Giá trị lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 54)

6. Bố cục đề tài

2.3.1.Giá trị lịch sử văn hóa

2.3. Giá trị, vai trò của di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng

2.3.1.Giá trị lịch sử văn hóa

2.3.1.1. Di tích, lễ hội đền Lăng Sương là tấm gương phản ánh lịch sử hết sức phong phú

Di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng phản ánh sâu sắc tín ngƣỡng, phong tục của ngƣời Việt nhƣ tín ngƣỡng thờ Thần, thờ các anh hùng có công với dân tộc, tín ngƣỡng thờ Mẫu; tục kén rể và thách cƣới. Bên cạnh đó, thông qua lễ hội cũng thể hiện khá rõ phong tục tập quán và các nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta nhƣ chọi gà, đánh vật…Tất cả những dẫn chứng trên đã góp phần khẳng định những phong tục tập quán của nhân dân ta đã có từ lâu đời và nó sẽ còn trƣờng tồn mãi mãi cùng với thời gian.

Bên cạnh đó còn phần nào phản ánh công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo về đất nƣớc của ông cha ta, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại các thế lực ngoại xâm. Điều này đƣợc khẳng định khá rõ trong bản thần tích của đền; đƣợc chứng minh qua phần Lễ nhƣ ở lễ hội Đền Lăng Xƣơng xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy: Trong lễ rƣớc có đội chấp kích mang cờ phƣớn, giáo mác, cứ 50m họ lại tiến hành chạy quân quanh đám rƣớc để diễn lại sự tích Tản Viên luyện quân đánh trận.

Thông qua tín ngƣỡng thờ Sơn Tinh và lịch sử vị thần của đền cũng phản ánh một nền nông nghiệp đã tồn tại từ lâu đời, khá đa dạng và phát triển trong thời kì này nhƣ việc Sơn Tinh đã có công trong việc dạy dân khai

hoang, đắp đê ngăn lũ, dạy dân cách trồng lúa nƣớc. Bên cạnh đó, nó còn đƣợc phản ánh thông qua các lễ vật thách cƣới mà Hùng Vƣơng đƣa ra: 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh trƣng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi.

Qua các lễ hội cũng phản ánh khá rõ nét điều này thông qua các nghi lễ, các mâm cỗ thờ, các cuộc thi hay các trò nấu cơm thi, thi làm bánh dày.

Nhƣ vậy, thông qua văn bản thần tích cũng nhƣ các lễ hội về Sơn Tinh đã phản ánh rõ nét các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân ta đã có từ lâu đời, đồng thời khẳng định một nền kinh tế nông nghiệp khá đa dạng và phát triển. Bên cạnh đó cũng khẳng định một sự thật lịch sử đó là sự tồn tại của nhà nƣớc Văn Lang – nhà nƣớc đầu tiên của ngƣời Việt, cùng với đó là một nền văn hoá phát triển rực rỡ mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó đƣa nhân dân Phú Thọ nói riêng và nhân dân cả nƣớc nói chung cùng hƣớng về nguồn cội, hƣớng về những giá trị cao đẹp của nền văn hoá dân tộc. Thần tích cũng nhƣ lễ hội truyền thống về Sơn Tinh chúng ta không chỉ rút ra đƣợc các tƣ liệu, bằng chứng phản ánh về tƣ liệu sản xuất, về các hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, về công cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta... mà còn có nhiều cứ liệu lịch sử hoặc các thông tin chứng minh về công cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên của ông cha ta.

Trong thần tích đều nói đến cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Do có gậy thần, sách ƣớc mà Sơn Tinh đã mang đƣợc sính lễ đến trƣớc và rƣớc Ngọc Hoa về núi Tản, còn Thủy Tinh do đến sau nên không lấy đƣợc Ngọc Hoa, chàng nổi giận dâng nƣớc để đánh Sơn Tinh hòng cƣớp lại Ngọc Hoa. Nhƣng Thủy Tinh làm nƣớc càng dâng cao bao nhiêu thì Sơn tinh càng làm cho núi cao thêm bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh mỏi mệt đành rút quân.

Nhƣ vậy, thông qua những tình tiết trên ta thấy rằng Thủy Tinh chính là hình tƣợng đại diện cho các thế lực thiên nhiên, còn Sơn Tinh chính là hình tƣợng đại diện cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta để chống lại sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên.

