Phát triển du lịch huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 65)

6. Bố cục đề tài

3.1.1. Phát triển du lịch huyện Thanh Thủy

3.1.1.1. Các doanh nghiệp hoạt động du lịch và lao động ngành du lịch ở Thanh Thuỷ Thanh Thuỷ

Hiện nay, ở huyện Thanh Thủy có hai hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch, đó là hình thức kinh doanh cá thể (hộ gia đình) và hình thức kinh doanh công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần):

Chất lƣợng lao động làm việc trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cá thể. Khảo sát tại huyện Thanh Thủy cho thấy, về trình độ văn hóa: Hầu hết lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh cá thể đều có trình độ văn hóa phổ thông; trong đó trình độ trung học cơ sở (THCS) chiếm 41,33%, trình độ trung học phổ thông (THPT) chiếm 56%. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã qua đào tạo: Đại học 1,33%, trung cấp chuyên nghiệp 5,33%, không qua đào tạo 93,34%.Đặc biệt nhữngngƣời đã qua đào tạo lại thuộc những chuyên ngành không liên quan đến du lịch.

Về kỹ năng nghề nghiệp: Theo nhận xét của chủ các cơ sở thì 93,33% lao động làm việc đạt yêu cầu; 6,57% lao động xuất sắc. Điều đó chứng tỏ lao độngchƣa chuyên nghiệp, ít sáng tạo. Về thái độ đối với công việc: Theo nhận xét của chủ các cơ sở thì 72% lao động yêu thích công việc; 25,3% lao động giữ thái độ bình thƣờng còn 2,67% lao động không yêu thích. Những ngƣời không yêu thích là những ngƣời đƣợc thuê làm việc theo mùa vụ.

Về trình độ ngoại ngữ: Chỉ có 1,33% lao động biết tiếng Anh ở trình độ A. Ngoài ra không có ngoại ngữ nào khác. Về kỹ năng sử dụng công nghiệ thông tin: Có 5,33% lao động soạn thảo đƣợc văn bản trên máy vi tính. Về tình hình sức khỏe: Theo nhận xét của chủ các cơ sở thì 80% lao động có sức

khỏe tốt còn 20% lao động có sức khỏe trung bình. Về giới tính và độ tuổi: Nam chiếm 53,33%, độ tuổi từ 35 đến 58. Nữ chiếm 46,67%, độ tuổi từ 24 đến 56. Về cơ cấu lao động phân theo loại nghiệp vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cá thể: Lao động giữ vai trò quản lý chiếm 68%. Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cá thể vừa là ngƣời quản lý vừa là nhân viên nghiệp vụ (phục vụ). Lao động nghiệp vụ chỉ có 32%.

Chất lƣợng lao động làm việc trực tiếp tại các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)Về trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THCS 34,43%, tốt nghiệp THPT là 65,5%. Đây là nền tảng để lao động nâng cao trình độ khi có cơ hội. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã qua đào tạo: Trình độ đại học chiếm 14,75%, cao đẳng 11,48%, trung cấp chuyên nghiệp 11,48%, sơ cấp 4,92%, không qua đào tạo 57,38%. Đặc biệt những lao động đã qua đào tạo chỉ có 5,33% là đào tạo thuộc các chuyên ngành liên quan đến du lịch nhƣ quản trị kinh doanh, kế toán. Về kỹ năng nghề nghiệp: Theo nhận xét của chủ các doanh nghiệp thì lao động làm việc đạt yêu cầu 70,49% và xuất sắc là 29,51%.

Về thời gian làm việc liên tục: Lao động có thời gian làm việc liên tục từ một năm trở lên chiếm 81,97%, còn lại là dƣới 12 tháng. Về thái độ đối với công việc: Theo nhận xét của chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thì 70,49% lao động yêu thích công việc đƣợc giao. Đây là cơ sở để lao động phát huy tính sáng tạo, tính hợp tác khi thực thi nhiệm vụ.

