6. Bố cục đề tài
2.2. Lễ hội đền Lăng Sƣơng
2.2.1. Phần lễ
Lễ hội đền Lăng Sƣơng là một trong những lễ hội nổi tiếng của vùng núi Tản, sông đà. Cùng với lễ hội đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ ở Ba Vì, đền chính ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, đền Và ở thị xã Sơn Tây trong hệ thống các cung đền lớn thờ Tam Vị Đức Thánh Tản thì lễ hội đền Lăng Sƣơng cũng là lễ hội có sức thu hút ngày càng nhiều dân ở bản địa cũng nhƣ khách thập phƣơng trong cả nƣớc.
Hội mở trong ba ngày, từ 14 đến ngày 16 tháng giêng.
Sáng 14, các cụ trong ban tế đến từ sớm dâng lễ tế cáo và xin Thánh cho phép đƣợc tế lễ Thánh vào ngày 15 – để con cháu nhớ ngày Đức Thánh giáng trần. Đây là lễ đón rƣớc Thánh Mẫu Ma Thị Cao Sơn – Dƣỡng Mẫu của Đức Thánh Tản từ núi Ba Vì về Lăng Sƣơng vui xuân.
Nghi lễ đƣợc chuẩn bị công phu, cử hành long trọng, tôn nghiêm mà vui vẻ. Dẫn đầu đoàn tế là đội chấp kích mang cờ, phƣớn vận trang phục theo nghi lễ nhà đền quy định. Tiếp theo là đội rƣớc kiệu do tám cô tố nữ bằng nhau vận đồng phục khênh kiệu. Chỉ huy đám rƣớc là ngƣời trung tuổi khỏe
mạnh, hoạt bát, có tài năng quán xuyến công việc. Ngƣời ấy điều khiển đội chấp kích chạy xuống dƣới bãi cỏ ven đƣờng rồi lại vòng lên trên đều răm rắp. Đám rƣớc từ từ tiến ra bờ sông Đà trong tiếng cồng chiêng sáo nhị của đội nhạc. Theo sau là đội múa rồng. Hai ông rồng uốn lƣợn theo sự điều khiển khéo léo thuần thục của anh em đã dày công tập luyện. Đám rƣớc ra tới gần bờ sông, đội khênh kiệu khéo léo xoay ngƣời hƣớng kiệu về phía núi Tản. Cụ chủ tế đứng bên hƣơng án nghi ngút khói hƣơng tỏa ra từ mâm ngủ quả tố hảo. Cụ trịnh trọng làm lễ bái vọng. Tiếp theo, cụ tấu văn thỉnh xin đƣợc đón rƣớc Thánh Mẫu Ma Thị Cao Sơn về vui hội với cháu con và dân làng. Lạ thay, văn thỉnh vừa tấu xong, núi Ba Vì nhƣ xanh hơn. Một hào gió nhẹ thổi từ núi Tản sang bên này khiến mọi ngƣời có cảm giác nhƣ Mẫu hiển linh. Ngƣời từ từ bƣớc xuống và ngự trên làn khói hƣơng nghi ngút trên kiệu rồng hoan hỉ uy linh. Ai nấy đều phấn khởi khi linh cảm thấy mình đã góp phần nhỏ trong lễ đón Mẫu. Sau giờ khắc linh thiêng ấy, đoàn rƣớc lƣ hƣơng Mẫu ngự về đền. Ông chủ tế nhẹ nhàng đặt lƣ hƣơng an tọa trên bệ thờ ở gian giữa. Tiếp theo chƣơng trình là công việc của đội tế. Nghi thức tế lễ của nhà đền xong, khách thập phƣơng thành kính dâng lên Đức Thánh những mâm lễ hoa quả, bánh kẹo để cầu xin Ngƣời ban cho quê hƣơng và gia đình quanh năm đƣợc đắc tài, sai lộc. [6;tr.70 – 73]
2.2.2. Phần hội