2.3.1.2. Di tích, lễ hội đền Lăng Sương đem lại ý nghĩa văn hóa sâu sắc

* Hướng về cội nguồn, sáng tạo hưởng thụ các giá trị văn hóa, cân bằng đời sống tâm linh

Cũng nhƣ nhiều lễ hội khác, lễ hội đền Lăng Sƣơng có những nghi lễ và trò diễn làm tái hiện lịch sử, tìm về cội nguồn của cộng đồng. Chúng ta cũng đã thấy, hầu hết nội dung của các lễ hội lịch sử đều dựa trên nội dung của các truyền thuyết lịch sử về nhân vật đƣợc thờ. Đó là những sự kiện liên quan đến cuộc đời nhân vật lịch sử, những lễ hội thƣờng nhắc lại một sự kiện quan trọng nhất, nổi bật nhất trong cuộc đời anh hùng. Lễ hội đã nhắc nhở mọi thành viên của cộng đồng về công lao của đức Thánh Tản.

Lễ hội tƣởng niệm Sơn Tinh là hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng – văn hóa cộng đồng của những ngƣời nông dân nơi thôn quê. Tham gia vào lễ hội, ai cũng muốn góp công, góp sức để vị thánh của mình đƣợc tôn vinh hơn, không khí hội đƣợc vui hơn, quy mô hoành tráng hơn. Trong tất cả các hoạt động của lễ hội, từ những công việc chuẩn bị đơn giản nhất đến những hoạt động mang tính linh thiêng, rồi vui chơi giải trí ngƣời ta đều muốn thể hiện khả năng, sự sáng tạo của bản thân mình. Ở đây, ngƣời ta có thể bộc lộ khả năng của mình ở mức độ cao nhất, đắm mình trong không gian của lễ hội – không gian nhƣ có cả quá khứ hiện về.

Đến với lễ hội với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc ngƣời dân thƣờng cảm tạ đức Thánh và thổ lộ những mong muốn thầm kín của mình, xin Ngài che chở, phù hộ. Vào “thời điểm mạnh” của lễ hội, không khí thiêng liêng nhƣng chan hòa, mọi cách biệt xã hội, mọi mâu thuẫn đều bị xóa nhòa. Lúc này mọi ngƣời đều bình đẳng, và ngƣời ta cảm thấy rằng, có thể trực tiếp giao cảm và trình bày với đức Thánh tâm tƣ nguyện vọng của mình. Sự bình đẳng ở đây không chỉ là sự cảm nhận trong tâm tƣ tình cảm mà đƣợc thể hiện rõ nét khi họ cùng nhau tham gia vào quá trình hƣởng thụ và trao truyền các giá trị văn hóa của cộng đồng.

Nhƣ vậy có thể thấy, lễ hội là dịp mọi ngƣời có thể bộc bạch nỗi lòng mình, cảm thấy nhƣ đƣợc chia sẻ, giúp đỡ, che chở, là dịp mọi ngƣời có thể

thƣ giãn, nghỉ ngơi, vui chơi hết mình và cũng là môi trƣờng để phát huy tài năng, trí sáng tạo của mỗi ngƣời.

Chúng ta đều biết rằng, trong cuộc sống xa xƣa cũng nhƣ hiện nay, con ngƣời luôn cảm thấy mình rất nhỏ bé trƣớc sức mạnh tự nhiên, họ ngƣỡng mộ, tôn thờ và tin vào sự che chở của những biểu tƣợng mà cho rằng có sức mạnh siêu việt. Đức Thánh Tản Viên – anh hùng trị thủy, anh hùng liên minh các bộ lạc, anh hùng khai sáng văn hóa là ân nhân. Tham gia vào lễ hội, niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên ngày càng đƣợc khẳng định thêm. Với các hoạt động của lễ hội, đặc biệt là lễ tế, con ngƣời dƣờng nhƣ an tâm hơn với cuộc sống của mình, tận hƣởng những phút giây thiêng liêng, ngƣỡng vọng những biểu tƣợng cao cả.

* Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Chúng ta cũng đã thấy, hầu hết các hình thức văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian đều đƣợc tổ chức trong các dịp lễ hội. Các trò chơi nhƣ chọi gà, chơi đu, đấu vật, đánh cờ ngƣời… thì hầu nhƣ ở lễ hội nào cũng có. Vì vậy nếu không có lễ hội thì các hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc này khó mà tồn tại đƣợc. Lịch sử đã cho chúng ta thấy các hình thức sinh hoạt văn hóa từ hàng ngàn năm qua vẫn đƣợc duy trì đến ngày nay, phần lớn là nhờ vào môi trƣờng lễ hội. Thông qua lễ hội các hình thức sinh hoạt văn hóa đƣợc trình diễn và trao truyền lại cho thế hệ sau. Trong quá trình trao truyền đó sự sáng tạo của các nghệ nhân và của ngƣời tiếp nhận đã làm cho những giá trị văn hóa thêm những màu sắc mới. Mặt khác, các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cũng tác động mạnh mẽ tới hình thức, nội dung của các sinh hoạt văn hóa tinh thần. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức văn hóa văn nghệ trong lễ hội về Sơn Tinh đã chứa đựng trong nó những đặc điểm cổ truyền và hiện đại.