Về trình độ ngoại ngữ: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch chỉ biết tiếng Anh, trong đó có 19,67% ở trình độ A; 6,56% ở trình độ B. Ngoài ra không có ngoại ngữ nào khác. Về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Lao động làm việc trong các công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch có 37,7% sử dụng máy vi tính trong việc soạn thảo văn bản, kế toán. Về tình hình sức khỏe: Theo nhận xét của giám đốc các công ty TNHH thì 81,97% trong tổng số lao động đang làm viêc có sức khỏe tốt, còn lại 18,03% có sức khỏe trung bình. Về giới tính và độ tuổi: Nam chiếm 55,74%, độ tuổi từ 25 đến 47. Nữ chiếm 44,26%, độ tuổi từ 22 đến 38. Về cơ

cấu lao động phân theo loại nghiệp vụ trong các công ty TNHH kinh doanh dịch vụ du lịch: Lao động làm nhiệm vụ quản lý trong các doanh nghiệp tập thể kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 5,56% tổng số lao động của các doanh nghiệp. Lao động nghiệp vụ gồm lễ tân, phụcvụ buồng, phục vụ bàn, bar, chế biến món ăn (bếp), nhân viên kế toán chiếm 75,54%; nhân viên khác chiếm 17,9%. Nhƣ vậy, lao động làm việc trong các công TNHH kinh doanh dịch vụ du lịch đã có sự chuyên môn hóa, là cơ sở để tăng năng suất, chất lƣợng dịch vụ. [8;tr.12 – 13]

3.1.1.2. Khách du lịch

Với thế “tựa sơn đạp thủy” cùng với nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con ngƣời cũng nhƣ các giá trị về lịch sử, văn hóa, đặc biệt đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nguồn nƣớc khoáng nóng dồi dào, quý hiếm với nhiều tác dụng đã tạo ra sức hút, nét đặc trƣng riêng cho huyện Thanh Thủy trong phát triển du lịch. Những tài sản vô giá này đã và đang đƣợc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện khai thác, phát huy có hiệu quả gắn với chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Khu du lịch biệt thự, sinh thái, nghỉ dƣỡng Vƣờn Vua, huyện Thanh Thủy đƣợc đầu tƣ hiện đại, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Thanh Thủy là vùng du lịch nhiều tiềm năng của tỉnh. Địa hình trải dài bên sông Đà hiền hòa, thơ mộng, cấu trúc không gian nhà ở của các khu dân cƣ hiện hữu tạo cho Thanh Thủy vừa giữ đƣợc nét truyền thống làng quê vừa thể hiện đƣợc phong cách mới mẻ, hiện đại. Với lợi thế tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, giao thông đối nội, đối ngoại thuận lợi, Thanh Thủy đang là địa điểm nghỉ dƣỡng lý tƣởng cho du khách gần xa. Là vùng đất địa linh nhân kiệt còn lƣu giữ những dấu ấn lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc thời các Vua Hùng cách đây mấy nghìn năm, với tổng số 36 di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng mang nhiều nét độc đáo, cổ kính, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia, Thanh Thủy trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh. Đặc biệt Thanh Thủy có nguồn nƣớc khoáng nóng quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng, mỏ nƣớc

khoáng nóng đƣợc tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dƣới lòng đất có diện tích trên 1km2, trữ lƣợng gần 20 triệu m3 - Đây là một trong những loại khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã đƣợc Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lƣợng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cƣờng sức khỏe.

3.1.1.3. Tổng thu từ khách du lịch cho đến nay

Đƣợc tỉnh lựa chọn và chỉ đạo xây dựng thành vùng du lịch trọng điểm, Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành nghị quyết phấn đấu đƣa du lịch Thanh Thủy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định đây là một trong ba giải pháp đột phá trong phát triển KT-XH của huyện. Đến nay du lịch Thanh Thủy đã đƣợc định hình khá rõ nét, đang có những bƣớc phát triển theo đúng định hƣớng của tỉnh, có những đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ. Doanh thu dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng 6 tháng đầu năm 2020 ƣớc đạt 100,89 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Thu hút 480 nghìn lƣợt khách đến thăm quan, nghỉ dƣỡng, trong đó số khách lƣu trú ƣớc đạt 36,5 nghìn lƣợt ngƣời.

Trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống các khu Resort, khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ sang trọng, dịch vụ tốt nhƣ: Khu du lịch sinh thái cao cấp Đảo Ngọc Xanh trung bình mỗi năm đón và phục vụ trên 300 nghìn lƣợt khách, doanh thu bình quân đạt 39,5 tỷ đồng/năm; Khu du lịch biệt thự sinh thái - nghỉ dƣỡng Vƣờn Vua trung bình mỗi năm đón và phục vụ trên 100 nghìn lƣợt khách, doanh thu bình quân đạt 20 tỷ đồng/năm. Các khu Resort nhƣ: Sông Thao, Thanh Lâm, Sơn Hải, Tre Nguồn... đều duy trì hoạt động ổn định. Toàn huyện hiện có 257 cơ sở lƣu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 27 cơ sở lƣu trú với 5 khách sạn, 22 nhà nghỉ, tổng số 552 phòng, 850 giƣờng. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều tập đoàn, nhà đầu tƣ lớn đã quan tâm về nghiên cứu, khảo sát và định

hƣớng đầu tƣ vào địa bàn huyện. Đây là thời cơ, vận hội để Thanh Thủy tiếp tục có những bứt phá mới trong thời gian tới.

3.1.1.4. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, điểm tham quan và các dịch vụ khác vụ khác

Tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch nhƣ: Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, khu du lịch Vƣờn Vua, Thanh Lâm resort. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng các điểm nhấn đặc trƣng phục vụ du khách.

Đối với cơ sở phục vụ ăn uống cần đƣợc bài trí không gian rộng hơn, thoáng mát hơn vừa dân dã vừa trang trọng phù hợp với mọi du khách. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi phục vụ cho du khách.

Đối với khu vui chơi giải trí là khu vực thu hút một lƣợng khách rất lớn đồng thời là sức hút cho du khách gia tăng thời gian lƣu trú. Hiện tại ở Thanh Thủy vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất. Vì vậy để có thể thu hút du khách cần tăng cƣờng xây dựng các khu vui chơi giải trí. Trƣớc hết huyện cần tìm hiểu rõ nhu cầu của du khách để có những khu vui chơi giải trí phù hợp với từng đối tƣợng khách du lịch.

3.1.2. Thực trạng di tích và lễ hội đền Lăng Sương

3.1.2.1. Thực trạng di tích

Đền Lăng Sƣơng đƣợc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2004. Hiện nay, kiến trúc chủ yếu của di tích là mới đƣợc tôn tạo lại vào thế kỷ XX. Mặt bằng của di tích rộng lớn, bằng phẳng (gần 3000m2), bao gồm nhiều di tích nhỏ trong một quần thể di tích lớn. Toàn bộ khu di tích đều đƣợc tôn tạo khang chang vững chắc, đáp ứng đƣợc nhu cầu văn hóa, tâm linh của nhân dân. Địa thế cảnh quan của di tích rất đẹp, hấp dẫn nhân dân và du khách.

Theo nội dung tấm văn bia (niên hiệu Tự Đức thứ nhất 1849) còn lại ở đền thì đền Lăng Sƣơng đƣợc xây dựng thời Thục An Dƣơng. Đến thời Lê thì đƣợc trùng tu lại. Thời Nguyễn, vào năm Thiệu Trị thứ 7 (19 – 6 – 1847) ngôi

đền đƣợc tu sửa lớn. Năm Tự Đức nguyên niên thì khắc bia đá để lại đời sau. Trải qua thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, đền Lăng Sƣơng đã bị hƣ hỏng nhiều. Năm 1991 chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã tôn tạo khu di tích đền Lăng Sƣơng trên tổng diện tích gần 3000m2 bao gồm nhiều công trình kiến trúc hợp lại:

Đền Lăng Sƣơng còn bảo lƣu đƣợc một số cổ vật giá trị, đó là: Bia đá, cột đá thời Lê Sơ, đá kê cột, hòn đá quỳ, chậu đá, hòn đá nén bụng, dấu ấn đồng, ngọc phả, văn tế...

Khảo sát tổng thể, hiện nay, khuôn viên đền Lăng Sƣơng nằm diện tích bảo vệ theo quy hoạch điều chỉnh là 20,983m2. Hiện nay tƣờng gạch đá ong bao quanh đã xuống cấp nhiều, nhiều đoạn thay thế bằng gạch chỉ. Mảng sân trƣớc đền nhiều lần tu bổ nên có nhiều loại gạch khác nhau, có chỗ nứt vỡ, rêu mốc.