Sau phần tế lễ (ngày 14 và sáng 15) là đến phần hội. Chiều 15 sáng 16, ban tổ chức nhà đền cho tổ chức trò chơi. Các trò chơi trong ngày hội làng ở đây cũng mang sắc thái vùng miền rõ nét nhƣ trò chơi ném còn, chọi gà, kéo co, nấu cơm thi, đập niêu. Không khí tế lễ trang nghiêm trịnh trọng bao nhiêu thì không khí hội vui vẻ bấy nhiêu. Tiếng reo hò không ngớt ở đám chọi gà. Tiếng vỗ tay, tiếng cƣời huyên náo ở cuộc kéo co. Những tất bật, hăng hái của chị em trong hội thi nấu cơm. Ai cũng muốn đem hết khả năng để trổ tài nội trợ của mình trong ngày hội làng. Ai cũng quan niệm đầu năm đƣợc thƣởng là cả năm có lộc làm ăn thuận lợi, trẻ trong nhà học hành tiến tới. Thú vị hơn cả là trò chơi ném còn. Đây là trò chơi độc đáo, nét văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc Mƣờng – dân tộc gốc của ngƣời Việt Nam ta. Trò chơi này đƣợc chuẩn bị công phu. Từ ngày 12, 13 ban tổ chức lễ hội đã cho trồng một cây trẻ thẳng, cao ở sân hội gọi là cây nêu. Trên đầu cây nêu gắn một vòng tròn. Cuộc thi ném còn ngày xƣa, dân bản tổ chức bên tả là đội gồm những cậu nam thanh (trai bản chƣa vợ), bên hữu là đội nữ tú (gái bản chƣa chồng). Quả còn đƣợc bện bằng nắm tay, bên ngoài bọc bằng vải màu, có các tua sặc sỡ. Trò chơi bắt đầu, bên nữ, các cô gái lần lƣợt tung quả còn sao cho quả còn bay vút lên, lọt qua vòng tròn ở trên đầu cây nêu. Bên nam, các chàng trai nhau bắt. Nếu chàng nào bắt đƣợc quả còn coi nhƣ ý trời đã định cho đôi nam thanh, nữ tú ấy thành vợ thành chồng. Họ quan niệm đó là ý trời đã định. Ngày nay, quan niệm ấy không còn nữa. Tục ném còn thể hiện tài năng của ngƣời có tầm ngắm đúng, bình tĩnh, tinh tƣờng và đoạt giải khi quả khi quả còn tung lên bay vút qua vòng tròn trên đầu cây nêu là thắng cuộc. Trò chơi độc đáo này mang đậm bản sắc dân tộc, nhằm khơi lại niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Chiều 16 các cụ làm tạ lễ.
Ngoài ra, hàng năm nhà đền còn tổ chức lễ hội vào ngày Thân Mẫu Đinh Thị Đen hóa về trời. Đó là ngày 25 tháng 10 âm lịch. Nhƣ trên đã nêu, truyền thuyết trong dân gian ở địa phƣơng cho hay: Từ khi Mẫu thác về trời, năm nào cũng xuất hiện chú bò đực trên gò đất cao trên cánh đồng làng. Mọi ngƣời kháo nhau nhƣng thấy dân trên xã dƣới không ai mất bò. Dân làng cho là bò Thánh cho để giỗ Mẫu. Các cụ trong làng bàn bạc, đặt tên quả gò ấy là gò Đống Bò và tổ chức mổ chú bò ấy để tế Mẫu. Những năm đất nƣớc có chiến tranh, tục tế bò không tổ chức. Thật vui thay, ngày 25 tháng 10 năm Tân Mão tục này lại đƣợc khôi phục với niềm hân hoan phấn khởi của dân làng. Để diễn lại tích xƣa, dân làng tổ chức tìm mua một chú bò đực khoảng 45 – 50kg. Chiều 24 dân cử ngƣời ra gò Đống Bò tiến hành mổ bò, thui kỹ, làm sạch sẽ rồi đặt cả con lên bàn có ngƣời trông coi cẩn thận.