Ngoài ra thì lễ hội còn góp phần đắc lực tạo nên tính đa dạng về văn hóa, đây là một vấn đề đang đƣợc toàn thế giới quan tâm. Nguy cơ của sự phá vỡ tính đa dạng về văn hóa đã đƣợc nhiều nƣớc và các tổ chức quốc tế cảnh báo. Vì thế môi trƣờng lễ hội không chỉ bảo tồn, làm giàu phát huy mà còn góp phần đắc lực tạo nên tính đa dạng về văn hóa.

* Cố kết cộng đồng

Trong tâm thức của mọi ngƣời, Sơn Tinh là hình ảnh của ngƣời anh hùng trị thủy, anh hùng khai sáng văn hóa, anh hùng liên minh các bộ lạc, anh hùng bảo vệ đất nƣớc. Tất cả mọi việc Ngài làm đều là vì nƣớc, vì dân, tạo lập sự hòa hợp và cuộc sống thanh bình trong nhân dân. Việc mở lễ hội tại những nơi Ngài đã đi qua (theo truyền thuyết) đã tạo nên một không gian linh thiêng đặc biệt. Không gian ấy cùng với các nghi thức tế lễ thành kính, đã làm cho mọi ngƣời cảm thấy gắn bó gần gũi với nhau hơn, họ cùng hƣớng về Đức Thánh cầu mong Ngài phù hộ độ trì cho bản thân, cho cộng đồng, cùng “trở về nguồn” – cội nguồn văn hóa dân tộc.

Có lẽ, từ cội nguồn xa xƣa, tính cố kết cộng đồng, cộng mệnh, cộng cảm đã đƣợc hình thành. Nó xuất phát từ nhu cầu đoàn kết để đối phó với thiên nhiên, giặc giã để bảo vệ duy trì cuộc sống.

Ngày nay, lễ hội thờ Sơn Tinh vẫn tạo nên tính cố kết cộng đồng, bởi lẽ hình ảnh của đối tƣợng đƣợc tôn thờ, rồi quá trình chuẩn bị cho lễ hội, cũng nhƣ các bƣớc tiến hành lễ hội đều dẫn dắt ngƣời ta đến sự gắn bó với nhau. Sơn Tinh – ngƣời anh hùng thần thánh, Ngài đã vì dân mà chống lũ lụt, làm ruộng, đắp bờ, chế tạo công cụ lao động, tìm kiếm và chế biến thức ăn, ngăn ngừa, chống lại chiến tranh, rồi cả việc dạy dân ca hát nữa. Vì vậy, lòng biết ơn, sự ngƣỡng mộ và tôn vinh sự nghiệp của Ngài là tình cảm chung của mọi ngƣời và chính vì thế trong môi trƣờng lễ hội, họ cảm thấy gần gũi với nhau hơn, hay nói cách khác, đó là động lực để mọi ngƣời xích lại gần nhau.

Ngoài ra trong quá trình chuẩn bị lễ hội, mọi công việc đều đƣợc thực hiện thông qua sự góp sức, phối hợp với ngƣời khác, hay ít nhất cũng là một ngƣời thực hiện trong mối liên quan ràng buộc với những ngƣời khác hay với sự chỉ đạo chung. Dù là cá nhân chịu trách nhiệm nhƣng đều thông qua sự bàn bạc nhất trí của tập thể và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có sự quan tâm, trao đổi.

Tính cộng đồng đƣợc thể hiện tập trung nhất thông qua các nghi lễ trong lễ hội. Trong các lễ hội tƣởng niệm đức Thánh Tản, phần nghi lễ thƣờng

có các hoạt động nhƣ rƣớc nƣớc, lễ mộc dục, tế… Phần lễ thể hiện lòng ngƣỡng mộ, tôn vinh của cả cộng đồng với Thánh Tản và cầu mong sự trợ giúp của Ngài để cả cộng đồng đƣợc yên lành, may mắn và thịnh vƣợng. Trong lúc thực hiện nghi lễ (đặc biệt là lễ tế) mọi ngƣời cùng hƣớng về Đức Thánh của mình và tin rằng những điều cầu ƣớc của họ đã đƣợc gửi đến thần thánh, mọi lo âu dƣờng nhƣ đƣợc trút bỏ, họ thấy yên tâm trong cuộc sống. Và cũng thông qua nghi lễ, mọi ngƣời cảm thấy rằng, họ cùng chung vận mệnh – vận mệnh ấy có quan hệ chặt chẽ với vị thần mà họ tôn thờ. Ở đây, Sơn Thánh sẽ phù hộ cho tất cả, phù hộ để mƣa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, để mọi ngƣời đều mạnh khỏe. Và cũng chính trong môi trƣờng này con ngƣời cảm thấy sức mạnh của cá nhân mình đƣợc nâng lên rất nhiều – đó cũng chính là sức mạnh của cả cộng đồng. Điều đó cũng giải thích tại sao, tất cả các tầng lớp xã hội đều có thiên hƣớng hòa nhập vào các cuộc vui chung của cả cộng đồng.