Trong khuân viên đền còn nhiều khoảng đất trống nhƣng rất ít cây xanh bóng mát. Phía trƣớc đền, miếu Hai Cô đã bị hƣ hỏng, kiến trúc mới làm lại cần đƣợc tu bổ.

Nền di tích thấp hơn so với mặt đƣờng có thể xảy ra tình trạng úng ngập khi mƣa to. Hệ thống cấp và thoát nƣớc chƣa đƣợc quy hoạch.

Căn cứ vào tình hình thực tế, khu di tích đền Lăng Sƣơng đã đƣợc tiến hành thực hiện dự án tu bổ tôn tạo tổng thể do Công ty cổ phần kiến trúc đô thị Việt Nam thực hiện (Theo quyết định phê duyệt số 845/QD-UBND ngày 27/3/2006 của UBND Tỉnh Phú thọ quy hoạch tổng mặt bằng và quyết định 3644/QD-UBND ngày 29/12/2006 của UBND Tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình). Quy mô dự án bao gồm 27 hạng mục bao gồm: Mộ Hai Cô, giếng Thiên Thanh, nghi môn, nhà bia đá, nhà võng, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, đền chính, bếp mới + kho sắp lễ, lăng Thánh Mẫu, sân cờ ngƣời, sân chơi đập niêu, sân đu tiên, sân chọi gà, sân đa năng, thảm hoa, tƣợng trang trí, cây thuốc nam, gò Đống bò, hồ nƣớc, nhà dịch vụ kết hợp Ban quản lý, khu vệ sinh, chòi nghỉ chân, bãi lau, bãi để xe, khu bãi cửa đình, bến trƣờng sa, bãi cửa ải.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đền Lăng Sƣơng, từ năm 2006 đến nay đã thực hiện đƣợc các hạng mục sau: đền chính, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, nhà võng, lăng Thánh Mẫu và một phần sân vƣờn. Các hạng mục còn lại sẽ tiếp tục tiến hành vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3. [17;tr.144 – 147]

3.1.2.2. Thực trạng lễ hội

Lễ hội đền Lăng Sƣơng là một lễ hội lớn ở vùng ven sông Đà, thu hút nhiều du khách đến tham dự bởi tính chất tâm linh và các nghi lễ, trò diễn, trò chơi phong phú, không gian sinh thái thoáng đẹp. Hiện nay lễ hội ngày 15 tháng Giêng vẫn đƣợc tổ chức hàng năm và về cơ bản vẫn giữ đƣợc các nghi lễ, lễ vật, trò diễn dân gian của địa phƣơng. Lễ hội ngày 25 tháng 10 đã có sự biến đổi ở một số yếu tố sau:

Về lễ vật: Hiện nay đã bỏ lễ tế lợn sống cả con ở đền Thánh Mẫu, các lễ vật độc đáo cúng Mẫu nhƣ đu đủ xanh, chuối, gà rừng, xôi nếp nƣơng không còn đƣợc đầy đủ.

Về nghi lễ: Nay đã bỏ lễ rƣớc nƣớc từ sông Đà về để tế lễ vào ngày 24 tháng 10. Các nghi lễ khác nhƣ rƣớc kiệu, chạy quân, tế lễ vẫn tổ chức nhƣng không còn đầy đủ đúng nhƣ cách thức truyền thống.

Phần hội: Một số trò chơi dân gian nhƣ bắt vịt dƣới ao, ném còn, bắn nỏ... nay không còn đƣợc tổ chức.

Các hình thức nghệ thuật cổ truyền trong lễ hội nhƣ hát đúm của nam nữ, hát bội cửa đền và đánh chiêng của ngƣời Mƣờng Phƣợng Mao nay không còn tổ chức. [17;tr.148]

3.2. Một số giải pháp khai thác giá trị của di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng trong phát triển du lịch văn hóa huyện Thanh Thủy trong phát triển du lịch văn hóa huyện Thanh Thủy

3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực

Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn. Đào tạo lại nhằm nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về di sản văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; đội ngũ quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạt động tại các di tích; có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý và bảo vệ di tích, những ngƣời có công truyền dạy và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể; tuyển chọn, xây dựng, đào

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)