Sáng 25 tháng 10 tổ chức rƣớc bò về đền. Đoàn rƣớc đầy đủ trống phách, kèn, chiêng, sáo, nhị...phụ trợ cho đội múa sinh tiền, đội chấp kích. Khi chú bò thui đƣợc rƣớc về đền tế thân Mẫu Đinh Thị Đen và cũng là ngày
làm lễ tiễn Dƣơng Mẫu Ma Thị của Ngƣời về núi Tản chuẩn bị Tết Nguyên Đán. Nghi thức tế lễ xong, ông chủ từ xin hạ lễ. Mấy vị nhà bếp dùng dao sắc cắt thịt bò chia cho mọi ngƣời. Ai cũng tƣơi cƣời thụ lộc, cầu an trong không khí vui vẻ, đoàn kết, tự hào và thành kính. Tiếp đó, mọi ngƣời vui vẻ hòa mình vào các trò chơi dân gian nhƣ: Thổi cơm thi, kéo co, ném còn, chọi gà... nhằm bảo tồn nét đẹp của văn hóa dân gian.
Điểm qua lễ hội đền Lăng Sƣơng, ta thấy sự gắn kết hai trong một giữa phần lễ và phần hội thật khăng khít. Trong phần lễ, sự gắn kết giữa lễ nghi, trò diễn với truyền thuyết bản địa thật vui vẻ thân thiết mà trang nghiêm thành kính.Quá trình diễn sƣớng nhƣ tục chạy quân rƣớc Thánh, tế lễ bò... khiến cho ngƣời dự lễ nhƣ đƣợc sống lại thời khắc của ngày xƣa. Ngƣời dân bản địa tự hào bao nhiêu thì khách thập phƣơng ngƣỡng mộ bấy nhiêu. Phần ẩm thực trong văn hóa lễ hội cũng không kém phần hấp dẫn. Lễ vật tế Thần gồm có thịt bò thui, thịt lợn sống, thịt gà rừng, cơm nếp nƣơng, cơm lam... Các món dâng cúng trong ngày lễ phản ánh rõ nét về tập tục ăn uống của ngƣời Việt Cổ. Thịt sống biểu thị cho sinh hoạt thời nguyên thủy, dân cƣ sống trong rừng chƣa có lửa, bắt thú rừng ăn thịt. Khi có lửa, chƣa có nồi. Thịt thú rừng săn bắt đƣợc đem thui, nƣớng. Gạo thì cho vào ống bƣơng rừng đốt thành cơm lam. Đó là cách chế biến đơn giản của cƣ dân Văn Lang, Âu Lạc. Ở đền Giội huyện Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc, tục lễ thịt sống còn đƣợc giải thích là tục nhắc lại chuyện Đức Thánh Tản hội quân. Thức ăn chƣa kịp nấu thì giặc kéo tới, các vị tƣớng soái phải cho quân mang theo sử dụng dọc đƣờng khi cần thiết phần hội.
Tất cả nhƣ nhắc lại chuyện xƣa. Chuyện về cảnh sống đạm bạc mà thanh bạch của nhị vị Thánh Mẫu. Lúc đƣơng thời Ngƣời cần mẫn vƣợt mọi gian truân để nuôi con nên thánh thần. Tục dâng lễ sơn trang có từ ngàn xƣa và duy trì cho đến nay và mãi mãi về sau. Nhị vị Thánh Mẫu đã đƣợc dân tôn là Mẫu Thƣợng Ngàn – Chúa Thƣợng Ngàn với tấm lòng thành kính vô bờ. Từ cuộc sống của ngƣời dân ở nơi nẻo xa ngàn vắng, Ngƣời đã đi vào đạo thờ
Thánh Mẫu trong tín ngƣỡng dân gian của dân tộc Việt Nam chúng ta – một dân tộc nặng nghĩa tình với đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn. [6;tr.74 – 79]