Nhƣ vậy, thông qua môi trƣờng lễ hội, mỗi thành viên trong cộng đồng lại nhận thức sâu sắc rằng, số phận của mình cũng nhƣ cả cộng đồng đều phụ thuộc vào sự phù hộ của đức Thánh Tản. Ngƣời dân còn tin rằng, dù chỉ một thành viên của làng vi phạm những điều cấm kỵ thì chẳng những ngƣời đó bị trừng phạt mà toàn thể cộng đồng cũng bị trừng phạt theo. Điều đó đã ràng buộc và gắn bó số phận của mỗi cá nhân vào số phận của cả cộng đồng, tạo nên mối đoàn kết, gắn bó, quan tâm, giám sát, nhắc nhở, giúp đỡ lẫn nhau. Và nhƣ vậy, ý thức cộng đồng, nguyện vọng, ƣớc mơ của mỗi ngƣời về một cuộc sống ấm no hạnh phúc lại có dịp đƣợc biểu hiện, duy trì và củng cố.

Nhƣ vậy lễ hội là dịp để tất cả mọi ngƣời có thể bộc lộ niềm mong ƣớc của mình và gửi gắm nó tới vị thần mà mình ngƣỡng mộ, tôn thờ. Họ tin rằng đức Thánh liêng thiêng đang ở rất gần, theo dõi chứng giám hành vi của cộng đồng, phù hộ che chở mọi ngƣời đƣợc may mắn, vƣợt qua mọi khó khăn hoạn nạn. Và cứ mỗi dịp lễ hội mỗi ngƣời lại cảm nhận sâu sắc rằng vận mệnh của cá nhân mình gắn liền với cả cộng đồng và sức mạnh nhƣ đƣợc nhân lên khi họ cùng tôn vinh thờ phụng đức Thánh Tản.

Tính cố kết cộng đồng còn đƣợc thể hiện ở hoạt động của một số tổ chức phục vụ cho hoạt động của lễ hội nhƣ ban tế tự, ban khánh tiết, đội văn nghệ… Những tổ chức này cũng tạo nên mối cố kết cộng đồng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu cộng cảm…

Sự cộng cảm còn đƣợc bộc lộ rõ nét trong các sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. Nếu nhƣ mọi cùng hát, múa, diễn xƣớng sân khấu cổ truyền, vui chơi giải trí… thì họ không thể không hòa mình vào không khí chung mà chính những hoạt động ấy đã tạo ra. Hơn nữa, cũng chính môi trƣờng này đã xóa nhòa đi những ngăn cách mà cuộc sống hàng ngày đã tạo ra giữa các cá nhân tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Vai trò của di tích, lễ hội đền Lăng Sương với việc phát triển du lịch địa phương

Thứ nhất, di tích, lễ hội đền Lăng Sương góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương

Di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng hàng năm thu hút một lƣợng du khách thập phƣơng đến tham quan, làm lễ. Bởi vậy, tại đây trong những ngày lễ hội xuất hiện hàng loạt các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch thập phƣơng. Các dịch vụ kinh doanh đa dạng nhƣ: cửa hàng đồ lễ, đồ chơi cho trẻ em, hàng thực phẩm, đồ lƣu niệm….đặc biệt là để vô số những hàng ăn nhanh nhằm phục vụ nhu cầu của du khách. Tuy lễ hội chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày vậy mà thu nhập của ngƣời dân rất cao. Mỗi ngày một cửa hàng tạp hóa nhỏ ven đƣờng bán đồ lễ cũng thu nhập tới hàng triệu đồng. Các cửa hàng ăn nhanh lợi nhuận hơn gấp hai, ba lần nhƣ vậy. Nhờ hoạt động kinh doanh này giúp cho ngƣời dân thu đƣợc khoản thu nhập khá cao, giúp đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện.

Không chỉ thu nhập từ hoạt động kinh doanh buôn bán mà tại đây nhân dân còn tăng nguồn thu nhập của mình từ các hoạt động vui chơi, giải trí thú vị với các trò chơi nhƣ: Bịt mắt đập niêu, bắt cá, chơi cờ biển, cờ thế…Những trò chơi này đã thu hút không ít ngƣời tham gia. Những tiếng cƣời sảng khoái,

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 54)