt, thu hút già trẻ khắp vùng đua tài, luyện sức. [18;tr.52 - 54]

1.2.2.5. Đình Hữu Khánh và lễ hội tế thần Tản Viên

Đình Hữu Khánh thuộc thôn Hữu Khánh xã Tân Phƣơng, huyện Thanh Thủy là ngôi đình nhỏ nhƣng có lối kiến trúc khá tinh tế, độc đáo và gắn liền với truyền thống lịch sử thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc.

Tƣơng truyền Tản Viên Sơn, con rể của Vua Hùng Vƣơng thứ 18, trên đƣờng đi dẹp giặc trở về trong khi chờ qua sông đã vào làng Hữu Khánh nghỉ chân tổ chức quân lính và trai làng vui chơi kéo co, đánh vật, bơi lội và dạy dân cách trống lụt, trị thủy bảo vệ mùa màng, nhân dân trong làng rất đỗi vui mừng tỏ lòng biết ơn, kính trọng và luôn tôn thờ trong tâm niệm. Với truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, vào cuối thời hậu Lê, nhân dân trong làng đã lập đình thờ ông tại đây và lấy tên gọi là đình Hữu Khánh.

Đình đƣợc xây dựng trên một khu đất rộng 1000m2 ở ngay đầu làng giữa vùng đồi gò đan xen nhƣ bát úp, xung quanh cƣ dân đông đúc, cây cối bốn mùa tƣơi tốt. Đình gồm 3 tòa Đại Đình 3 gian, 2 dĩ, 4 hàng, chân với 16 cột trong đó 10 cột xây vuông đứng đất, 6 cột lửng nằm trên quá giang, 2 đầu xà hoành cuối 2 dĩ gối trực tiếp vào 2 đầu tƣợng dọc.

Điều đặc biệt là ở đình Hữu Khánh đến nay vẫn còn giữ đƣợc khá nhiều di vật bằng gỗ và đồ gốm có giá trị nhƣ: Nhang án, kiệu bát công, long ngai, bộ chấp kích, mâm bồng, nậm xà, nậm gốm, rùa đội hạc, ống nhang, hòm sắc, đai gỗ, giá văn, sắc phong,... đa phần đƣợc trạm khắc sơn son thiếp vàng rất công phu và đẹp mắt.

Với giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật trên, đình Hữu Khánh đã đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) quyết định công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 17/12/1992. [18;tr.35 – 37]

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Huyện Thanh Thủy thuộc một tỉnh Phú Thọ nằm trong kinh đô Văn Lang thời Hùng Vƣơng, một miền đất có chiến lƣợc quan trọng, có giá trị lịch sử - văn hóa to lớn. Lễ hội và di tích có vai trò quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt đối với phát triển du lịch địa phƣơng. Với xu thế phát triển của du lịch hiện nay thì việc nghiên cứu để phát huy các giá trị của di tích, lễ hội đối với phát triển du lịch là một trong những hƣớng nghiên cứu rất cần thiết.

CHƢƠNG 2

DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN LĂNG SƢƠNG HUYỆN THANH THỦY 2.1. Di tích lịch sử đền Lăng Sƣơng

2.1.1. Vị trí, cảnh quan đền Lăng Sương

Theo Ngọc phả đền Lăng Sƣơng do Khâm sai đô đốc Nguyễn Hữu Công và hai vị chức quan bản hạt phối soạn vào năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) đời vua Lê Thái Tổ (Hậu Lê) hiện đã đƣợc dịch sang chữ quốc ngữ để lƣu tại đền Lăng Sƣơng thì làng Trung Nghĩa (thuộc huyện Thanh Thủy ngày nay) chính là nơi chôn nhau cắt rốn – nơi sinh thành của Đức Thánh Tản, một trong hàng Thánh “ Tứ bất tử” trong tâm thức văn hóa dân gian Việt Nam. Đền Lăng Sƣơng nằm trong hệ thống các di tích thờ Tản Viên vùng ven sông Đà và vùng Đồng bằng trung du Bắc Bộ thờ Tản Viên Sơn Thánh.

Qua nhiều lần thay đổi tên gọi và cƣơng vực, vùng đất cổ Trung Nghĩa đã có lịch sử khá dài. Thế kỷ IV, V đất này thuộc quận Tân Hƣng, sau là Tân Xƣơng. Thời Lý - Trần (thế kỉ XI - XIII) thuộc đất Lâm Tây, trấn Thiên Hƣng. Đời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đổi là Thanh Nguyên. Sau đó, sang thời Mạc đổi là Thanh Xuyên. Đời Nguyễn, Minh Mạng (1833) chia huyện Thanh Xuyên thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ. Đến năm 1945 gọi là xã Năm Châu, gồm các thôn: Lăng Xƣơng, Lang Vân, Trung Nghĩa, Yên Đức và Trung Hậu. Lại qua mấy lần thay đổi nữa, năm 1966 mới là xã Trung Nghĩa tới ngày nay.

Đền Lăng Sƣơng đƣợc xây dựng tại thôn Lăng Sƣơng, xã Trung nghĩa, huyện Thanh Thủy, một xã miền núi nằm ở tả ngạn sông Đà, có địa hình bán sơn địa, đồi, gò, núi non bao bọc. Dòng sông Đà chảy qua tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Cách khoảng một cây số về phía Đông Nam hữu ngạn sông Đà là ngọn núi Ba Vì (núi Tản Viên) sừng sững uy nghiêm bốn mùa mây phủ

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29)